Cách phòng tránh bệnh tình dục
Một số bệnh tình dục có thể chữa được. Tuy nhiên, cũng có một vài bệnh tình dục không thể chữa lành hoàn toàn (bạn vẫn mang mầm bệnh dù không có biểu hiện bệnh).
Kính gửi bác sĩ. Em năm nay 26 tuổi, chuẩn bị kết hôn. Nhưng có một điều làm em lo lắng là chúng em đã “quan hệ vợ chồng” từ trước đó và hiện tại em có các vết loét hay mụn nước trên hay xung quanh bộ phận sinh dục, gây đau, cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, dịch tiết bất thường vùng âm đạo.
Em đi khám thì bác sĩ nói em bị mụn cóc – một loại bệnh tình dục. Em đang điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng em cũng rất sợ bệnh không thể khỏi. Không biết bạn trai em có bị bệnh không (vì anh ấy nói chưa có biểu hiện gì đặc biệt). Em nghe nói, bệnh không thể chữa khỏi được. Nếu vậy thì em phải chịu như thế này suốt đời hay sao? Em đang rất lo lắng, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Lan Thư)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Lan Thư thân mến,
Mụn cóc là một trong các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (gọi tắt là bệnh tình dục). Rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục không gây triệu chứng gì. Đó chính là nguyên do tại sao nhiều người mang mầm bệnh trong người mà không hề biết. Chỉ đến khi các triệu chứng phát ra ngoài thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Có nhiều người sau khi nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh tình dục thì khoảng vài ngày, có khi đến vài năm mới thấy biểu hiện bệnh. Vậy nen, nếu bạn nghi ngờ bạn trai cũng nhiễm bệnh, thì nên khuyên anh ấy đi kiểm tra ngay nhé.
Video đang HOT
Hầu hết các bệnh tình dục có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với dịch tiết cơ thể
Hầu hết các bệnh tình dục có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với dịch tiết cơ thể như máu, dịch âm đạo hay tinh dịch. Một số bệnh cũng lây qua tiếp xúc với da, niêm mạc, màng nhầy bị trầy xước (như vết loét trong miệng).
Một số bệnh tình dục có thể chữa được. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hiệu quả chữa khỏi càng cao. Tuy nhiên, cũng có một vài loại bệnh tình dục không thể chữa lành hoàn toàn (bạn vẫn mang mầm bệnh dù không có biểu hiện bệnh), ví dụ như lậu, giang mai, sùi mào gà… Do đó, để tránh lây nhiễm bệnh, bạn cần nhớ luôn phải thực hành tình dục an toàn.
Nếu bạn đang mắc một bệnh tình dục, bạn vẫn có thể mắc thêm các bệnh tình dục khác cùng lúc. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng chéo, làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm hơn và hiệu quả chữa bệnh không cao. Ngay cả khi cả hai cùng bị bệnh tình dục thì cũng không nên có quan hệ tình dục vì nó sẽ càng làm cho bệnh của 2 người nặng hơn.
Cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm bệnh tình dục (nhưng không khả thi) là không quan hệ tình dục. Còn nếu vẫn quyết định có “quan hệ” thì bạn cần sử dụng bao cao su để phòng và tránh bệnh tăng nặng. Nếu bạn dị ứng với bao cao su, hãy sử dụng loại bao cao su làm từ nhựa tổng hợp (polyurethene).
Theo BS. Hoa Hồng (Trí Thức Trẻ)
Oral sex đồng tính có bị nhiễm HIV không?
Nhiều người cho rằng quan hệ đồng giới sẽ tránh được khả năng lây nhiễm các bệnh tình dục nguy hiểm. Tuy nhiên điều đó có thực sự đúng hay không?
