Cách phòng ngừa thoái hoá khớp hiệu quả
Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (BV ĐHYD) cho biết trong các bệnh lý thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối chiếm 1/3 dân số lớn tuổi, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Biểu hiện bằng các cơn đau gối mạn tính và ngày càng diễn tiến nặng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau do thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Theo PGS.TS.BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV ĐHYD TP Hồ Chí Minh, thoái hóa khớp là bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, thường biểu hiện bằng các cơn đau đau nhức khi vận động, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp vào buổi sáng, có tiếng lạo xạo khi khớp cử động, các động tác của khớp bị hạn chế, mặt khớp xương bị biến dạng, khiến hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu tiến hành phòng ngừa từ sớm sẽ giúp làm chậm lại quá trình hư hỏng sụn khớp.
PGS. TS.BS Bùi Hồng Thiên Khanh tư vấn cho người bệnh thoái hóa khớp
Các biện pháp phòng ngừa bệnh bao gồm: duy trì cân nặng hợp lý khi còn trẻ; tránh các tư thế không phù hợp trong sinh hoạt, làm việc; hạn chế ngồi xổm, mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột; tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và đúng cách khi còn trẻ giúp xương khớp khỏe mạnh; có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các chất cần thiết cho hệ cơ xương khớp; thăm khám sức khỏe định kỳ, tìm gặp ngay bác sĩ nếu thấy có bất thường ở khớp. Bên cạnh đó, việc nhận biết triệu chứng thoái hoá khớp gối và cách điều trị sớm là cách tốt nhất để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Do đó, khi phát hiện bệnh hãy chủ động tìm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các bác sĩ BV ĐHYD phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối cho người bệnh
Nhằm tuyên truyền và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như nhận biết và điều trị bệnh lý thoái hóa khớp, Khoa Chấn thương chỉnh hình BV ĐHYD tổ chức Chương trình tư vấn “Cập nhật ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp”. Người tham dự chương trình sẽ được các chuyên gia chia sẻ về bệnh thoái hóa khớp và các phương pháp điều trị bệnh lý này, trong đó có việc cập nhật ứng dụng tế bào gốc.
Chương trình diễn ra từ 7h30 – 10h30 (chủ Nhật, ngày 22/12/2019) tại Giảng đường 3A, lầu 3, khu A Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Bệnh viện sẽ tặng phiếu khám miễn phí cho 100 người đăng ký tham dự chương trình sớm nhất qua số điện thoại: 028 3952 5449.
Video đang HOT
Thái Bình – Nguyễn Cảnh
Theo cand
Hở van tim 2 lá và các biến chứng nguy hiểm cần phải biết
Suy tim, rung nhĩ, tăng áp lực động mạch phổi là 3 biến chứng nguy hiểm mà người bị hở van tim 2 lá thường gặp phải. Tuy nhiên, nỗi lo này có thể được gạt bỏ nếu người bệnh được điều trị tích cực, đúng phương pháp.
Hở van tim 2 lá khi nào nguy hiểm?
Hở van tim 2 lá là tình trạng van hai lá đóng không khít khiến một lượng máu bị trào ngược trở lại buồng tim trước đó thay vì được bơm ra hệ tuần toàn. Mức độ nguy hiểm của hở van tim 2 lá phụ thuộc vào mức độ hở van, các triệu chứng, biến chứng đi kèm.
Hở van tim 2 lá càng nhiều, nguy hiểm càng tăng
- Hở van tim 2 lá 1/4 - mức độ nhẹ
Mức độ hở 1/4 được coi là mức độ nhẹ nhất nếu không có triệu chứng, được gọi là hở van sinh lý chưa cần phải điều trị. Nếu có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, đau ngực thì đó là hở van bệnh lý, cần dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng.
- Hở van tim 2 lá 2/4 - mức độ trung bình
Ở mức độ này ít khi có chỉ định phải thay van, nhưng dễ chuyển biến sang trạng thái nặng hơn. Đặc biệt khi hở van 2 lá 2/4 đi kèm hở van 3 lá, van động mạch chủ hoặc có kèm tăng huyết áp, bệnh mạch vành... thì sẽ nguy hiểm hơn, cần được điều trị tích cực.
