Cách pha nước chấm phở cuốn Hà Nội đơn giản đậm đà đúng chuẩn
Trong các điểm du lịch đẹp ở Việt Nam thì không thể bỏ qua thủ đô Hà Nội. Không chỉ là nơi có nhiều địa điểm tham quan, các khu vui chơi cùng với nền ẩm thực hấp dẫn và độc đáo.
Để tạo nét riêng biệt và hấp dẫn của món phở cuốn Hà Nội không thể thiếu được linh hồn của bát nước chấm.
Phở cuốn ngon đậm đà thì không thể thiếu bát nước chấm hấp dẫn. Chỉ với những nguyên liệu dễ tìm và vài bước đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được bát nước chấm phở cuốn thơm ngon, đúng chuẩn như ngoài hàng. Nếu bạn chưa có được cách pha nước chấm phở cuốn ngon, vậy thì bạn đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây.
Các nguyên liệu làm nước chấm phở cuốn
5 thìa cafe nước mắm1 thìa cafe giấm ăn3 thìa cafe nước sôi để nguội5 tép tỏi1 quả chanh tươi hoặc có thể thay thế 2-3 quả quất1 cafe thìa đường2 quả ớt tươi
Cách làm nước chấm phở cuốn
Cách pha nước chấm phở cuốn ngon đúng điệu
Người dân Hà Nội dùng món phở cuốn như một món ăn chơi cũng có thể thay thế cho cơm. Với những nguyên liệu thanh đạm, thân thuộc kết hợp lại với nhau cùng với nước chấm chuẩn vị chắc chắn sẽ khiến bạn phải xao xuyến ngay từ lần đầu thưởng thức.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tỏi bạn đem bóc vỏ,đập dập sau đó băm nhuyễn. Chú ý băm tỏi thật nhỏ để khi cho vào bát nước chấm tỏi sẽ nổi lên trên, như vậy bạn sẽ có được bát nước chấm hấp dẫn hơn.
Ớt tươi được rửa sạch, bỏ cuống. Bạn có thể cắt đôi ớt hoặc bổ dọc quả ớt để loại bỏ hạt bên trong. Tiếp theo thái ớt thành lát mỏng hoặc có thể băm nhỏ ớt. Chú ý sau khi làm ớt xong nhớ rửa tay thật kỹ để tránh cay hoặc bỏng da mặt nếu chạm tay lên da.
Chanh bạn cắt đôi rồi vắt lấy nước cốt cho vào bát. Bạn nhớ loại bỏ hạt vì hạt chanh rất đắng.
Video đang HOT
Bước 2: Pha nước chấm phở cuốn
Để pha nước chấm phở cuốn ngon, bạn phải căn chỉnh tỉ lệ sao cho hợp lí.
Trước tiên, bạn cho 1 thìa cafe đường trắng hòa tan trong 3 thìa nước sôi. Sau đó cho nước mắm vào quấy đều trong hỗn hợp nước đường tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Tiếp đến, sử dụng nước cốt chanh và thêm 1 thìa cafe giấm ăn vào bát nước mắm đã được pha chế và khuấy đều tay. Có thể điều chỉnh tăng giảm lượng nước chanh và giấm ăn tùy vào sở thích của bạn.
Cuối cùng bạn cho phần tỏi và ớt đã băm nhỏ vào khuấy đều tay. Ngoài ra nếu bạn thích ăn thêm cùng với dưa góp thì có thể làm dưa góp cùng với cà rốt và su hào. Như thế nước chấm vừa thanh mát vừa đậm đà hơn. Cùng với đó là màu sắc cũng vô cùng bắt mắt.
Như vậy, bạn đã học xong cách pha nước chấm phở cuốn đơn giản.
Tỷ lệ pha nước chấm phở cuốn
Thông thường thì tùy thuộc vào khẩu vị ăn của mỗi người để điều chỉnh độ cay, mặn, ngọt của nước chấm phở cuốn cho phù hợp. Với tỉ lệ 3 nước: 5 mắm: 1 đường: 1 giấm có lẽ sẽ là tỉ lệ thích hợp nhất.
Phở cuốn ngon hấp dẫn chấm cùng với nước chấm phở cuốn vừa cay, vừa chua, vừa ngọt thì bạn sẽ thấy vô cùng thích thú. Món ăn ngon không thể thiếu phần nước chấm chuẩn vị đậm đà. Điểm tạo nên sức hấp dẫn của món phở cuốn chính là nằm ở bát nước chấm phở cuốn chuẩn vị.
Điều đặc biệt là cách pha nước chấm phở cuốn lại vô cùng dễ dàng mà bất cứ ai cũng có thể làm được.
