Cách phòng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ
Trẻ em, đường tiểu dễ bị nhiễm khuẩn do sức đề kháng yếu hoặc có dị tật ở hệ tiết niệu. Bệnh diễn tiến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.
Bé gái dễ nhiễm hơn bé trai
Những vi khuẩn trong ruột có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể. Một số vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể băng qua niệu đạo vào bàng quang. Các vi khuẩn này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT). Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận.
Trẻ em gái có niệu đạo ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng tiểu (Ảnh minh họa)
Bệnh hay gặp ở bé gái hơn bé trai vì đường tiểu nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài đi ngược vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Nhiễm trùng vùng âm hộ ở nữ cũng dễ dẫn đến NTĐT vì lỗ tiểu và lỗ âm hộ ở kế bên nhau. Người ta thường thấy hai bệnh này đi cùng nhau ở những bé gái hay ngồi lê la dưới đất mà không mặc quần áo hay vải quần quá mỏng. Ngoài ra, các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con gái thường hay có thói quen lau chùi từ dưới lên trên (khi trẻ ở tư thế nằm), tức là từ sau ra trước. Chính động tác này đã vô tình đem vi khuẩn từ hậu môn ra lỗ tiểu và lỗ âm hộ. Do đó, đa số các nhiễm trùng tiểu đều do vi khuẩn E.coli có rất nhiều trong phân gây ra.
Ở bé trai, NTĐT hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lai , lô tiêu nho. Khi đi tiêu , nươc không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra, lúc theo hướng này, lúc theo hướng kia.
Ngoài ra, ở những trẻ bị nhiễm giun kim không đươc điêu trị thì chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước hoặc khi trẻ có hành vi lấy tay gãi ngứa vùng hậu môn và bộ phận sinh dục do bị nhiễm giun kim.
Video đang HOT
Dấu hiệu cần để phát hiện bệnh
Những trẻ em nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có nhiều triệu chứng như: sốt, nôn hay tiêu chảy, ngủ gà, quấy khóc, ăn kém, đau bụng, đi tiểu ra máu… Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường không rõ ràng. Do vậy, khi phát hiện trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa… thì phải đưa tới bệnh viện vì có khả năng trẻ đã bị bệnh NTĐT.
Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hơn: trẻ muốn đi tiểu mà không đi được hoặc trẻ thường xuyên tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu gắt. Kiểm tra nước tiểu của trẻ, phát hiện có màu đục, thậm chí có trẻ tiểu ra máu. Một số trường hợp có thể kèm theo sốt, đau bụng, đau hông lưng. Ðái dầm ở một đứa trẻ từ trước tới nay tiểu bình thường cũng có thể là một triệu chứng của NTĐT.
Biến chứng ở thận
NTĐT là bệnh gây nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh sẽ nặng hơn. Sau mỗi đợt NTĐT nặng hoặc nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, nhiều trẻ sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận dẫn đến suy thận mạn sau này.
Phòng bệnh như thế nào?
Để phòng ngừa NTĐT, ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em gái, sau mỗi lần đi tiêu, đi tiểu nên vệ sinh và lau chùi đúng cách, không lau từ sau ra trước, do lỗ tiểu ở phía trước và hậu môn nằm phía sau. Động tác làm vệ sinh phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu. Các bà mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã lót và nên thay tã ngay sau khi bé đi tiêu, đi tiểu. Cho trẻ nhỏ uống đủ nước.
Đối với trẻ lớn hơn cần nhắc nhở trẻ không nên nhịn tiểu và nhịn uống nước. Bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ trong bàng quang các chất này sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây NTĐT. Ngoài ra, uống nhiều nước sẽ giúp thận thải tốt các chất bã… Đối với những trẻ bị nhiễm giun kim cần điều trị ngay. NTĐT nếu phát hiện sớm có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Những trẻ có dị dạng đường tiểu, dị dạng bàng quang khiến nước tiểu trào ngược lên thận, có thể phải cần đến can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh lại.
Theo BS. Trần Quốc Vinh ( Sức khỏe đời sống)
Giải mã những bất thường trong cơ thể (P1)
Có thể nói hầu hết chúng ta cũng có giây phút lúng túng không lý giải nổi một số chức năng hoặc hiện tượng của cơ thể. Dưới đây là một số chức năng cơ thể mà nhiều người lúng túng nhất mỗi khi cần giải mã.
1. Dịch âm đạo
Một trong những nguyên nhân gây ra dịch âm đạo là do sự mất cân bằng lành mạnh giữa các vi khuẩn (vi trùng) trong âm đạo. Có rất nhiều thứ có thể làm nhiễu loạn sự cân bằng khỏe mạnh của âm đạo khỏe mạnh, bao gồm việc thụt rửa làm sạch âm đạo, sử dụng thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, một số xà phòng hoặc sữa tắm, kháng sinh, bệnh tiểu đường, mang thai hoặc nhiễm trùng...
Bình thường, trong âm đạo khỏe mạnh cũng có một lượng nhỏ nấm men. Nhưng nếu lượng nấm men này tăng lên quá nhiều thì có thể gây ra nhiễm trùng nấm men. Chị em có thể bị nhiễm nấm do dùng thuốc kháng sinh, đang mang thai, có bệnh tiểu đường, hoặc môi trường nóng ẩm trong thời gian dài. Một số phụ nữ bị nhiễm trùng nấm men thường xuyên không có lý do rõ ràng.
