Cách sơ cứu khi trẻ bị hóc hạt nhãn, vải, chôm chôm
Mùa vải, mùa nhãn đến khiến cho nguy cơ làm trẻ bị hóc hạt nhãn, vải, chôm chôm tăng cao. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo cần phải cảnh giác khi cho trẻ ăn các loại quả này để tránh nguy cơ hóc hạt.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc hạt
Hóc – sặc là những hiện tượng thường gặp ở trẻ. Đôi khi trong những trường hợp nặng, nếu cha mẹ không biết cách và không kịp xử lý trong vòng từ 5 đến 10 phút thì tính mạng trẻ có thể bị đe dọa.
Dấu hiệu cơ bản để các mẹ có thể nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc – sặc là khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ. Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, canh… trào ra từ mũi, miệng của bé. Trường hợp nặng nhất, bé có thể xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lúc đó. Đối với trường hợp bị hóc – sặc nhẹ hơn thì trẻ có thể trở lại bình thường nhưng theo các chuyên gia y tế thì sau đó trẻ dễ bị viêm phế quản, tái phát nhiều lần. Bệnh sẽ dai dẳng, đôi khi phải soi khí phế quản vài lần để hút mủ và bột còn sót lại.
2. Cách xử lý khi trẻ bị hóc hạt
Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Bên cạnh đó, người lớn cũng cần biết thủ thuật Heimlich, đây được xem như thủ thuật tạo ra “thời gian vàng” để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở trẻ. Nguyên tắc là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài.
Video đang HOT
Vì thế, cách làm này có hiệu quả rất tốt với những dị vật choán gần hết đường thở và dễ di chuyển như viên bi, kẹo… Heimlich có hiệu quả từ cú vỗ hoặc cú ép hoành đầu tiên, càng về sau hiệu quả càng giảm dần.
Cha mẹ cần chú ý không nên ép con ăn lúc đang khóc hoặc cười vì rất dễ bị sặc. Nếu trẻ vô tình nuốt phải dị vật nhọn thì nên đưa đi cấp cứu ngay, tránh móc họng bé vì cách làm này có thể khiến dị vật càng mắc sâu hơn.
3. Thủ thuật cấp cứu Heimlich
Bước 1: Người cứu đứng sau lưng nạn nhân, một chân trước, một chân sau; chân trước lồng giữa hai chân nạn nhân.
Bước 2: Vòng hai tay ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay ngoài nắm lấy nắm đấm của bàn tay trong (lòng bàn tay này úp xuống), áp sát vào vùng bụng phía trên rốn, ngay dưới xương ức của nạn nhân.
Bước 3: Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên, liên tục 4-5 cái. Động tác này phải được thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.
Theo www.phunutoday.vn
Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt
Ung thư tuyến nước bọt là một dạng của ung thư đầu cổ. Tuy không phải là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư nhưng ung thư tuyến nước bọt có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời.
Ung thư tuyên nươc bot la gi?
Tuyến nước bọt là nơi tạo nước bọt, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giữ ẩm cho miệng. Có 3 tuyến nước bọt chính nằm xung quanh xương hàm dưới của người: Tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới lưỡi, tuyến nước bọt xương hàm.
Ung thư tuyến nước bọt là một dạng ung thư có thể bắt đầu từ bất cứ nơi nào của tuyến nước bọt như ở tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới lưỡi, tuyến nước bọt xương hàm. Cụ thể ung thư tuyến nước bọt thường xảy ra ở các tuyến mang tai - phía trước của tai.
Dâu hiêu nhân biêt ung thư tuyên nươc bot
Ung thư tuyến nước bọt nằm trong những nhóm bệnh khó chẩn đoán vì những triệu chứng bệnh rất "âm thầm" và những khối u có thể nằm rải rác ở tuyến nước bọt.
- Khi khối u phát sinh ở khu vực mang tai
Theo các chuyên gia, có khoảng 70 - 85% ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở vị trí mang tai. Ban đầu người bệnh mắc ung thư tuyến nước bọt ở khu vực mang tai có thể sẽ chưa thấy triệu chứng gì khác thường. Tuy nhiên, vì không có dấu hiệu và không được điều trị sớm nên khối u cứ thế phát triển dần và xâm lấn vào các khu vực xung quanh ở mang tai và ở đầu.
Nếu bệnh vẫn không được chữa trị, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm hạch to cứng ở vùng đầu, cổ do khối u di căn từ vị trí mang tai sang các khu vực khác. Đồng thời, lúc này da đầu, mí mắt, mũi, hầu họng của người bệnh cũng có thể có những triệu chứng nhiễm khuẩn gây đau đớn, khó chịu.
- Khi khôi u phat sinh ơ dươi ham
Ung thư tuyến nước bọt dưới hàm chỉ chiếm khoảng 8 - 15% trong tổng số người bệnh. Các chuyên gia cũng đánh giá ung thư tuyến dưới hàm cực kỳ ít triệu chứng và khó nhận biết.
Tuy nhiên, khi bệnh phát triển nặng, người bệnh cũng sẽ xuất hiện một vài triệu chứng đặc trưng, tiêu biểu nhất của triệu chứng u tuyến nước bọt dưới hàm như: miệng bị đau, hàm và cổ bị sưng tấy, lưỡi hoặc mặt có thể bị tê liệt, đau khi nhai, nuốt thức ăn.
- Khi phat sinh ơ tuyên nươc bot nho
Tuyến nước bọt nhỏ là những tuyến được phân bố chủ yếu bên trong má, mũi, xoang, thanh quản. Vì vậy khối u tuyến nước bọt nhỏ thường nằm trong khoang miệng và thường gây ra ung thư ác tính hơn là lành tính.
Khi tuyến nước bọt nhỏ bị ung thư, người bệnh có thể bị: tắc mũi, ngạt mũi, khó thở do khối u chèn ép lên xoang mũi, khoang miệng bị đau, xuất hiện các nốt loét nhỏ như nốt nhiệt, ngoài ra ung thư tuyến nước bọt nhỏ có thể khiến thị giác của người bệnh bị rối loạn.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuyệt đối không chủ quan bỏ qua triệu chứng bệnh khiến bệnh nặng hơn và mất đi thời cơ chữa trị bệnh tốt nhất.
Theo www.phunutoday.vn
Lỡ hỏi về 'chuyện ấy' trong quá khứ mà bạn gái tránh né tôi luôn Tôi 29 tuổi, bạn gái 27 tuổi, chúng tôi đã quen nhau một năm. Tình cảm của tôi ngày càng sâu đậm và đã mua nhẫn tính đến chuyện kết hôn với em khi cùng nhau bàn về tương lai của hai đứa. ảnh minh họa Cách đây mấy tuần, trong một buổi hẹn như bình thường, không hiểu sao tự nhiên tôi...