Lưu ý khi thực hiện cách pha nước chấm phở cuốn
Khi làm tỏi pha nước chấm bạn nên giã tỏi nhuyễn để giữ được hương vị đặc trưng của tỏi. Nhờ đó nước chấm phở cuốn sẽ thơm ngon hơn.
Để vị tỏi được đậm đà, bạn có thể ngâm tỏi, ớt với giấm ăn trước khi pha chế với những nguyên liệu khác. Bạn nên loại bỏ hạt ớt bởi hạt ớt làm cho nước chấm cay nồng hơn.
Công thức pha nước chấm phở cuốn như trên có thể thay đổi điều chỉnh cho phù hợp với sở thích của mỗi người.
Nước chấm ngon ăn kèm với phở cuốn để món ăn thêm hấp dẫn
Món phở cuốn ngon không thể thiếu nước chấm phở cuốn đậm đà. Hòa quyện vào nhau chắc chắn sẽ là một món ăn vô cùng hấp dẫn. Bạn hãy nhanh tay vào bếp làm món phở cuốn với cách pha nước chấm phở cuốn vô cùng đơn giản để chiêu đãi cả gia đình thôi nào.
Theo Giadinh
Bí quyết luộc ốc và pha nước chấm ngon
Nước chấm ngon là thành phần không thể thiếu trong món ốc luộc, hay nói cách khác chính là "linh hồn", quyết định độ ngon dở của cả món.
Bên cạnh đó, chất lượng ốc cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Kinh nghiệm chọn ốc là: thử chạm tay vào miệng ốc đang mở hé, chúng lập tức thụt, đó là những con ốc còn sống và rất tươi. Ngược lại, nếu miệng ốc thụt sâu vào bên trong là ốc gầy yếu hoặc để đã lâu, không ngon, thậm chí là ốc đã chết.
Một cách kiểm tra khác đó là thả con ốc vào chậu nước, nếu là ốc chết sẽ nổi lên mặt nước, phần miệng ốc sẽ úp xuống dưới, trôn ốc xoay lên trên.
Nguyên liệu:
- Ốc (ốc đá, ốc mít, ốc bươu...)
- Sả, lá chanh
- Đường. dấm, nước mắm
- Gừng, tỏi, ớt, (quất/trái tắc)
Cách làm:
- Ngâm ốc qua đêm trong nước vo gạo có và thả vài quả ớt cắt nhỏ để ốc nhả hết nhớt, vớt ra rửa sạch.
- Tách lấy phần lõi non của sả để riêng, dùng pha nước chấm. Phần cọng già rửa sạch, đập dập, lót dưới đáy nồi cùng với ít lá chanh. Rải ốc lên trên, đổ chút xíu nước đủ để ngập lượt ốc đầu tiên dưới đáy nồi, như thế nước luộc sẽ ngọt hơn.
- Đậy vung, bắc nồi lên bếp, đun to lửa cho ốc sôi bùng thì mở nắp, đảo đều thêm một vài phút cho ốc mở miệng rồi tắt bếp. Không nên luộc quá kĩ làm ốc bị nồng, quắt lại, ăn kém ngon.
- Phần sả non thái mỏng, lá chanh thái chỉ, gừng tỏi bóc vỏ, giã nát, ớt thái lát hoặc băm nhỏ.
- Pha nước chấm theo tỉ lệ 2 nước: 1 đường : 1-1.5 nước mắm (tùy độ mặn) : 1 dấm . Hòa tan đường với nước, thêm nước mắm và dấm. Cuối cùng cho gừng tỏi, sả, ớt và lá chanh thái chỉ.
Pha theo cách này nước chấm có vị chua cay mặn ngọt hài hòa. Các gia vị như gừng, tỏi, sả cũng lơ lửng nổi trên mặt bát nước chấm tạo thành những màu xanh đỏ xen kẽ trông rất hấp dẫn. Thêm vài lát quất thái mỏng vào bát nước chấm, vị chua dịu cùng tinh dầu tiết ra từ vỏ quất (tắc) sẽ khiến bát nước chấm thơm ngon hơn.
Theo Thanhnien
Đông về nhớ bánh cuốn Hà Nội Bánh nóng, nước chấm ngon, mùi hương gạo mới, hành phi vàng, cọng mùi xanh nõn và hơi ấm nồi tráng bánh... là quá đủ cho một ngày gió mùa đầu đông. Bánh cuốn là đặc sản dân dã của người Hà Nội. Những hạt gạo thơm thảo thu hoạch từ những cánh đồng Mễ Trì (có nghĩa là Ao Gạo) đã biến...