Cách rã đông thịt chính xác ít người để ý
Ngâm thịt vào chậu nước hoặc để cục thịt đóng đá ở nhiệt độ thường đều là cách làm sai lầm, khiến thịt nhiễm khuẩn.
Đầu tiên hãy làm một câu hỏi trắc nghiệm:
Khi lấy thịt trong ngăn đá ra ngoài để rã đông, bạn sẽ làm thế nào?
A: Ngâm ngay nước nóng để rã đông nhanh
B: Đặt ở nhiệt độ phòng để rã đông
C: Ngâm trong nước lạnh để rã đông từ từ
D: Đặt ở phòng bật điều hòa để rã đông.
E: Đặt vào lò vi sóng, bật chế độ rã đông
Bạn nghĩ cách rã đông thịt của mình ổn chứ? Hãy xem lại một số kiến thức cơ bản nhé!
Ảnh: ohthatstasty.
Để hiểu cách rã đông thịt đúng nhất thì cần hiểu thịt đã được làm đông như thế nào trong tủ lạnh.
Quá trình thịt đông diễn ra như thế nào?
Video đang HOT
Chúng ta thường làm đông lạnh thịt với mục đích không cho thịt bị hỏng, không làm biến chất thịt. Có 3 lý do chính làm thay đổi chất lượng của thịt: hoạt động vi sinh vật và các enzim của chúng, oxy hóa và sự sản sinh các vi sinh vật. Trong thịt chứa rất nhiều nước. Khi nhiệt độ môi trường xuống dưới mức 0 độ, nước sẽ đóng băng từ từ. Một khi không có độ ẩm để tạo ra các phản ứng hóa học thì hầu hết các vi khuẩn, mốc và men tạm ngừng phát triển (chứ không chết).
Do đó có thể hiểu, tác dụng của việc đông lạnh thịt chính là làm giảm hoạt động vi sinh vật và các enzim, giảm tốc độ oxy hóa chất béo và protein. Vi khuẩn và vi sinh vật lúc này cũng bị ức chế, ngừng phát triển, thậm chí còn bị tiêu diệt một phần.
Hiện có 2 phương pháp đông lạnh: Kết đông chậm và kết đông nhanh
Kết đông chậm là thực phẩm sẽ được làm đông với thời gian quá 30 phút, tốc độ đóng băng chậm. Khi tiến hành kết đông chậm, các tinh thể đá hình thành trong quá trình kết đông có kích thước lớn, xé rách màng tế bào. Khi rã đông để nấu, một phần dịch tế bào bị tổn thất do chảy qua màng tế bào làm cho chất lượng bị giảm.
Còn kết đông nhanh thường mất không quá 30 phút để các tinh thể nước kết băng trong sản phẩm. Khi thực phẩm được kết đông nhanh và cực nhanh, tinh thể đá mịn hơn, dịch tế bào được bảo quản tốt hơn nên chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Vậy rã đông thế nào cho đúng cách
Đầu tiên phải khẳng định rã đông chậm là phương pháp chính xác. Nên rã đông gói thịt còn nguyên bao bì trong tủ lạnh bằng cách cho từ ngăn đông xuống ngăn mát, sau đó đem dùng ngay. Phần còn lại nếu chưa sử dụng thì đem bỏ ngay vào ngăn đá để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Đây có thể được coi là phương pháp an toàn vì nguy cơ tái nhiễm khuẩn rất thấp.
Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là mất nhiều thời gian, vì thế mới có nhiều người chọn cách rã đông nhanh hơn bằng cách ngâm thịt vào chậu nước hoặc để toàn bộ phần thịt cần rã đông ở nhiệt độ thường cho đến khi rã đông hoàn toàn trong một thời gian dài. Sau đó họ mới chế biến hoặc cấp đông lại phần chưa dùng đến vào tủ lạnh.
Cần nhớ thịt đã rã đông dễ nhiễm khuẩn hơn thịt tươi rất nhiều. Nguyên nhân là do các tinh thể nước đá nhỏ xíu khi tan ra sẽ để lại vô vàn những lỗ nhỏ trên bề mặt thịt. Đây là khoảng không gian lý tưởng để vi khuẩn ‘chui” vào và sinh sôi. Hơn nữa trong thời gian rã đông, nhiệt độ lý tưởng nhất để vi khuẩn phát triển là từ 5 đến 60 độ C.
Khi rã đông xong, cần chế biến ngay
Nguyên nhân là nếu để miếng thịt đã rã đông ở nhiệt độ khoảng 20 độ C trong vài giờ thì có thể có tới 10 tỷ mầm vi khuẩn/1g thịt, rất nguy hiểm nếu đem sử dụng. Hơn nữa khi để lâu sản phẩm rã đông ở bên ngoài, các vi chất vitamin và hương vị cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Muốn rã đông nhanh thì làm thế nào?
Phương pháp rã đông chậm là tốt nhất, nhưng khi cần gấp hoặc những người có ít thời gian thì đây chưa phải là phương pháp hữu hiệu nhất. Vậy hãy nghĩ đến việc rã đông trong lò vi sóng.
Lò vi sóng giúp rã đông thực phẩm rất nhanh, chỉ trong vài phút, nhưng cần nhớ là phải chế biến ngay. Nhiều bà nội trợ có thói quen sau khi rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng, không dùng hết lại cất lại ngăn đá. Lúc này vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh gấp nhiều lần và thực phẩm chế biến sau đó sẽ mất đi hương vị tươi ngon.