Nhiễm trùng lây qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu cũng có thể gây ra tiết dịch âm đạo. Đây cũng có thể là những nhiễm trùng cổ tử cung do vi khuẩn gây ra. Đôi khi các triệu chứng có thể chỉ là tăng tiết dịch âm đạo. Cả hai bệnh nhiễm trùng có thể được điều trị bằng các mũi chích ngừa hoặc thuốc kháng sinh.
2. Đi tiểu không thường xuyên
Rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn không thường xuyên đi tiêu, ví dụ như chế độ ăn uống không đúng cách, không tập thể dục, uống không đủ nước, mất cân bằng kích thích tố (suy giáp, tiểu đường, mang thai, và suy tuyến thượng thận), bệnh tiểu đường, lo lắng hoặc căng thẳng, hoảng loạn, tác dụng phụ của thuốc (bổ sung sắt, thuốc an thần, thuốc phiện, thuốc lợi tiểu, chống axit ...), rối loạn tiêu hóa, bệnh bẩm sinh như bệnh xơ nang bẩm sinh, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc ký sinh trùng...
Đi tiêu không thường xuyên cũng có thể là do dị ứng một số loại thực phẩm như trứng, sữa bò, lúa mì đậu nành, và đậu phộng, hấp thụ fructose không đầy đủ, ngộ độc thực phẩm, tiêu thụ quá nhiều rượu, bệnh viêm ruột Crohn, bệnh celiac (gây ra do tác hại của niêm mạc ruột non) và các vấn đề y tế khác.
Để hạn chế tình trạng này thì nên uống nhiều nước và ăn thêm các loại rau tươi như cà rốt, dưa chuột và rễ củ cải. Rau sống có chứa chất xơ sẽ giúp điều chỉnh chuyện đi tiêu của bạn.
3. Đau quan hệ tình dục (giao hợp đau)
Nếu bạn bị đau trong âm đạo trong khi giao hợp, nó có thể là do nhiễm trùng (như bị nhiễm nấm, nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm âm đạo). Tổn thương âm đạo và khu vực xung quanh cũng có thể gây ra đau đớn. Đau vùng âm đạo là do sự co thắt các cơ xung quanh âm đạo. Khô âm đạo cũng có thể gây ra đau đớn khi quan hệ tình dục. Khô âm đạo có thể là kết quả của thời kì mãn kinh và những thay đổi nồng độ estrogen hoặc từ thiếu "khúc dạo đầu" trước khi giao hợp.
Đau khi giao hợp có thể cảm thấy như từ sâu trong xương chậu. Trong trường hợp phát triển u xơ tử cung, tử cung nghiêng hoặc có prolapses tử cung thì tử cung càng dễ bị tổn thương hơn và dễ bị đau hơn. Nhiễm trùng buồng trứng cũng có thể gây đau, đặc biệt là ở một số vị trí tình dục nhất định. Các ca phẫu thuật có thể để lại các vết sẹo trước đó cũng có thể gây ra đau. Bởi vì bàng quang và ruột gần với âm đạo, chúng cũng có thể gây đau trong khi quan hệ tình dục. Viêm màng trong dạ con và bệnh viêm vùng chậu cũng có thể gây ra đau đớn khi quan hệ.
Để giảm đau đớn trong khi quan hệ, cả hai nên kéo dài "màn dạo đầu" hoặc sử dụng dầu bôi trơn gốc từ nước để giảm đau. Chị em cũng nên thường xuyên đi kiểm tra để loại trừ sự phát triển u xơ tử cung.
4. Tiểu rắt
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mất tự chủ trong tiểu tiện, một số nguyên nhân là béo phì, sinh con, mang thai, mãn kinh, tổn thương thần kinh, dị tật bẩm sinh, bệnh đa xơ cứng, các vấn đề đột quỵ vật lý, quá trình lão hóa...
Trong quá trình đi tiểu, cơ bắp trong các thành bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra khỏi bàng quang và niệu đạo. Đồng thời, cơ thắt cơ bắp xung quanh niệu đạo thư giãn, để cho nước tiểu đi ra khỏi cơ thể. Không kiểm soát tiểu tiện sẽ xảy ra nếu cơ bàng quang của bạn đột nhiên co thắt hoặc cơ thắt không đủ mạnh để giữ lại nước tiểu. Nước tiểu có thể thoát khỏi áp lực ít hơn bình thường nếu các cơ bắp bị "hư hỏng", gây ra một sự thay đổi ở vị trí của bàng quang. Béo phì kết hợp với áp lực bụng tăng lên, có thể xấu đi tiêu tiểu không tự chủ. May mắn thay, giảm cân có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của nó.
Theo PNO
Cách hay loại bỏ chứng són tiểu Hầu hết mọi người đều có thể kiểm soát chuyện đi tiểu của mình. Tuy nhiên có nhiều người gặp phải vấn đề rối loạn khi đi tiểu hay còn gọi là đi tiểu tùy tiện, mất kiểm soát. Đi tiểu không kiểm soát (hay nói dễ hiểu hơn là són tiểu) là điều đáng xấu hổ và khiến bạn cô lập. Tuy...