Cách ‘rút lui’ ngay sau lần hẹn đầu
Bạn đã nhận lời đi chơi với người ta nhưng cuộc hò hẹn không mang lại cảm giác hứng thú. Nhưng làm sao để bạn khéo léo “stop” mọi việc mà không khiến đối phương mất lòng.
Hãy làm theo một số gợi ý dưới đây.
Hãy nói rõ ràng
… về cảm nhận của bạn, nhưng với giọng điệu lịch sự và trực tiếp. Cảm ơn người đó về buổi tối dành cho bạn, song giải thích rằng bạn không muốn mối quan hệ này tiến xa hơn. Phải giữ vững lập trường trước khi anh ta nhắn tin lại.
Xử sự khôn ngoan
Nếu đối tượng gây áp lực buộc bạn phải nói ra lý do tại sao không thích hẹn hò với anh ta, bạn cần khéo léo giải quyết tình huống, cần nhất là không được thô lỗ. Trường hợp anh ta xử tệ, bạn không cần khách sáo, hãy thẳng thừng từ chối.
Đưa ra lời giải thích hợp lý
Hãy đưa ra một lời giải thích trung thực. Đơn giản như: “Em không nghĩ mối quan hệ của chúng ta là đúng”. Đừng đề nghị bất kỳ điều gì bạn không thể thực hiện được như “em sẽ gọi cho anh sau” (dù bạn chắc chắn không bao giờ gọi lại) nếu không muốn cả hai phải khó xử, bối rối.
Video đang HOT
Đừng phản ứng thái quá
Khi đối tượng cư xử không đẹp với lời từ chối của bạn, có thể anh ta cảm thấy bị tổn thương. Hãy kiềm chế, bình tĩnh và cố gắng hiểu cho tình huống đó. Giả dụ anh ta tiếp tục gửi mail, hãy trả lời trung lập, lịch sự. Nếu các email tiếp tục được gửi đến thì bạn hãy lờ nó đi. Cư xử tương tự với điện thoại trực tiếp.
Từ chối bắt tay làm bạn
Nếu người bị từ chối nói rằng anh ta muốn làm bạn, nên khéo léo từ chối. Bạn cần thời gian làm mới các mối quan hệ của mình, bởi hẹn hò là để tìm người thương chứ không phải tìm thêm một người bạn. Trường hợp anh ấy thật lòng, cũng nên cân nhắc về tình bạn ấy.
Theo Dân Trí
'Đứng dậy' sau khi chia tay
Chia tay trong tình yêu là điều đa số chẳng ai muốn. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra, bạn cần học cách vượt qua nỗi đau để bắt đầu một cuộc sống mới.
Tôn trọng cảm giác của người khác
Chia ly trong tình yêu sẽ để lại vết thương lòng. Tuy vậy, bạn khó có thể níu kéo mãi được khi tình huống buộc phải xảy ra như thế. Hãy coi như đó là quyền của người ấy khi lìa xa bạn, bạn cần tôn trọng ý của người ấy. Cuộc sống chẳng có nhiều thời gian cho bạn ưu phiền đâu.
Rõ ràng với chính bản thân mình
Trước tiên bạn phải là người rõ ràng với chính bản thân mình. Nếu cứ giằng co mãi, không hiểu là mình muốn gì nữa thì bạn chỉ thêm mất thời gian mà thôi. Khi quyết định chia tay, bạn phải cương quyết với chính mình nếu điều đó là tốt hơn cho cả hai. Hãy đặt dấu chấm hết cho cuộc tình không mang lại kết quả tốt đẹp khi cần thiết.
Chớ hi vọng hão huyền
Nếu còn hi họng hão huyền, bạn còn bị tổn thương và khó tránh khỏi suy nghĩ luẩn quẩn. Chớ để bạn bị cuốn theo những câu chuyện đã qua. Tốt nhất, hãy làm những việc có lợi cho tương lai.
Nói chuyện trực tiếp
Bạn nên nói chuyện thẳng thắn và trực tiếp với người ấy. Hiện giờ có rất nhiều phương tiện liên lạc nhưng trực tiếp vẫn tốt hơn. Có thể bạn sẽ phải đối mặt với tâm lý không thoải mái lắm khi chia tay nhưng khi đã quyết, bạn nên nói chuyện trực tiếp.
Chớ nhờ đến người thứ 3 mới giải quyết được chuyện giữa 2 người
Nhiều người vừa chia tay đã tìm đến người thứ 3 để lấp chỗ trống hoặc để trả thù. Hoặc khi muốn chia tay, họ cặp kè với người khác mong người yêu mình tự ý rút lui. Đây không phải là cách hay. Nếu muốn đường ai nấy đi, bạn hãy thẳng thắn để còn giữ được những tình cảm tốt đẹp sau này.
Chuẩn bị tinh thần cho cảm giác cô đơn
Hãy chuẩn bị cho cảm giác cô đơn, đau đớn và cả những giọt nước mắt. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Một người đã chia sẻ buồn vui với bạn giờ không còn bên sánh bước chung đường nữa, buồn và suy nghĩ là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chớ để mình quá quỵ lụy.
Chớ tìm ngay tình yêu mới
Để nỗi đau nguôi ngoai một chút, bạn hãy bắt đầu mối quan hệ mới nhé. Bởi như thế sẽ tránh được chuyện ngộ nhận tình cảm khi bạn đang bị tổn thương. Hãy vui vẻ và thư giãn để quen dần với việc thiếu vắng người xưa.
Chớ kể xấu người cũ
Nếu bạn đi kể xấu người bạn đã từng yêu, mọi người sẽ đánh giá bạn trước đó. Chuyện cũ đã qua, bạn không nên ấm ức nhiều. Tốt nhất hãy để cho quá khứ là quá khứ.
Chớ nửa vời
Mặc dù chia tay rồi nhưng 2 người vẫn gặp nhau thường xuyên, vẫn đi xem phim và ăn uống cùng nhau. Liệu đây có phải là cách tốt? Mối quan hệ của hai người sẽ đi đến chỗ nhùng nhằng, khó dứt điểm đó. Tốt nhất, hãy dừng lại ở một chừng mực nhất định khi đã không còn yêu nhau nữa.
Theo Bưu điện Việt Nam
6 cách tránh cãi vã cho vợ chồng trẻ Phân chia việc nhà rõ ràng, bày tỏ những mong muốn trong "chuyện ấy", đối đãi với bố mẹ mỗi bên ra sao... là những điều vợ chồng son nên trao đổi ngay sau khi, thậm chí trước khi cưới. Ảnh minh họa Con cái Có thể cả hai bạn đều muốn có con nhưng việc trao đổi về vấn đề này vẫn...