Cách phòng và chữa ung thư vú hiệu quả
Trước hoặc sau 50 tuổi, khám lâm sàng, chụp tia X vú hoặcchụp cộng hưởng từ sáu tháng một lần hoặc hai năm một lần, chúng ta có thể phát hiện và điều trị sớm các khối u vú.
Cứ 8 phụ nữ lại có một người sẽ phải đối mặt với bệnh ung thư vú trong cuộc đờicủa mình. Cơ quan y tế cao cấp (HAS) của Pháp vừa công bố ngày 19 tháng 5các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát ngoài việc khám định kỳ bắt đầu từ 50 tuổi.Mục tiêu của các khuyến nghị sàng lọc mới đối với các bác sĩ là định hướng cho người bệnh tốt hơn và hỗ trợ họ điều trị tốt hơn căn bệnh này. Và đối với bệnh nhân, họ sẽ nhận được thông tin tốt hơn để đối phó với căn bệnh ung thư phổ biến nhất và gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ (11.900 ca hợp tử vong vì bệnh này trong năm 2012).
“Chúng ta phải tiến hành sàng lọc phù hợp và tránh việc khám không cần thiết vớimật độ khám quá dày hoặc cách khám không phù hợp cho lứa tuổi của chúng ta”, ông Jean-Luc Harousseau, chủ tịch của trường thuộc HAS cho biết sau cuộc tranh luận về những rủi ro của việc sàng lọc quá kỹ càng và chẩn đoán nhiều quá mức. Ông này nhắc lại rằng “kiểm tra luôn luôn đánh giá lợi ích/nguy cơ. Tuy nhiên, trong trường hợp ung thư vú, nó đóng vai trò rất tích cực”. Vậy sàng lọc gì cần tiến hành dựa trên các yếu tố nguy cơ của bạn ?
Không có yếu tố nguy cơ
Đại đa số các trường hợp bị ung thư vú đều gặp tình huống này. Không có tiền sử cũng như không có triệu chứng rõ ràng, từ 50 tuổi phụ nữ được khuyến cáo hai năm một lần đi chụp tia X vú và khám lâm sàng. Tại sao lại là 50 tuổi ? Vì từ thời điểm này, bạn có nguy cơ cao xuất hiện các khối u vú trong người. Gần 80% các ca ung thư vú xuất hiện sau độ tuổi 50 tuổi. Uống cà phê, hút thuốc lá, phẫu thuật thẩm mỹ vú (cấy silicone), sử dụng chất khử mùi hoặc mặc áo ngực, uống rượu, mang thai muộn (ở tuổi cao), sử dụng liệu pháp thay thế hormone có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư vú.
Video đang HOT
Lịch sử của bệnh ung thư vú
Sau ung thư vú hoặc xuất hiện của “ung thư biểu mô tại chỗ”, hay nói một cách khác là giai đoạn đầu của ung thư vú, giám sát đặc biệt được tiến hành không giới hạn trong bao lâu. Trong giai đoạn đầu, trong vòng hai năm sau khi kết thúc trị liệu, cầnphải khám lâm sàng sáu tháng một lần. Sau đó, khám lâm sàng mỗi năm một lần. Chụp tia X vú cũng nên tiến hành hàng năm. Trong thực tế, các bệnh nhân thườnglàm rất tốt điều này.
Tiền sử mắc bệnh trong gia đình
“Tôi có một người bệnh nhân 48 tuổi và đã theo tôi khám hai năm một lần trong khiđó mẹ, em gái và bà ngoại của cô ấy đều bị ung thư vú. Trong trường hợp điển hình này, khám lâm sàng chưa đủ. Cần phải tiến hành chụp tia X và chụp cộng hưởng từ hàng năm”, Catherine Colin, bác sĩ X quang Lyon nói, người tham gia vào báo cáo của HAS.
Các bác sĩ đánh giá mức độ rủi ro đối với mỗi phụ nữ nhất là dựa trên tiền sử gia đình và tuổi của họ. Đó là những gì người ta gọi là điểm Eisenger. Nếu ung thư di truyền được đánh giá với nguy cơ cao, bác sĩ khuyên người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiến hành chụp tia X hàng năm trước 50 tuổi và sau 50 tuổi chụp 2 năm một lần. Trong trường hợp được xác định là có nguy cơ cực cao, cần phải tiến hànhtheo dõi lâm sàng sáu tháng một lần từ 20 tuổi. Từ năm 30 tuổi trở đi, tiến hành chụp vú hàng năm (chụp cộng hưởng từ, chụp tia X và siêu âm).
Bức xạ liều lượng cao trong thời gian xạ trị
Những người đã trải qua chiếu xạ liều lượng cao trong thời gian xạ trị (đặc biệt là đối với điều trị ung thư hạch bạch huyết) được kiểm tratrong vòng 8 năm sau khi kết thúc trị liệu bằng chụp cộng hưởng từ và khám lâm sàng hàng năm. Chụp tia X hàng năm cũng như siêu âm cũng được khuyến khích tiến hành song song.
Trong trường hợp đột biến gen
Khoảng 0,2% phụ nữ có đột biến gen BRCA 1 hoặc BRCA 2 (gen này có liên quan đến ung thư vú và ung thư buồng trứng). Do đó, họ có nguy cơ rất cao sẽ bị tiến triển thành bệnh ung thư vú. Họ sẽ được kiểm tra kết hợp giữa khám lâm sàng sáu tháng một lần kể từ 20 tuổi và chụp vú hàng năm từ 30 tuổi.
Theo VnMedia
Phụ nữ chỉ cần làm việc này 9 lần/năm, nguy cơ ung thư tăng 60%
Theo cảnh báo được đưa ra từ các nhà khoa học thuộc công ty Green Chemicals ở Leeds, Anh chuyên nghiên cứu về tác hại gây ung thư của các hóa chất trong thuốc nhuộm tóc.
Thuốc nhuộm tóc phản ứng với khỏi thuốc tạo ra chất độc hại.
Theo bài báo cáo đăng trên tạp chí Materials, hóa chất trong thuốc nhuộm tóc có thể phản ứng với khỏi thuốc lá và các chất ô nhiễm khác tạo nên N-nitrosamines - là một trong những hóa chất mạnh mẽ nhất gây nên ung thư.
Với hơn 1/3 phụ nữ và 1/10 đàn ông trên thế giới nhuộm tóc, các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người.
Năm 2009, Daily Mail cũng từng đăng bài báo cho rằng phụ nữ nhuộm tóc hơn 9 lần/năm có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cao hơn 60%. Một năm sau, Ủy ban Châu Âu đưa ra danh sách 22 loại thuốc nhuộm tóc dẫn tới bệnh ung thư máu cho những người sử dụng lâu dài.
Trí Thức Trẻ
Xác định 17 chất dễ gây ung thư vú Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Viện Silent Spring thuộc bang Massachusetts mới được công bố trên tạp chí của Viện Y tế quốc gia mang tên Environmental Health Perspectives đã xác định 17 dạng hóa chất có nguy cơ gây ung thư vú cao nhất mà phụ nữ nên tránh phơi nhiễm. Các nhà khoa học cho rằng nguyên...