Cách phòng tránh sốc nhiệt và mệt lả giữa cái nóng ngày hè
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng sốc nhiệt và tử vong do nóng bức mùa hè gây ra khá nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể phòng tránh sốc nhiệt bằng một số cách sau.
Sốc nhiệt chủ yếu xảy ra vào mùa hè nhiệt độ ngoài trời cao. Sốc nhiệt là hậu quả của quá trình tăng thân nhiệt sau một thời gian cơ thể phải hứng chịu nắng nóng kéo dài, cơ thể không kịp thích nghi gây mất nước, làm tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Khi bị sốc nhiệt, cơ thể giảm khả năng thanh thải nhiệt, gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, nặng có thể dẫn đến tử vong.
Vì thế, để phòng tránh sốc nhiệt vì nắng nóng mùa hè ngoài việc đội mũ che chắn kĩ khi ra ngoài thì việc bù nước là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ nguyên tắc khi ra ngoài vào mùa hè nắng nóng, bạn luôn phải mang theo nước bên mình để bù nước liên tục và ghi nhớ đừng để khi cảm thấy khát mới uống.
Để tránh sốc nhiệt giữa mùa hè nắng nóng, bạn luôn phải mang theo nước bên mình để bù nước liên tục.
Video đang HOT
Trong thời tiết nắng nóng này, với những người mất nước quá nhiều qua hiện tượng tuốt mồ hôi như ở trẻ em đùa nghịch, người làm việc ngoài đường nắng nóng… thì chỉ uống nước thôi chưa đủ, mà hãy pha dung dịch oresol theo tỷ lệ đúng để dùng thay thế nước lọc, sẽ giúp cơ thể bồi phụ lượng nước, muối khoáng, đường mất qua mồ hôi. Hoặc có thể uống nước chanh tươi pha với một nhúm muối giúp cơ thể lại sức nhanh chóng.
Cơ thể con người có ngưỡng chịu đựng nhiệt độ nhất định. Vào những ngày nắng nóng, chúng ta cần tăng cường nghỉ ngơi thường xuyên hơn. Không di chuyển dưới trời nắng liên tục trong thời gian dài, hãy tìm nơi có bóng râm để nghỉ. Hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV có hại cho da và mắt.
Ngoài ra, bạn cần tránh xa cà phê và rượu bởi hai thứ này đều khiến cơ thể bị mất nước và có thể gây kiệt sức do nhiệt.
Theo Tổ chức St John Ambulance – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên truyền thông về sơ cứu ở nhiều nước, nếu một người nào đó bị sốc nhiệt, họ nên được đưa đến một nơi mát hơn, cởi bớt quần áo ra cho thoáng mát, cung cấp nước hoặc chất lỏng cung cấp khoáng chất để bù mất nước và làm mát cơ thể cho đến khi nhiệt độ cơ thể trở về nhiệt độ bình thường.
Sau đó, chúng ta kiểm tra lại mức độ phản ứng của người bị sốc nhiệt xem họ có giảm không và quan trọng nhất hãy nhớ gọi cấp cứu để đưa họ vào bệnh viện điều trị kịp thời.
Thảo Nguyên
Theo kienthuc.net
Nắng nóng miền Bắc: Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đột quỵ
Bệnh nhân cấp cứu do sốc nhiệt và đột quỵ không chỉ có người cao tuổi mà còn có nhiều thanh niên.
Đợt nắng nóng đầu tiên những ngày qua tại miền Bắc, khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày đã tiếp nhận hàng chục trường hợp đến cấp cứu do bị sốc nhiệt, trong đó, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tăng hơn 20%.
Nhiều bệnh nhân nhập viện cấp cứu do nắng nóng. (Ảnh minh hoạ)
Bệnh nhân cấp cứu do sốc nhiệt và đột quỵ không chỉ có người cao tuổi mà còn có nhiều thanh niên. Đáng chú ý là do nắng nóng, 1 bác sĩ trẻ ở Hà Nội bị đột quỵ và nhanh chóng rơi vào hôn mê khi đang đá bóng. Bệnh nhân được kết luận là phình, vỡ mạch não.
Phó Giáo sư Tiến sĩ, Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Bệnh nhân nhập viện cấp cứu đang tăng. Trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường. Nếu phải làm việc lâu ở ngoài trời, di chuyển một quãng đường dài khi trời nắng nóng thì cố gắng tránh thời điểm từ 12 giờ trưa đến 16 giờ, uống đủ nước và phải che chắn khi ra ngoài nắng..."
Theo các bác sỹ, thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là 6 giờ đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu sớm trong khung giờ này chỉ chiếm gần 10%. Bác sĩ Đào Việt Phương, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong những ngày nắng nóng vừa qua, nhiều bệnh nhân bị đột quỵ lần 2".
Bác sĩ Đào Việt Phương nói: "Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu và các bệnh lý tim mạch. Nếu dự phòng các yếu tố vừa nêu để hạn đột quỵ thì đó là dự phòng cấp 1. Còn khi đã được xuất viện thì phải dự phòng cấp 2, sử dụng thuốc đều đặn. Nhiều người bỏ thuốc đã bị đột quỵ lần 2, với mức độ nặng tăng lên".
Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ là rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt 1 nửa cơ thể, liệt 1 tay, 1 chân, vận động khó khăn, chóng mặt bất thường, đau đầu giữ dội. Tiếp đó cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí. Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống viên an cung nhằm tránh nghẹt đường thở./.
Theo VOV
TP.HCM: Nắng nóng gay gắt, người già trẻ em nhập viện hàng loạt Một số bệnh viện (BV) tại TP. HCM có lượng bệnh nhân đến khám bệnh do nắng nóng tăng cao, chủ yếu tập trung vào trẻ em, những người lớn tuổi có sức đề kháng giảm, người mắc bệnh tim mạch, huyết áp... Nắng nóng khiến trẻ nhập viện gia tăng Ngày 22.4, trao đổi với PV báo Lao Động, bác sĩ (BS)...