Cách phân biệt các loại đồ nhựa tốt và xấu
Nhựa nhìn chung chứa nhiều chất độc hại đối với con người. Một số hợp chất này có thể ngấm vào thực phẩm theo thời gian, đặc biệt là ở nhiệt độ cao.
ShutterStock
Để tránh vấn đề này, hãy sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa an toàn.
Các loại nhựa được phân loại và ký hiệu như sau: PETE “1″, HDPE “2″, PVC “3″, LDPE “4″, PP: “5″, PS “6″ và PC “7″.
Các ký hiệu trên thường được ghi dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa, nắp nhựa…
Các loại nhựa có thể chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe ở các mức độ khác nhau, theo Natural News.
Bisphenol A (BPA) là hóa chất độc hại gây rối loạn nội tiết tố, thường có trong nhựa, đặc biệt ở nhiệt độ cao, sẽ tan vào thức ăn. Có thể gây ra các bệnh rất nguy hiểm như ung thư, suy chức năng tuyến giáp, tác hại lên hệ thần kinh, viêm phế quản, hen suyễn…
Mọi người cần biết loại nhựa nào có thể dùng để đựng thực phẩm hoặc cho vào lò vi sóng mà không gây độc hại, loại nhựa nào tuyệt đối không nên tái sử dụng để đựng thức ăn.
1. Nhựa PETE – ký hiệu số 1
Hãy nói “không” với nhựa PETE.
Nhựa số 1 thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm, nước trái cây…
Video đang HOT
Nhựa số 1 chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần vì có chứa BPA, có khả năng tan vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao như trong xe hơi, để gần bếp gas, ngoài nắng. Không nên dùng đựng thực phẩm lâu dài, theo Natural News.
Lưu ý là không nên tái sử dụng loại nhựa này.
2. Nhựa HDPE – ký hiệu số 2
Đây là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Các chuyên gia khuyên nên chọn nhựa số 2 để đựng thực phẩm lâu dài.
Loại nhựa này có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, không thải ra chất độc vào thực phẩm.
Nhựa số 2 được dùng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa, bình đựng sữa, đựng dầu ăn, các loại bình nhựa cứng, đồ chơi và túi nhựa.
Có thể phân biệt loại nhựa này bằng màu sắc, nhựa này thường có màu xanh lam khác biệt.
Để an toàn, hãy kiểm tra kỹ ký hiệu in trên đồ nhựa và đảm bảo đó là số 2 – hoàn toàn không chứa BPA. Hãy nhớ số 2, theo Natural News.
3. Nhựa PVC – ký hiệu số 3
Nhựa PVC là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều chất độc hại như phtalates và BPA, có thể tan vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ.
Vì vậy, tuyêt đối không bọc thực phẩm khi còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là thói quen vô cùng nguy hại cho sức khỏe.
Không tái sử dụng nhựa số 3 để đựng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng.
Nhựa số 3 gồm các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt, bình đựng dầu ăn, đựng nước, thực phẩm dạng lỏng, theo Natural News.
4. Nhựa LDPE – ký hiệu số 4
Được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, túi đựng và hộp bánh.
Nhựa số 4 dù trơ về mặt hóa học nhưng chịu nhiệt kém, vì vậy không nên dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao.
5. Nhựa PP – ký hiệu số 5
PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe.
Nhựa số 5 có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130 – 170 độ nên được dùng làm hộp đựng thực phẩm, có thể dùng trong lò vi sóng, theo Natural News.
Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2 – 3 phút, không nên để quá lâu.
Nhựa PP thường hơi trong suốt. Loại nhựa này có thể tái sử dụng. Có thể chứa nước trong thời gian dài mà không độc hại. Hãy chọn số 5.
6. Nhựa PS: Nhựa tái sinh số 6
Nhựa PS là loại nhựa rẻ và nhẹ. Thường dùng làm hôp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly, muỗng dùng 1 lần.
Loại nhựa này ở nhiệt độ cao và gặp chất chua có thể giải phóng chất độc hại. Vì vậy, loại nhựa này không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài.
7. Nhựa PC – Nhựa số 7 (hoặc không ký hiệu)
Đây là loại nhựa cực kỳ độc hại vì có chứa BPA, thường dùng để sản xuất thùng nhựa đựng hóa chất hoặc hộp đựng thức ăn như hộp sữa chua, hộp mì ăn liền, hộp đựng bơ…
Số 7 là ký hiệu các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng nó có khả năng nhiễm độc vào thức ăn, rất nguy hiểm, theo Natural News.
Theo Thanh niên
Tiếp xúc với chất hóa học phổ biến trong đồ nhựa gây béo phì ở trẻ em
Nghiên cứu mới chỉ ra hóa chất thay thế cho BPA không an toàn cho người tiêu dùng. Tiếp xúc với hóa chất phổ biến trong nhựa và thực phẩm đóng hộp có thể gây nên bệnh béo phì ở trẻ em - theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Nội tiết.
Bisphenol S (BPS) và bisphenol F (BPF) là các hóa chất sản xuất được sử dụng trong một số loại nhựa, lớp lót của thực phẩm, đồ uống đóng hộp bằng nhôm, và giấy in nhiệt dùng trong việc in hóa đơn thanh toán tiền mặt. Những hóa chất này đã được sử dụng để thay thế cho bisphenol A (BPA)-một hóa chất gây rối loạn nội tiết nổi tiếng gây hại cho sức khỏe con người bằng cách can thiệp vào hormone của cơ thể.
"Nghiên cứu này rất có ý nghĩa vì việc tiếp xúc với các hóa chất này rất phổ biến ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Việc sử dụng BPS và BPF đang gia tăng do các nhà sản xuất quyết định lấy chúng để thay thế BPA, do vậy, tần suất phơi nhiễm là cao.", Melanie Jacobson, tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ tại Trường Y khoa NYU ở New York cho biết.
"Mặc dù chế độ ăn kiêng và thiếu luyện tập thể dục vẫn được hiểu là nguyên nhân chính gây nên bệnh béo phì, nghiên cứu này cho thấy phơi nhiễm với các loại hóa chất phổ biến cũng có thể đóng vai trò gây hại, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ", TS. Melanie Jacobson nói thêm.
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia đã sử dụng dữ liệu từ khảo sát kiểm tra dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ để đánh giá mối liên quan giữa BPA, BPS, BPF và kết quả khối lượng cơ thể ở trẻ em, thanh thiếu niên từ 6 đến 19 tuổi. Trẻ em có lượng BPS và BPF trong nước tiểu cao hơn thì khả năng bị béo phì nhiều hơn.
"Trong một nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã phát hiện ra rằng hóa chất tiền thân của BPS, BPF, BPA - có liên quan đến tỷ lệ béo phì cao hơn ở trẻ em Mỹ và nghiên cứu gần đây đã tìm thấy xu hướng tương tự giữa các phiên bản mới hơn của loại hóa chất này. Các hóa chất tương tự không có tác dụng giảm thiểu tác hại của việc tiếp xúc với hóa chất đối với sức khỏe con người.", TS. Jacobson nói.
Nghiên cứu nhận được hỗ trợ tài trợ từ Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia.
Huy Hoàng
Theo: sciencedaily/vietQ
Đồ nhựa dùng một lần: Bị 'cấm cửa' tại nhiều nước, Việt Nam vẫn bày bán tràn lan Nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu làn sóng "tẩy chay" đồ nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, tại Việt Nam đồ nhựa dùng một lần vẫn còn khá phổ biến. Nhiều nước "tẩy chay" đồ nhựa dùng một lần Gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới môi trường, trên thế giới, nhiều quốc gia bắt đầu làn sóng...