Cách phòng ngừa ngạt khí độc từ hầm chứa cá
Bốn ngư dân trên tàu thu mua thủy sản ở đảo Thổ Châu, Kiên Giang, đã nguy kịch sau khi xuống hầm chứa cá.
Trao đổi với Zing , bác sĩ chuyên khoa 2 Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức – Chống độc tích cực, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết hầm chứa cá không thoáng khí lâu ngày có sự phân giải protein. Các chất hữu cơ chứa khí H2S, CO2, SO2…, và các hợp chất lưu huỳnh làm cho hầm cá thiếu oxy, mùi rất nồng như trứng thối.
Nồng độ lưu huỳnh càng cao mùi càng nồng, tình trạng thiếu oxy càng cao. Do đó, người xuống hầm cá lúc này sẽ không có oxy để thở và hít phải hơi khí độc dẫn đến ngộ độc.
“Đây là loại ngộ độc cấp tính. Ban đầu nạn nhân nhức đầu, choáng váng, có cảm giác hô hấp bị kích thích như thở nhanh hơn, sau đó thở chậm dần và ngưng thở. Nạn nhân sẽ tử vong do ngạt thiếu oxy quá lâu dẫn đến hôn mê, ngưng tim, ngừng thở, suy nhiều cơ quan trong cơ thể”, bác sĩ Phước chia sẻ.
Lực lượng biên phòng sơ cứu các ngư dân gặp nạn ở đảo Thổ Châu. Ảnh: T.N.
Vị chuyên gia chống độc khuyến cáo trước khi xuống hầm cá, ngư dân cần phải khơi thông luồng khí, xử lý hơi độc bằng cách sử dụng quạt công suất lớn thổi xuống hầm cá. Mục đích của việc này là để thay đổi dòng không khí độc bên trong các kho, hầm tạo luồng không khí mới trong sạch kết hợp với hệ thống hút, thông gió.
Video đang HOT
Khi xuống hầm cá, ít nhất một người phải ở trên quan sát, theo dõi người ở dưới thực hiện công việc. Người xuống hầm cá phải mang dây an toàn và bảo hộ cá nhân phòng ngừa sự cố xảy ra. Người trên hầm quan sát nếu thấy đồng nghiệp ngạt hơi, cứu hộ bằng cách kéo dây an toàn để đưa nạn nhân lên cấp cứu kịp thời.
“Trong trường hợp phải xuống hầm để cứu nạn nhân, chúng ta phải mang bình dưỡng khí. Khi nạn nhân bị ngạt khí được đưa ra, có thể xử trí ban đầu bằng hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, cần có bóng giúp thở mang theo tàu cá, tránh để ngưng thở quá lâu. Sau đó, đưa nạn nhân vào bờ chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu”, bác sĩ Phước hướng dẫn.
Các ngư dân được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Phú Quốc cấp cứu. Ảnh: Việt Tường.
Trước đó, khoảng 18h ngày 10/12, tàu thu mua hải sản của anh Lê Hải Đăng (24 tuổi, ngụ Cà Mau) chạy đến gần đảo Thổ Châu (Phú Quốc, Kiên Giang). Lúc này, thuyền viên Lê Tấn Hộ (42 tuổi, ngụ Cà Mau) xuống hầm để kiểm tra hàng hóa. Người đàn ông này sau đó bị ngạt khí độc, ngất xỉu dưới hầm.
Thấy ông Hộ ngất xỉu, 3 người trên hầm là Lý Việt Trung (50 tuổi), Nguyễn Văn Út (21 tuổi, cùng ngụ huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) và Trần Văn Sơn (36 tuổi, ngụ huyện Gò Quao, Kiên Giang) nhảy xuống kéo ông Hộ lên nhưng cũng bị ngạt. Những người còn lại trên tàu tìm cách cột dây vào người các nạn nhân rồi lần lượt đưa họ ra khỏi hầm.
Đến 21h30 cùng ngày, 4 nạn nhân được lực lượng biên phòng đưa vào Trạm Y tế xã Thổ Châu cấp cứu. Các nạn nhân sau đó được tàu kiểm ngư đưa vào cảng An Thới trước khi chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Phú Quốc.
Khi nhập viện, các nạn nhân có triệu chứng rối loạn tri giác, tứ chi co giật, nói chuyện khó. Sau hơn 3 giờ cấp cứu, các bệnh nhân tỉnh, được đưa đến phòng hồi sức cấp cứu để theo dõi. Hiện các nạn nhân đã xuất viện và trở về với gia đình.
15 bác sĩ cứu người đàn ông có vết thương thấu bụng
Sau khi tiếp nhận nạn nhân, bệnh viện ở Cần Thơ huy động 5 kíp phẫu thuật cấp cứu.
Sáng 18/12, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết 15 bác sĩ của nhiều chuyên khoa vừa phối hợp phẫu thuật cứu bệnh nhân bị vết thương thấu bụng phức tạp, nguy kịch. Hiện bệnh nhân đã rút ống thở, vết mổ khô, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định.
Bác sĩ phẫu thuật 5 giờ để cứu ông K. Ảnh: T.P.
Theo bác sĩ Phong, chiều 16/12 đơn vị tiếp nhận bệnh nhân H.M.K. (55 tuổi, ngụ quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) trong tình trạng có vết thương bị đâm vào vùng hông lưng trái. Lúc đó, ông K. lơ mơ, mạch bằng 0, huyết áp không đo được.
Trước tình hình nguy kịch của bệnh nhân, bệnh viện kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện và huy động 5 kíp trực với 15 bác sĩ để cứu ông K. Khi chuẩn bị vào phòng mổ, ông K. hôn mê, bụng chướng căng, mạch nhanh, huyết áp khó đo dù đang sử dụng thuốc vận mạch liều cao.
Với chẩn đoán sốc mất máu do vết thương phức tạp vùng hông lưng trái thấu bụng, các bác sĩ đã mất đến 5 giờ phẫu thuật, truyền 29 đơn vị và chế phẩm máu cho ông K.
Ông K. đã được rút ống thở máy. Ảnh: T.P.
"Bệnh nhân được cứu sống nhờ xử trí cấp cứu ban đầu tốt và kịp thời áp dụng quy trình báo động đỏ liên viện. Ngoài ra, việc chuyển viện an toàn của bệnh viện tuyến trước và sự phối hợp nhịp nhàng của tuyến sau cũng giúp cứu sống bệnh nhân. Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ cũng cung cấp nhanh chóng máu và chế phẩm máu với số lượng lớn", ông Phong chia sẻ.
Quy trình báo động đỏ liên viện là quy trình phối hợp, hỗ trợ khẩn cấp giữa các bệnh viện nhằm cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch cần sự phối hợp can thiệp của nhiều bác sĩ, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thuộc những chuyên khoa khác nhau, huy động nhiều nguồn lực trong thời gian ngắn nhất để cấp cứu có hiệu quả.
Khi quy trình báo động đỏ được khởi động, các thủ tục được đơn giản hóa, nhân viên y tế sẽ có cơ hội tiếp cận bệnh nhân trong vài phút. Việc triển khai quy trình báo động đỏ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã cứu được nhiều bệnh nhân nguy kịch.
Cứu 10 người bị nhồi máu cơ tim trong hai ngày Các bác sĩ ở Cần Thơ đã chạy đua với tử thần để cứu 10 trường hợp nhồi máu cơ tim cấp bằng hình thức can thiệp mạch vành. Ngày 16/12, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết khoa Tim mạch can thiệp của đơn vị đã cứu liên tiếp 10 bệnh...