Cách quản lý và dạy con thoát khỏi nguy cơ bị bắt cóc
Trước tình trạng bắt cóc trẻ em, cha mẹ cần có cách quản lý con em mình khoa học và dạy trẻ những cách ứng phó khôn ngoan khi gặp người lạ và kẻ xấu
Thời gian gần đây thông tin về tình trạng trẻ em bị bắt cóc tran lan trên các mặt báo khiến phụ huynh hoang mang, lo lắng. Hiện tại, một số trường mầm non, tiểu học trên địa bàn TP HCM phải dán thông báo trước cổng để phụ huynh cùng giáo viên cảnh giác. “Do tình trạng bắt cóc trẻ em ngày càng gia tăng, để đảm bảo an toàn cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý: Đưa đón trẻ tận tay cô, không để trẻ tự đến lớp. Nếu nhờ người khác đến đón trẻ phải điện thoại trước với giáo viên. Đưa đón trẻ đúng giờ, không để trẻ chơi một mình dưới sân trường”.
Trước đó, chị Nguyễn Thị Bé Hai (35 tuổi, ngụ quận Tân Bình) bị kẻ xấu giật con 5 tuổi nhưng không thành trên đường Tân Bình.
Bé Lê Thanh Bích Ngọc (học sinh lớp 3, Trường tiểu học Phù Đổng, quận 7) bị một thanh niên chạy xe Wave cùng phụ nữ mặc áo tím dụ dỗ lên xe chở đến quận 8, lột hết tài sản rồi thả bé xuống.
Tại Đà Lạt, Lâm Đồng, Phòng GD&ĐT thành phố đã có thông báo đến các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn, đề nghị nâng cao cảnh giác trước tình trạng người lạ đến trường dụ dỗ học sinh, thập chí ép các em lên xe rồi chở đi.
Để tránh tình trạng bắt cóc trẻ em phụ huynh cần có cách dạy dỗ và quản lý con khoa học nhất.
Cách quản lý và dạy con thoát khỏi nguy cơ bị bắt cóc.
Phối hợp với nhà trường trong việc đưa đón con
Khi con còn nhỏ không nên để quá nhiều người đón khi tan học, chỉ nên để hai người thân thiết trong gia đình. Nếu có người lạ đến đón, bố mẹ phải chủ động liên hệ với cô giáo qua số điện thoại, cung cấp tên và số điện thoại của người thay thế.
Hạn chế đưa hình ảnh con và các thông tin quan trọng lên Facebook
Việc cha mẹ thường xuyên chia sẻ hình ảnh, thông tin của con lên Facebook rất nguy hiểm. Nếu cập nhật thường xuyên, người lạ theo dõi một thời gian có thể biết quy luật sinh hoạt của mỗi gia đình. Từ đó, kẻ xấu hoàn toàn có thể lợi dụng lúc con ở một mình để bắt cóc và xâm hại.
Bên cạnh đó, nếu thường xuyên công khai thông tin cá nhân trên mạng, kẻ xấu có thể sử dụng tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ nhà của phụ huynh để đến đón con tại trường. Chúng cũng biết được thói quen và sở thích của con trẻ để dễ dàng dụ dỗ.
Dạy trẻ đối phó với người lạ
Video đang HOT
Trước hết, cần dạy trẻ các khái niệm người lạ khác nhau. Nói với trẻ ai là người lạ có ý đồ xấu, ai có thể tin tưởng được (chú công an, bác bảo vệ,…), giới thiệu với trẻ những người quen như bạn bè, họ hàng của bố mẹ để bé nhận biết. Cùng bé “điểm danh” những hành vi đáng ngờ của kẻ xấu:
Tiếp cận, nhờ vả, đánh vào tâm lý rủ lòng thương của trẻ:
- Bố mẹ cháu đang gặp tai nạn, để cô/chú/bác/… đưa cháu đi đến chỗ bố/mẹ ngay.
- Cô là bạn của mẹ con, mẹ gửi cho con một món quà. Cô để nó ở xe, con đến lấy nhé.
- Có một bà cụ bị gãy tay, con đến phụ cô giúp bà lão đó nha.
- Có bạn muốn gặp con, bạn nhờ cô nhắn con ra ngoài đó.
- Con chó của chú đang bị lạc, con cùng đi tìm giúp chú nhé.
Tự nhiên bắt chuyện, muốn tặng quà:
- Con thích ăn kẹo này không, chú cho con nè.
- Chú tặng con ô tô/ búp bê/xếp hình này nhé….
Với hai trường hợp trên, dạy trẻ nói: “Con không quen cô/ chú, để con hỏi ý kiến bố mẹ con đã”. Sau đó, hãy mau chóng tránh xa những người đó.
Yêu cầu con giữ bí mật:
- Con không được nói cho ai biết nhé.
Hoặc nếu có người xin chụp hình con, hãy dạy con nói “không” và kể ngay với bố mẹ, thầy cô, vì rất có thể, những đối tượng này đã lên kế hoạch để tiếp cận, làm thân với bé từ từ để bắt cóc, tống tiền.
Yêu cầu nhờ đến đón:
- Bố mẹ con bận, dặn con đi cùng chú về nhà.
Hãy thiết lập một mật mã chỉ hai mẹ con biết, và dạy bé phải hỏi mật mã của người lạ đó. Nếu không phải người quen, trẻ phải tìm cách tránh xa thật nhanh.
