Cách phát hiện phần mềm theo dõi trên điện thoại, laptop
Nếu xuất hiện những công cụ lạ trên trình duyệt, hoặc khi gõ địa chỉ trang web mà lại bị điều hướng sang một trang không liên quan, có thể máy tính của bạn đã nhiễm spyware.
Như tên gọi đã thể hiện, spyware là những phần mềm được thiết kế với mục đích theo dõi thông tin người dùng. Nó sẽ âm thầm ghi lại các dữ liệu trong máy cũng như mọi hoạt động trên thiết bị của nạn nhân, trong đó có nội dung e-mail quan trọng, thông tin thẻ tín dụng, tên và mật khẩu đăng nhập tài khoản… rồi gửi về cho kẻ phát tán.
Không chỉ xuất hiện trên máy tính, phổ biến với các thiết bị dùng hệ điều hành Windows, spyware còn có những phiên bản được thiết kế chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng. Nguy hiểm hơn, một số nhà sản xuất còn cài sẵn các phần mềm theo dõi trên thiết bị trước khi xuất xưởng.
Ảnh minh họa: ANY.
Microsoft đã chỉ ra những dấu hiệu cơ bản để người dùng kiểm tra xem máy tính có bị nhiễm spyware hay không.
Thứ nhất, cần để ý nếu máy tính xuất hiện các thanh công cụ lạ trên trình duyệt hay những đường link lạ trong Favorites (công cụ lưu địa chỉ trang web yêu thích) mà người dùng không hề chủ động đưa vào.
Thứ hai, các khóa thiết lập của trình duyệt như trang home page, chương trình tìm kiếm mặc định… bị thay đổi. Ngoài ra, người dùng có thể thấy những icon lạ trên màn hình desktop, nếu mở ra sẽ dẫn đến các trang web chứa nội dung mời gọi tải phần mềm miễn phí, tham gia chương trình quà tặng… Bên cạnh đó, khi gõ địa chỉ một trang web, máy tính của người dùng bỗng bị điều hướng sang một trang không liên quan.
Tần suất báo lỗi trên hệ thống cũng tăng cao dù người dùng không cài đặt thêm phần mềm mới trong khi máy tính bỗng nhiên hoạt động chậm hơn bình thường. Không phải mọi vấn đề về hiệu năng đều do phần mềm gián điệp gây ra, nhưng spyware làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hoạt động của máy. Để kiểm tra, người dùng có thể mở thẻ Processes trong cửa số Windows Task Manager xem có chương trình nào ngốn tài nguyên hệ thống một cách bất thường hay không. Nếu không có, nhiều khả năng máy tính của bạn đã bị nhiễm spyware.
Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu cơ bản nhất. Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Bkav, spyware là loại mã độc hoạt động âm thầm và ngày càng biến tướng một cách tinh vi, nên người dùng khó có thể phát hiện thông qua các biểu hiện thông thường. Thay vào đó, họ cần dùng phần mềm diệt virus để chặn các kết nối không mong muốn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Examiner.
Với smartphone và tablet, phần mềm gián điệp được lập trình chạy ngầm trên hệ thống nên người dùng khó xác định được thiết bị của mình có dính spyware hay không. Một khi đã nhiễm, spyware có khả năng nghe lén các cuộc đàm thoại, sao chép danh bạ và thư viện ảnh, tải ứng dụng rác vào máy, đọc và gửi SMS, vô hiệu hóa phần mềm diệt virus, tra cứu lịch sử truy cập web…
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia bảo mật của FPT, cho rằng người sử dụng vẫn có thể để ý đến một số biểu hiện khác lạ của điện thoại, máy tính bảng như biểu tượng GPS thi thoảng sáng lên dù họ không mở các ứng dụng kiểm tra vị trí như Google Maps, Facebook…
Thứ hai, dữ liệu 3G tăng cao so với các tháng trước đó. Điện thoại cũng chạy chậm hơn bình thường, pin nhanh hết và máy nóng cả khi không sử dụng (do phần mềm gián điệp có thể đang chạy ngầm và liên tục gửi thông tin đến máy chủ từ xa).
Nếu có những biểu hiện trên, người sử dụng nên cài thêm chương trình bảo mật của các nhà cung cấp uy tín để kiểm tra. Trong trường hợp đã biết điện thoại bị theo dõi, người sử dụng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu trên máy rồi vào phần Settings (Thiết lập) chọn Factory Reset (khôi phục cài đặt gốc) để gỡ bỏ triệt để phần mềm gián điệp.
Các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng cần tránh cài đặt phần mềm không chính thống, không rõ nguồn gốc, không kết nối smartphone tới máy tính lạ vì hiện đã xuất hiện một số mã độc hoạt động đa nền tảng (lây lan trên cả Windows và Android). Bên cạnh đó, mọi người cũng nên cân nhắc nếu thấy hệ điều hành cảnh báo rằng ứng dụng mà họ đang cài đặt có khả năng quét danh bạ, SMS, can thiệp sâu vào hệ thống…
Minh Minh
Theo VNE
Phần mềm gián điệp ngày càng biến tướng và nguy hiểm
Không chỉ lây nhiễm qua Internet hay thông qua cài đặt phần mềm, một số nhà sản xuất còn giấu sẵn spyware trên các thiết bị ngay khi xuất xưởng.
Khi người dùng truy cập các trang web uy tín nhưng liên tục thấy những cửa sổ mới mở ra (pop-up), địa chỉ trang chủ trên trình duyệt của bạn bị thay đổi. Và ngay cả khi thiết lập lại, khôi phục cài đặt mặc định, tình trạng trên vẫn tái diễn. Rất có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại và khống chế một số quyền điều khiển.