- Hở van tim 2 lá 3/4 - mức độ nặng
Giai đoạn này các triệu chứng khó thở, đau thắt ngực, đánh trống ngực, mệt mỏi, ho khan gần như bùng phát cùng một lúc và người bệnh phải nhập viện thường xuyên hơn. Nhiều người bệnh hở van 2 lá 3/4 phải thay van tim ở thời điểm này.
- Hở van tim 2 lá 4/4 - mức độ rất nặng
Đây là mức độ hở van nặng nhất, người bệnh có nguy cơ tử vong cao do suy tim, rối loạn nhịp, phù phổi cấp và các cơn hen tim cấp tính, nếu không được điều trị tích cực hoặc can thiệp thay van tim
Ba biến chứng thường gặp của hở van tim 2 lá
Suy tim, rung nhĩ, tăng áp động mạch phổi là những biến chứng của hở van 2 lá, người bệnh cần nhận biết để có hướng xử trí kịp thời.
Suy tim - biến chứng âm thầm
Hở van 2 lá khiến tim phải co bóp nhiều hơn để duy trì đủ máu đi nuôi cơ thể. Tình trạng này diễn ra lâu ngày làm cơ tim dày lên, buồng tim giãn và nhanh chóng dẫn đến suy tim.
Hở van tim 2 lá về lâu dài sẽ gây ra dày thất trái - Một trong những căn nguyên của suy tim
Rung nhĩ gây ngừng tim
Hở van tim 2 lá làm máu bị ứ lại ở buồng tâm nhĩ trái, lâu ngày có thể gây giãn buồng tim, dẫn đến những rối loạn bất thường làm tim đập nhanh, hỗn loạn gây ra cơn rung nhĩ. Đây là một dạng của rối loạn nhịp tim cấp tính (tim đập nhanh bất thường và hỗn loạn). Rung nhĩ có thể tạo cục máu đông di trú lên não gây đột quỵ.
Tăng áp động mạch phổi
Van động mạch chủ là van tim nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, có nhiệm vụ kiểm soát dòng máu được bơm ra khỏi tim theo một chiều cố định. Hở van động mạch chủ là tình trạng van đóng không kín, dẫn đến một phần máu bị trào ngược trở về tim sau khi đã vào động mạch chủ. Mức độ hở van càng lớn, lượng máu trào ngược vào tim càng nhiều và mức độ nguy hiểm càng cao.
Cách giảm rủi ro, ngừa biến chứng do hở van tim
Hở van tim khó có thể chữa khỏi, nhưng người bị hở van tim có thể giảm thiểu được sự nguy hiểm, sống lâu hơn nếu có được phương pháp đúng cách. Một số cách đẩy lùi hở van tim 2 lá thường được áp dụng bao gồm:
- Sử dụng thuốc điều trị: thuốc hạ huyết áp, mỡ máu, chống đông, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm nhịp tim...
- Ăn uống khoa học: Người bệnh hở van tim nên ăn những thực phẩm/món ăn tốt cho tim mạch như cá, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả. Không nên ăn quá mặn, hạn chế thực phẩm nhiều chất béo .
- Phẫu thuật:Sửa van tim, thay van là cần thiết trong các trường hợp sử dụng thuốc không kiểm soát được triệu chứng. Chi phí phẫu thuật hở van tim 2 lá sẽ khá tốn kém.
- Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe:Khi phải đối diện với nguy cơ biến chứng, người bệnh hở van tim 2 lá có thể tìm đến sản phẩm hỗ trợ để giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.
Theo congthuong
Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà Mọi người đều có thể bị bệnh sốt xuất huyết nhưng hay gặp là trẻ em, nếu không biết cách phát hiện sớm, theo dõi và chăm sóc điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Dấu hiệu nhận biết Bệnh SXH có 2 triệu chứng cơ bản, đó là: sốt và xuất huyết. Trong...