Dạy trẻ cách đối phó khi bị bắt cóc
Dạy trẻ tập hét
- Nếu bất kì người lạ nào cố tình bắt con đi theo, dạy trẻ cách hét lớn, rõ ràng, mạnh: “Cướp! Cướp!” hoặc “Dừng lại ngay!”
- Hét với người xung quanh: “Đây không phải bố mẹ cháu!”
- Gây tiếng ồn lớn, đập mạnh vào vật gì đó, ném đồ vật như cặp, sách vở để gây sự chú ý.
Những tiếng hét của trẻ có thể sẽ khiến kẻ bắt cóc bối rối và cũng là tiếng chuông báo nguy hiểm để mọi người xung quanh biết và giúp đỡ.
Dạy trẻ dùng thể lực
Hướng dẫn cho trẻ cách dùng lực để tấn công vào 3 vị trí bất lợi của đối tượng để có thể chạy thoát, đó là ức, cằm, hạ bộ. Dạy trẻ ghi nhớ 4 hành động: hét, cắn, đá, chạy.
Trường hợp khác
Nếu tên bắt cóc có vũ khí, đòi tài sản, hãy dạy trẻ làm theo yêu cầu của chúng để tránh bị thương. Trong trường hợp này, không nên dạy trẻ gào thét, kêu cứu và giãy giụa nhằm thoát khỏi kẻ xấu.
Nếu có thể thoát khỏi kẻ xấu, dạy trẻ không nên đi theo bất cứ người lạ nào trên đường mà hãy chạy vào nhà dân rồi gọi điện cho bố mẹ.
Quan trọng hơn, bố mẹ phải cho con thực hành những tình huống giả định thường xuyên để trẻ chuẩn bị sẵn tinh thần, tránh bị mất bình tĩnh, hoảng loạn khi có nguy cơ. Ngoài ra, dạy trẻ không thân mật với người lạ đến nhà để tránh hình thành thói quen dễ dàng nói chuyện với người lạ.
Dạy trẻ học thuộc lòng tên mình, tên bố mẹ và số điện thoại, giải thích rõ những trường hợp trẻ nên khai báo, như chú công an, bảo vệ ở các cửa hàng, siêu thị gần đó.
Dạy trẻ tập thói quen ứng phó nhanh, chẳng hạn khi cha mẹ không có nhà, trẻ không được tự ý mở cửa cho khách vào dù là người quen biết, mà hãy gọi anh chị hoặc người lớn hơn, hay gọi điện cho cha mẹ để thông báo.
Khi bị lạc đường, nên gọi điện về cho gia đình hoặc đến các cơ quan công an, trường học nhờ giúp đỡ. Cha mẹ cần lưu số điện thoại, địa chỉ của gia đình vào sổ tay, sách vở và cặp sách của trẻ. Nên dạy các bé từ 6 tuổi trở lên cách sử dụng điện thoại.
Theo Khoe & Đep
Cách chức hiệu trưởng bớt khẩu phần ăn học sinh mầm non
Chiêu ngay 22/1, Phong GD&ĐT huyên Nghi Xuân (tinh Hà Tĩnh) đa ra quyêt đinh cach chưc, điêu chuyên công tac đôi vơi Hiêu trương va Hiêu pho Trường mầm non Xuân Phổ (xa Xuân Phô) vi đa bơt khâu phân ăn cua hoc sinh.
Ông Pham Hông Đưc - Trương phong GD&ĐT huyên Nghi Xuân ra quyêt đinh ky luât ba Phạm Thị Duyên - Hiêu trương và ba Trần Thị Kim Hương - Hiêu pho cua Trường mầm non Xuân Phổ băng hinh thưc cách chức xuống làm giáo viên và điều chuyển sang trường khác day.
Trương mâm non Xuân Phô nơi xay ra vu viêc bơt xen khâu phân ăn cua hoc sinh mâm non
Trươc đo, ngay 18/10/2015, phu huynh co con đang theo hoc tai Trương mâm non Xuân Phô nghi ngơ lanh đao trương đa bơt xen khâu phân ăn cua con minh.
Đê lam ro, phu huynh cac chau đa vao kiêm tra 3 lân tai bêp ăn cua trương nay va phat hiên trong thưc đơn ghi co thit đươc nâu, chê biên trong khâu phân ăn nhưng lai bo trong tu lanh.
Sau đo, lanh đao trương la ba Duyên va ba Hương phu nhân vơi phu huynh cac chau la không xay ra sư viêc bơt khâu phân. Phu huynh đa cho con nghi hoc đê phan đôi, đoi chinh quyên đia phương phai kiêm tra, lam ro.
Phong GĐ&ĐT huyên Nghi Xuân đa ra quyêt đinh đinh chi công tac 15 ngày (10 - 25/11/2015) đối với ba Duyên để phục vụ cho việc điều tra.
Mơi đây, sau khi tiên hanh thanh tra, kiêm tra, kêt luân phan anh cua phu huynh trong viêc bơt khâu phân ăn tai Trương mâm non Xuân Phô la co cơ sơ. Ba Duyên va ba Hương cung đa thưa nhân sai pham cua minh nên ra quyêt đinh ki luât.
Theo_Eva
Người nghi "ngáo đá" leo lên sân thượng trường mầm non Sau rất nhiều lần thuyết phục không thành, nghi là kẻ trộm hoặc ngáo đá, công an phường đã tiếp cận khống chế đưa về trụ sở làm việc. H. đang trên tầng thượng của trường mầm non. Ảnh: Facebook Ngày 27-3, một nguồn tin cho biết Công an phường Thanh Hải, TP Phan Thiết (Bình Thuận) đang lấy lời khai của một...