Một điểm cần chú ý khi rã đông bằng lò vi sóng chính là thời gian và nhiệt độ. Nếu để nhiệt độ quá thấp thì thực phẩm sẽ rã đông chậm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Còn nếu để nhiệt độ quá cao thì bên lớp ngoài thực phẩm sẽ bị chín trong khi phần bên trong vẫn bị đông đá. Vì thế điều quan trọng là phải căn đúng thời gian và khối lượng thực phẩm để chọn nhiệt độ phù hợp.
Tóm lại, nếu muốn rã đông chậm, hãy để vào ngăn mát tủ lạnh. Còn nếu muốn rã đông nhanh, hãy cho vào lò vi sóng.
Vy Trang
Theo sohu/VNE
Thấy con dâu hì hục cọ rửa xoong nồi, mẹ chồng "rỉ tai" mẹo nhỏ sáng loáng như mới
Chỉ với một số mẹo nhỏ dưới đây, xoong nồi bẩn cỡ nào cũng sẽ được đánh bay trong 1 nốt nhạc.
Cấp độ 1: Dùng nước nóng để làm sạch
Nếu là chảo không gỉ hoặc chảo men thì cách làm làm khá đơn giản. Hãy bắc chảo lên bếp, đổ nước nóng vào đun sôi lăn tăn khoảng 10, 15 phút để làm mềm vết bẩn.
Nếu muốn hiệu quả hơn, chị em có thể cho thêm nước rửa chén, sản phẩm tẩy rửa để tăng độ làm sạch. Sau khi đã làm nóng chảo, hãy dùng chiếc thìa gỗ hoặc thìa nylon nhẹ nhàng cạo đi tại các khu vực bị cháy trong khi nước nới lỏng nó.
Cấp độ 2: Sử dụng giấm
Để tăng cường khả năng làm sạch, chị em cũng có thể dùng giấm. Đầu tiên, đổ giấm vào ngập lòng chảo, hoặc chạm đến nơi cần làm sạch, sau đó đun nóng. Tiếp theo, hãy sử dụng một thìa gỗ hoặc thìa nylon để làm sạch vết cháy. Axit trong giấm sẽ làm việc này một cách dễ dàng.
Cấp độ 3: Ngâm bằng nước rửa chén
Nếu có nhiều thời gian, chị em có thể hòa dung dịch nước nóng - nước rửa chén vào chảo, để yên trong vài giờ hoặc ngâm qua đêm. Sau đó dùng miếng cọ có đầu làm bằng sợi nylon để làm sạch các vết bẩn.
Cấp độ 4: Dùng baking soda
Nhắc đến baking soda thì thật sự phải rất nể chất phụ gia này bởi nó rất hiệu quả trong việc tẩy rửa và làm trắng. Đối với các vết bẩn trên xoong nồi, chị em cần hòa tan baking soda và nước theo tỉ lệ 1:0.5 để có hỗn hợp sệt. Dùng hỗn hợp này bôi lên vết ố, dùng khăn mềm chà sát cho sạch. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch là được.
Cấp độ 5: Sử dụng muối hạt
Đối với các vết bẩn trong lòng chảo, chị em đổ nước ngập trong xoong rồi thêm hai thìa muối vào nước, khuấy đều đến khi muối tan hết. Cứ để yên trong vòng 1 giờ rồi tiến hành cọ lại bằng nước rửa chén.
Nếu những vết bám bẩn vẫn không bong ra hết, bạn có thể đặt xoong, chảo ngâm nước muối lên bếp đun sôi, sau đó ngâm khoảng 1 giờ rồi cọ lại.
Hoặc bạn có thể cho một muỗng canh dầu dừa vào chảo để tan chảy, sau đó rắc một lượng muối lớn vào đáy chảo.
Cuối cùng sử dụng khăn vải hoặc khăn giấy, rồi sau đó chà xát chắc chắn muối và dầu vào chảo theo một chuyển động tròn. Bằng cách này, những vết bẩn sẽ được cuốn sạch.
Cấp độ 6: Dùng phèn chua
Phèn chua khá thông dụng trong việc tẩy vết rỉ sét đối với vật dụng inox. Chị em đun sôi khoảng 1 lít nước chỉ với 50g phèn chua. Sau khi phèn chua tan hết, chờ nước nguội dần, nhúng một chiếc khăn vào nước, vắt để hơi ẩm rồi chà lau những nơi bị rỉ trên đồ dùng inox. Đồ dùng sẽ rất nhanh sáng bóng.
Các mẹ hãy áp dụng thử những cách này nhé, đảm bảo không phải ngồi kỳ cọ đen ngòm hết da tay nữa đâu, thay vào đó là cả một gian bếp sáng bóng nhờ nồi, niêu, xoong, chảo đều như mới hết đấy!
Theo Lê Lê (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
6 lỗi nấu ăn ai cũng từng gặp mà không hề hay biết Bỏ túi những sai lầm khi nấu ăn này giúp bạn nấu vừa chuyên nghiệp lại tốt cho sức khỏe nữa. Không sai khi nói rằng nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp là một nghệ sĩ. Bởi dù chỉ với thành phần, nguyên liệu giống nhau nhưng cách nấu ở mỗi người đầu bếp lại khác nhau, nó còn...