Cách phòng và trị da nhăn nheo
Da nhăn nheo có vẻ ngoài mỏng, chảy xệ, chùng nhão, thường gặp ở mặt, cổ, mí mắt dưới, chân và cánh tay…
thường là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Có cách nào điều trị và phòng ngừa được không?
1. Những nguyên nhân nào gây da nhăn nheo?
Da nhăn nheo sẽ mất đi sức mạnh, độ đàn hồi của da giảm và ít có khả năng phục hồi trở lại ban đầu. Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng này:
- Lão hóa : Khi tuổ.i cao, lớp biểu bì mỏng đi vì cơ thể sản xuất ít elastin hơn. Elastin cung cấp độ đàn hồi cho da, cho phép da lấy lại hình dạng sau khi bị kéo căng.
- Tổn thương do ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc quá nhiều hoặc không được bảo vệ khỏi tia cực tím (UV) có hại từ mặt trời, cũng có thể khiến da kém đàn hồi theo thời gian và cuối cùng đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Da nhăn nheo làm mất đi sức mạnh, độ đàn hồi của da giảm và ít có khả năng phục hồi trở lại ban đầu.
- Thay đổi cân nặng: Cân nặng thay đổi thường xuyên hoặc giảm cân đáng kể cũng có thể dẫn đến tình trạng da thừa và giảm độ đàn hồi, khiến da nhăn nheo.
- Thuố.c: Sử dụng thường xuyên một số loại thuố.c nhất định, chẳng hạn như corticosteroid, có thể gây ra tác dụng phụ là teo da (mỏng da). Sự giảm độ dày của da này có thể gây ra tình trạng nhăn nheo.
- Mắc bệnh: Người lớn tuổ.i và những người mắc Hội chứng Ehlers-Danlos có nhiều khả năng bị da nhăn nheo hơn. Hội chứng Ehlers-Danlos là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự hình thành và chức năng của collagen.
- Uống rượu và hút thuố.c cũng liên quan đến những thay đổi về da mặt và thể tích da, có thể dẫn đến lão hóa da sớm, làm tăng nguy cơ da nhăn nheo.
2. Điều trị da nhăn nheo thế nào?
- Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp da căng mịn tạm thời, nhưng kết quả không rõ ràng. Kem dưỡng ẩm không phải là giải pháp vĩnh viễn cho tình trạng nhăn nheo.
- Retinoid: Retinoid thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và đẩy nhanh quá trình tái tạo da, có thể giúp làm giảm tình trạng da nhăn nheo nhẹ. Da nhăn nheo nhiều hơn sẽ cần phải điều trị da liễu tại cơ sở y tế để có kết quả tốt nhất.
Video đang HOT
Kem dưỡng ẩm giúp da căng mịn tạm thời.
- Tái tạo bề mặt bằng laser: Phương pháp điều trị tái tạo bề mặt bằng laser sử dụng chùm ánh sáng để làm săn chắc da nhăn nheo. Quá trình phục hồi thường mất 5-7 ngày và hiệu quả săn chắc bắt đầu xuất hiện trong vòng 2 tuần.
- Làm săn chắc da bằng sóng siêu âm: Làm săn chắc da bằng sóng siêu âm là phương pháp điều trị không xâm lấn, sản sinh collagen bằng cách sử dụng sóng siêu âm để làm săn chắc và nâng da bằng nhiệt. Một lần điều trị sẽ giúp da săn chắc và nâng lên một chút trong vòng 2-6 tháng. Có thể cần nhiều lần điều trị.
- Chất làm đầy: Chất làm đầy da dạng tiêm như radiesse (canxi hydroxylapatite) có tác dụng làm đầy da, giúp cải thiện tình trạng nhăn nheo. Các chất làm đầy khác (như chất làm đầy mô mềm axit hyaluronic) có thể giúp cải thiện tình trạng nhăn nheo ở mắt.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để tiêm chất làm đầy dưới mắt, vì vậy nên trao đổi với bác sĩ da liễu để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Chất làm đầy da dạng tiêm có tác dụng làm đầy da, giúp cải thiện tình trạng nhăn nheo.
- Căng chỉ: Với quy trình này, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ luồn những sợi chỉ đặc biệt dưới da để kéo phần da thừa lại, nhờ đó da trông căng hơn, săn chắc hơn. Các sợi chỉ trên mặt cũng kích thích collagen, giúp làm dày và đầy da nhăn nheo.