Spyware có thể theo dõi mọi hoạt động và khống chế quyền điều khiển máy tính.
Phần mềm này được bí mật cài đặt lên máy tính người dùng, thường chia làm hai loại: Các phần mềm quảng cáo bất hợp pháp (adware) và phần mềm gián điệp (spyware). Xuất hiện sau virus cả chục năm, vào những năm 1995, adware và spyware ban đầu chỉ có mục đích phát tán quảng cáo và thu thập các thông tin để các công ty thúc đẩy, nâng cao hiệu quả quảng cáo trên Internet.
Đến những năm 2002, spyware "biến tướng" theo hướng tiêu cực, trở thành các phần mềm độc hại và bị phát tán rộng trên Internet. Spyware lúc này được biết đến là những phần mềm gián điệp, được thiết kế độc lập với mục đích theo dõi thông tin người dùng. Giống như một loại "bệnh dịch", spyware nhanh chóng lây lan cho người dùng Internet ở khắp thế giới.
Theo FaceTime Communications, ước tính hơn 80% trong tổng số máy tính cá nhân trên toàn thế giới bị nhiễm phần mềm gián điệp. Spyware trở thành mối đe dọa với nhiều doanh nghiệp và xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của người dùng.
Ban đầu, spyware "chạy" vào máy tính khi bạn cài đặt một số phần mềm miễn phí, các ứng dụng bẻ khóa (crack, keygen...) một cách thầm lặng. Đó là lý do mà các chuyên gia bảo mật vẫn luôn cảnh báo: không có thứ gì hoàn toàn miễn phí, ngay cả trên Internet.
Một số máy tính Lenovo cài sẵn phần mềm hội tụ đầy đủ chức năng của spyware.
Các phần mềm gián điệp còn "đánh" vào sự hiếu kỳ của người dùng khi liên tục "nhảy" ra các thông báo hấp dẫn, yêu cầu thực hiện một số bước để xem tiếp. Nếu bạn lơ là, mất cảnh giác mà làm theo thì rất có thể máy tính đã bị nhiễm phần mềm gián điệp. Những trang web có nội dung không lành mạnh, web sex... được coi là "ổ dịch" của virus và spyware khi 80% trong số đó ẩn chưa mối nguy hiểm.
Ngay cả khi cảnh giác, dù không cài đặt hay làm theo thì chỉ cần truy cập là người dùng đã có nguy cơ nhiễm spyware. Một số phần mềm gián điệp khai thác lỗ hổng trên các trình duyệt và chờ trực bạn ghé thăm là sẵn sàng "chui vào" rồi "ẩn náu" trong máy tính.
Không chỉ xuất hiện trên máy tính, phổ biến với các thiết bị dùng hệ điều hành Windows, spyware còn có những phiên bản được thiết kế chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng. Nguy hiểm hơn, một số nhà sản xuất còn cài sẵn các phần mềm theo dõi trên sản phẩm điện tử trước khi xuất xưởng.
Trước đây, spyware đi kèm các phần mềm miễn phí, những ứng dụng bẻ khóa và được coi là "cái giá phải trả" vì người dùng không mất tiền. Song việc cài sẵn phần mềm độc hại trên các thiết bị còn chưa bóc hộp, từ những nhà sản xuất tên tuổi, đặt ra thách thức mới về quyền riêng tư của người dùng.
Spyware xuất hiện trên cả điện thoại thông minh, máy tính bảng.
Với smartphone, tablet chứa phần mềm gián điệp, nó có khả năng nghe lén các cuộc đàm thoại, sao chép danh bạ và thư viện ảnh, tải ứng dụng rác vào máy, đọc và gửi SMS, vô hiệu hóa phần mềm diệt virus, tra cứu lịch sử truy cập web... Do được nhà sản xuất cài sẵn nên các chuyên gia bảo mật đánh giá: hầu như người dùng thông thường không nhận ra và spyware được lưu trong firmware nên rất khó để gỡ bỏ...
Xuất phát từ mục đích thu thập thông tin giúp việc quảng cáo trên Internet hiệu quả hơn, spyware xuất hiện và liên tục biến tướng, trở thành công cụ theo dõi, đánh cắp thông tin người dùng. Theo thống kê của Websense, khoảng 20% tổ chức từng sử dụng các công cụ nhằm ghi lại các thao tác trên bàn phím (keylogger, một dạng của spyware).
Mặc dù người dùng, đặc biệt trong doanh nghiệp đã được nâng cao ý thức bảo mật, song đây vẫn là mối nguy hiểm lớn. Thống kê cho thấy, hơn 90% doanh nghiệp phải đối đầu với phần mềm gián điệp và nguy cơ rò rỉ thông tin.
Theo Washington Post, giới chức Mỹ chỉ trích các tổ chức từ Trung Quốc "tích cực" trong việc xâm nhập vào máy tính nước khác để đánh cắp bí mật thương mại, phục vụ cho kinh tế nước mình. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tiết lộ năm 2014, các vụ gián điệp kinh tế tại nước này đã tăng 53% trong đó Trung Quốc tham gia tới một nửa.
Bảo Anh
Theo VNE
Phần mềm gián điệp được cài lên máy tính thế nào Phần mềm gián điệp có thể được cài vào máy tính thông qua cửa sổ quảng cáo, các tiện ích mở rộng hay những ứng dụng có sẵn của nhà sản xuất... Spyware hay phần mềm gián điệp, là thuật ngữ thường dùng để chỉ các ứng dụng tự ý thu thập thông tin người dùng, thay đổi cấu hình máy tính, thậm...