Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt là đối với trẻ em. Dưới đây Phụ nữ Today sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết nhé!
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyếtlần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.
Triệu chứng sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất.
Bệnh sốt xuất huyết có 1 sô biểu hiện như sau:
Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ
- Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da
- Chảy máu cam
Video đang HOT
- Nôn mửa
- Đi ngoài ra máu
- Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải
- Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết
Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sốt xuất huyết là do muỗi truyền, do đó để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:Sử dụng một số biện pháp diệt muỗi như: bình xịt, thắp hương muỗi, phun thuốc chống muỗi…
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.Thay rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
Phát quang bụi rậm.Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Để phòng chống muỗi đốt
Đối với trẻ em, không cho trẻ hoạt động ở các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi.Mặc quần áo dài tay.
Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Theo www.phunutoday.vn
Những lưu ý vàng sốt xuất huyết mẹ bầu nào cũng nên biết để tránh những hậu quả đáng tiếc
Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai. Nó không chỉ dẫn đến những biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đứa con trong bụng.
Sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong ở thai phụ
Hậu quả của sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây sẩy thai, sinh non, thai nhẹ cân, tỷ lệ rất nhỏ mẹ có thể truyền virus sang thai. Thai phụ có thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hoá do tình trạng giảm tiểu cầu.
Nặng hơn, thai phụ có thể bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, màng tim hoặc sốc giảm thể tích máu, dễ dẫn đến nhau bong non, thai chết lưu trong tử cung hay thậm chí mẹ tử vong.
Dấu hiệu ban đầu của sốt xuất huyết rất khó nhận biết
Phụ nữ mang thai nếu bị sốt xuất huyết thường có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.
Ngoài các triệu trứng trên, người bệnh còn đau họng, viêm long, xuất tiết, đau mỏi cơ xương khớp gần giống như một số bệnh khác. Những dấu hiệu ban đầu của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh cảm cúm thông thường vì vậy các bà mẹ nên thận trọng.
Mẹ nên làm gì khi phát hiện mắc bệnh sốt xuất huyết
Việc các mẹ cần làm là ngay lập tức đến gặp các bác sĩ để khám bệnh, nhận lời khuyên và xem mức độ bệnh tình của mình đang ở giai đoạn nào để có cách điều trị hiệu quả nhất. Tiếp theo, khi mắc sốt xuất huyết các bà bầu không được tự ý mua thuốc, uống thuốc hoặc đi tiêm. Vì như vậy chỉ khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn thôi, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi.
Luôn chủ động " phòng bệnh hơn chữa bệnh"
Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết bằng cách dọn dẹp nơi muỗi sinh sôi như phát quang bụi rậm, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, thoáng. Không để ao tù, nước đọng trong chum, thùng,...
- Tránh muỗi đốt bằng cách nằm ngủ hay sinh hoạt trong mùng, màn ở những vùng có mật độ muỗi cao.
- Tránh du lịch hay di chuyển đến vùng đang có dịch sốt xuất huyết.
- Nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả có nhiều vitamin C, không tự ý dùng thuốc hạ sốt khi chưa rõ nguyên nhân.
- Đặc biệt, bà bầu nên đi khám ngay khi có các triệu trứng nghi ngờ mắc bệnh.
Theo www.phunutoday.vn
7 cách nhận biết trẻ tự kỷ Có khoảng 80-85% trẻ tự kỷ không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng, 15-20% trẻ tự kỷ có tác nhân liên quan. Và cho đến nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Trẻ tự kỷ vẫn có cơ hội quay lại cuộc sống bình thường nếu phát hiện và can thiệp sớm - Ảnh: XUÂN MAI Việc phát hiện và can thiệp...