HIV là loại virus gây ra suy giảm miễn dịch ở người, đúng như tên gọi của nó là Human Immunodeficiency Virus. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ không ngừng sinh sản, tấn công và hủy hoại dần tế bào miễn dịch, khiến cơ thể người nhiễm mất dần khả năng chống chọi với bệnh tật. Hậu quả của tiến trình này, cơ thể người bệnh khi vào giai đoạn cuối, thường gọi là AIDS hay SIDA, sẽ mắc hàng loạt bệnh cơ hội, và tử vong vì những căn bệnh ấy.
Về bản chất, HIV/AIDS là bệnh lây nhiễm, và là bệnh lây từ người này sang người khác thông qua ba đường lây đã xác định, bao gồm:
Về nguyên tắc, nhiễm HIV gắn liền với tiền sử có hành vi nguy cơ liên quan đến đường lây. Như vậy, để trả lời cho câu hỏi "liệu tôi có khả năng nhiễm HIV hay không?", mỗi cá nhân cần tự suy ngẫm và hồi tưởng về những hành vi nguy cơ trong quá khứ, càng nhiều hành vi nguy cơ, khả năng nhiễm HIV sẽ càng tăng. Và ngược lại, nếu không có hay có rất ít hành vi nguy cơ, khả năng lây nhiễm HIV sẽ càng thấp, và trở về với tỷ lệ nhiễm HIV trong quần thể chung (vào khoảng 0,3-0,4% dân số Việt Nam).
Nếu bạn đang áp dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn mang tên "chung thủy". Nếu hai bạn đều âm tính, tức là chưa nhiễm HIV, biện pháp này sẽ là "rào chắn an toàn" cho cả hai.
Đường máu trong lây truyền HIV, về tổng quát có nhiều hành vi nguy cơ liên quan đến máu, trong đó, được kể đến nhiều nhất vẫn là tiêm chích ma túy chung kim và tiếp xúc với máu qua vết thương hở hay niêm mạc. Với quần thể chung, khả năng tiếp xúc với máu người nhiễm là không cao, trừ nhân viên y tế hay người chăm sóc cho bệnh nhân HIV. Như vậy, lời khuyên của tôi trong trường hợp này là "không thử, không trữ, không sử dụng ma túy dù chỉ một lần".
Đường máu
Sử dụng chung bơm kim tiêm, máu người nhiễm dây vào vết thương hở hay bắn vào mắt, truyền máu và các chế phẩm của máu. Một số ít trường hợp ghi nhận lây nhiễm do sử dụng chung dao cạo, bàn chải, kim xăm mình...
Đường tình dục
Thông qua hành vi quan hệ tình dục không an toàn bằng đường miệng, âm đạo hay hậu môn.
Đường mẹ truyền sang con
Trong lúc mang thai, khi sinh và cho con bú.
Khuyến cáo:
- Bất kỳ ai, khi có hành vi quan hệ tình dục, dù có sử dụng bao cao su hay không, vẫn nên có thói quen kiểm tra HIV định kỳ, hay ít nhất là một lần trước một mối quan hệ lâu dài. Việc này nhằm tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung và HIV nói riêng.
- Chung thủy luôn luôn là biện pháp an toàn trong phòng tránh lây nhiễm HIV, tuy nhiên, nó đòi hỏi sự chung thủy từ cả hai phía. Vì vậy, trong nhiều tình huống, nhất là khi mối quan hệ vẫn chưa có những ràng buộc sâu đậm, bao cao su vẫn nên được nhớ đến và sử dụng khi quan hệ tình dục.
Theo TNO
Mắc bệnh lậu vì vợ bầu "bỏ đói" Bị vợ "bỏ đói" suốt 8 tháng, anh H. bức bối ra ngoài "giải tỏa". Sau lần "vui vẻ" ấy, anh H đã mang bệnh "lậu" . Quý ông, "đói cơm, thèm phở" Anh Nguyễn Văn H. (Từ Liêm, Hà Nội) có vợ mang bầu 8 tháng. Anh H bị vợ bắt kiêng quan hệ nên bức bối ra ngoài "giải tỏa". Sau...