Căng chỉ cũng có thể gây những biến chứng tiềm ẩn, vì vậy, tốt nhất là nên trao đổi với bác sĩ để biết lợi và hại khi thực hiện phương pháp điều trị này.
- Lăn kim: Lăn kim là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu có thể trẻ hóa làn da bằng cách thúc đẩy sự hình thành collagen. Bác sĩ sẽ lăn một dụng cụ được phủ đầy những chiếc kim nhỏ trên da, tạo ra những vết thủng nhỏ. Điều này không làm hỏng lớp biểu bì mà chỉ là những tổn thương da được kiểm soát dẫn đến việc chữa lành vết thương, nhờ đó giúp trẻ hóa làn da.
3. Có phòng ngừa được da nhăn nheo không?
Có thể ngăn ngừa da nhăn nheo bằng cách:
- Dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm cho da hàng ngày bằng các loại kem dưỡng da, thuố.c mỡ hoặc kem để ngăn ngừa khô da.
- Chế độ ăn uống bổ dưỡng, cân bằng: Ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra những thay đổi về da, tổn thương da hoặc phát ban.
- Uống đủ nước: Nên uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo làn da được cung cấp đủ nước.
- Thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên mỗi ngày giúp bảo vệ làn da khỏi tia UV.
- Tránh tắm nắng: Tránh xa giường tắm nắng, đèn tắm nắng, vì chúng có thể gây ung thư da và đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
- Tránh rượu và hút thuố.c: Rượu và thuố.c l.á đều liên quan đến lão hóa da sớm, thay đổi về da mặt và thể tích da.
- Uống hoặc sử dụng collagen: Thực phẩm bổ sung collagen dạng uống, các sản phẩm chăm sóc da chứa collagen có thể giúp làm giảm, làm chậm quá trình lão hóa và nhăn da.
- Bổ sung vitamin D3: Bổ sung vitamin D3 có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa sớm, ngăn ngừa tổn thương do ánh nắng mặt trời nhờ đặc tính chống viêm, khả năng ức chế tổn thương DNA và thúc đẩy sửa chữa DNA.
4 hiểu lầm phổ biến khi treo sa trễ ngực
Treo sa trễ là một phương pháp thẩm mỹ giúp cải thiện vòng 1 chùng nhão, nhưng xung quanh đó vẫn tồn tại nhiều hiểu lầm khiến không ít người do dự.
Những thông tin sai lệch này không chỉ gây hoang mang mà còn làm giảm cơ hội để sở hữu vòng 1 tự tin hơn. Hãy cùng BSCKI. Châu Thanh Phong tìm hiểu sự thật để đưa ra quyết định chính xác.
"Sa trễ có thể được khắc phục bằng các bài tập thể dục"
"Em đã thử nhiều cách và động tác luyện tập, nhiều bộ môn khác nhau hàng ngày mà sao ngực vẫn không đứng được như mong muốn?" - Đây là câu hỏi BS Châu Thanh Phong thường nghe từ các khách hàng nữ đang tìm kiếm một giải pháp tự nhiên để cải thiện vòng 1. Trên thực tế, các bài tập thể dục như hít đất hoặc plank có tác động trực tiếp vào cơ ngực, giúp khu vực này trở nên săn chắc hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ giải quyết một phần rất nhỏ trong tình trạng sa trễ ngực.
Các cấp độ sa trễ của ngực.
Ngực sa trễ phần lớn xuất phát từ việc mô da bị chùng nhão và mô tuyến ngực mất đi độ căng bằng. Vì vậy, các bài tập không thể giúp đưa vòng 1 trở lại hình dáng ban đầu. "Treo sa trễ ngực là giải pháp cải thiện được trong những trường hợp này!" - BS Châu Thanh Phong khẳng định. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cấu trúc collagen và elastin trong da đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ đàn hồi. Tuy nhiên, quá trình lão hóa, sinh nở hoặc tăng giảm cân đột ngột làm suy giảm các thành phần này, dẫn đến hiện tượng sa trễ. Việc nhận biết rõ bản chất của tình trạng sẽ giúp khách hàng tránh lãng phí thời gian, tiề.n bạc và công sức vào những phương pháp không hiệu quả.
