Cách siêu tên lửa diệt hạm BrahMos rời bệ phóng
Cùng xem những hình ảnh hiếm tên lửa hành trình diệt hạm siêu thanh BrahMos rời bệ phóng thẳng đứng trên tàu hộ vệ INS Tarkash (F50).
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm (có thể bắn từ bệ phóng nghiêng hoặc thẳng đứng), máy bay Su-30MKI hay các bệ phóng mặt đất. Thiết kế này được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa hãng NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Nền tảng thiết kế phát triển BrahMos là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (Việt Nam đã nhập khẩu cùng hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P). Chữ BrahMos là tên viết tắt của 2 con sông nổi tiếng của 2 nước: Brahmaputra và Moskva.
BrahMos rời bệ phóng thẳng đứng trên tàu khu trục Hải quân Ấn Độ.
Tên lửa hành trình BrahMos nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quảng đường dài.
BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km. Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Đơn giá một quả tên lửa khoảng 2,7 triệu USD.
Video đang HOT
Theo Kiến Thức
Sức mạnh chiến hạm INS Kolkata khi kết hợp với tên lửa BrahMos
Khu trục hạm INS Kolkata do Ấn Độ tự sản xuất vừa có lần thử lửa đầu tiên với tên lửa siêu thanh BrahMos.
Theo Delhi Daily News, vụ thử nghiệm tiến hành sáng ngày 9/6 ở biển Ả Rập, ngoài khơi bờ biển phía tây Ấn Độ, cạnh căn cứ "Karwar", tiểu bang Karnataka. Vụ phóng này nằm trong khuôn khổ các cuộc thử nghiệm khu trục hạm INS Kolkata do nước này sản xuất trước khi được đưa vào biên chế của Hải quân Ấn Độ trong tháng 7 tới.
Các quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết, tất cả các thông số của tên lửa cũng như khu trục hạm đã được đáp ứng trong thời gian thử nghiệm.
Tên lửa BrahMos phóng từ tàu hộ vệ INS Trikand hồi tháng 2/2014
Khu trục hạm INS Kolkata thuộc Dự án 15A được phát triển trên cơ sở của tàu khu trục lớp Delhi, tuy nhiên toàn bộ công nghệ được áp dụng cho tàu khu trục lớp Kolkata đều ở một đẳng cấp cao hơn nhiều so với thế hệ trước đó.
Toàn bộ các hệ thống vũ khí chính của tàu đều được thiết kế nằm bên trong thân để tăng khả năng tàng hình trước radar của đối phương. Hai ống xả của động cơ được bố trí cách xa nhau để làm giảm độ bộc lộ hồng ngoại.
Tàu có kiểu bố trí tháp ăng ten tương tự như tàu khu trục phòng không Type-45 của Anh, nhưng cột ăngten thấp hơn. Đỉnh của tháp ăng ten trang bị một radar quét mạng pha điện tử hoạt động theo từng giai đoạn.
Tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị các hệ thống điện tử hàng hải thuộc loại hiện đại nhất thế giới hiện nay. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống radar quét mạng pha điện tử EL/M-2248 MF-STAR.
Đây là loại radar được đánh giá tốt nhất thế giới hiện nay, cung cấp các hình ảnh chất lượng cao và hỗ trợ giao diện vũ khí theo từng điều kiện thời tiết và môi trường khó khăn nhất trong lĩnh vực hải quân hiện tại và tương lai.
Radar EL/M-2248 có khả năng hoạt động với nhiều chức năng cùng lúc, cung cấp các hình ảnh giám sát mục tiêu chất lượng cao, hỗ trợ vũ khí tấn công trong khi vẫn duy trì khả năng bảo vệ nhóm chiến đấu trước nhiều mối đe dọa khác nhau.
Radar hoạt động ở băng tần S, phát hiện các mục tiêu bay cao ở cự ly 250 km và các mục tiêu bay thấp như tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm ở cự ly 25 km. Ngoài ra, tàu còn được trang bị radar EL/M-2238 giám sát và kiểm soát mục tiêu và cảnh báo mối đe dọa từ tên lửa.
Khu trục hạm INS Kolkata
Vũ khí: Tàu khu trục INS Kolkata được trang bị hệ thống tấn công và phòng thủ toàn diện. Về khả năng chống hạm, tàu được trang bị 4 hệ thống phóng thẳng đứng với 16 tên lửa chống hạm BrahMos.
Đây là loại tên lửa chống hạm có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay với tầm bắn lên đến 300 km. BrahMos thực sự là một mối đe dọa chết người cho bất kỳ tàu chiến nào.
Về khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, Kolkata sử dụng 3 loại tên lửa siêu âm khác nhau cho nhiệm vụ chống máy bay, đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống hạm. 8 ống phóng thắng đứng cho tên lửa đánh chặn tầm xa AAD, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo với tầm bắn đến 200 km.
48 tên lửa đánh chặn tầm trung Barak-8 với tầm bắn 70km, tên lửa có khả năng hoạt động độc lập rất cao và gần như không phải phụ thuộc vào hệ thống nhắm mục tiêu hay dẫn đường của bệ phóng. 32 tên lửa đánh chặn tầm ngắn Barak-1 với tầm bắn 12 km.
Bất kỳ tên lửa chống hạm nào trước khi uy hiếp tàu Kolkata phải vượt qua 3 hệ thống đánh chặn nói trên. Ngoài ra, phải kể tới pháo chính loại A-190E cỡ 100mm, hai hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000, ống phóng ngư lôi kép 533mm.
Ban đầu tàu khu trục Kolkata dự định trang bị 4 hệ thống pháo bắn nhanh AK-630 của Nga cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy khả năng đánh chặn thành công của pháo không cao lại ảnh hưởng nhiều đến khả năng tàng hình. Các nhà thiết kế đã chuyển sang sử dụng tên lửa đánh chặn thay cho pháo bắn nhanh.Ngoài ra, đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa đủ chỗ cho 2 trực thăng chuyên làm nhiệm vụ chống ngầm.
Cùng với hệ thống vũ khí cực mạnh, tàu có tốc độ tối đa trên 30 hải lý/h. Tầm hoạt động của tàu khu trục này vẫn chưa được công bố nhưng theo các chuyên gia quân sự phán đoán tàu có hành trình dự trữ khoảng 5.000-6.000 dặm.
Theo Đất Việt
Ngoạn mục cảnh trực thăng Malaysia phóng tên lửa diệt hạm Malaysia là một trong số ít quốc gia ở Đông Nam Á sở hữu các loại tên lửa diệt hạm có thể phóng từ trực thăng. Hiện nay, trong biên chế Hải quân Hoàng gia Malaysia có 6 chiếc trực thăng tuần tra chống tàu ngàm Super Lynx 300. Ngoài nhiệm vụ tuần tra biển, tác chiến chống tàu ngầm (mang tối đa...