"Kết quả treo sa trễ có thể duy trì vĩnh viễn"
Rất nhiều chị em khi tìm đến phương pháp phẫu thuật treo sa trễ thường mang trong mình sự mong đợi rằng vòng 1 sẽ giữ được vẻ đẹp trường tồn. Tuy nhiên, theo BS Châu Thanh Phong, điều này là không thực tế. "Kết quả phẫu thuật có thể duy trì rất lâu, nhưng cơ thể con người luôn thay đổi theo thời gian", BS Châu Thanh Phong cho biết.
Lão hóa là một yếu tố không thể tránh khỏi. Theo tuổ.i tác, da và mô ngực dần mất đi sự đàn hồi, gây ra tình trạng chùng nhão. Ngoài ra, những thay đổi như sinh nở hoặc tăng giảm cân đột ngột cũng ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Để duy trì kết quả lâu dài, BS Châu Thanh Phong khuyên khách hàng nên kết hợp giữa chăm sóc sau phẫu thuật và duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt.
MC Cao Vy thực hiện phương pháp treo sa trễ đường quầng kết hợp đặt túi Ergonomix.
Theo một báo cáo từ Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS), tỷ lệ duy trì kết quả sau các ca phẫu thuật thẩm mỹ phụ thuộc nhiều vào yếu tố cá nhân, chẳng hạn như di truyền, chế độ ăn uống và mức độ chăm sóc bản thân. Điều này khẳng định rằng, bên cạnh yếu tố kỹ thuật, ý thức của khách hàng trong việc duy trì sức khỏe cũng đóng vai trò then chốt.
"Treo sa trễ gây mất cảm giác vùng ngực"
Đây là nỗi lo lắng lớn nhất của nhiều khách hàng. Thực tế, sau phẫu thuật, các dây thần kinh khu vực này có thể bị ảnh hưởng tạm thời. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mất cảm giác vĩnh viễn.
"Một nghiên cứu khoa học về thần kinh học đã cho thấy rằng các dây thần kinh ở vùng ngực có khả năng tự tái tạo mạnh mẽ sau tổn thương. Hầu hết khách hàng sẽ hồi phục cảm giác sau vài tuần đến vài tháng" - BS Châu Thanh Phong giải thích. Việc chọn một bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo phẫu thuật được thực hiện một cách an toàn nhất, hạn chế nguy cơ biến chứng.
"Treo sa trễ là phương pháp chỉ dành cho người lớn tuổ.i"
Nhiều người vẫn cho rằng treo sa trễ ngực là một phương pháp chỉ phù hợp với phụ nữ lớn tuổ.i hoặc những người đã trải qua nhiều lần sinh nở. "Nhưng thực tế, với hơn 5.000 khách hàng gặp vấn đề sa trễ mà bác đã tiếp xúc thì trong đó không ít những bạn trẻ ở độ tuổ.i 20-25. Hầu hết họ đều có vấn đề trong việc tăng-giảm cân đột ngột, thay đổi nội tiết tố hoặc có yếu tố di truyền. Điều quan trọng nhất không phải là bạn bao nhiêu tuổ.i, mà là bạn có cảm thấy tự tin với hình dáng vòng 1 của mình hay không" - BS Châu Thanh Phong chia sẻ.
BSCKI. Châu Thanh Phong tư vấn cho khách hàng.
Theo nghiên cứu từ các tạp chí y khoa quốc tế, các trường hợp sa trễ ngực do mất độ đàn hồi của da hoặc mô liên kết có thể bắt đầu sớm hơn nhiều so với tưởng tượng. Chính vì vậy, việc tìm kiếm tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề một cách an toàn và hiệu quả.
Hiểu lầm về phương pháp treo sa trễ ngực có thể khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội cải thiện vóc dáng và sự tự tin của mình. Thông qua những chia sẻ từ BS Châu Thanh Phong, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn và hiểu đúng bản chất của phương pháp này.
Nếu bạn đang cân nhắc thực hiện treo sa trễ, đừng ngần ngại tìm đến các bác sĩ chuyên khoa uy tín để được tư vấn chi tiết và đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện Vừa vào sảnh cấp cứu của bệnh viện tỉnh, xe cứu thương bất ngờ bốc cháy dữ dội Theo thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra vào khoảng 12 giờ ngày 15-11. Lúc này, xe cứu thương chở 1 bệnh nhân vào Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cấp cứu. Khi xe đang dừng ở sảnh phòng cấp cứu của...