Cách pha mủ trôm để uống giải nhiệt và công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Cách pha mủ trôm để uống đơn giản ngay tại nhà vừa giúp giải nhiệt thành công cho ngày nắng nóng và cũng vừa có lợi cho sức khỏe.
Mủ trôm là loại thức uống được rất nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có không ít người khi nghe đến hai từ mủ trôm thì vẫn còn khá lạ lẫm. Nếu bạn cũng chưa quen với mủ trôm, chưa rõ sử dụng như thế nào và có tác dụng ra sao thì hãy tham khảo chia sẻ sau đây nhé.
1. Về mủ trôm2. Lợi ích tuyệt vời của mủ trôm đối với sức khỏe
3. Cách pha mủ trôm để uống giải nhiệt ngày nóng
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu để pha mủ trôm
3.2. Cách pha mủ trôm để uống giải nhiệt ngày nóng4. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng mủ trôm ngay tại nhà
Cách pha mủ trôm để uống đơn giản ngay tại nhà giúp giải nhiệt ngày hè nóng. Ảnh: Internet
1. Về mủ trôm
Mủ trôm là mủ của cây trôm, chúng được tiết ra từ những vết cắt hay vết thương trên vỏ của loại cây này, cách lấy giống như lấy mủ cao su. Cây trôm là loại cây thường mọc hoang ở nhiều khu vực như: Bình Thuận, Ninh Thuận hoặc được trồng ở nhiều tỉnh thành Nam Trung Bộ nước ta.
Mủ trôm sau khi lấy sẽ được đem đi phơi khô và chế thành nhiều món khác nhau như: nước uống. Mủ trôm nguyên chất sau khi phơi khô thường sẽ có màu vàng nâu nhạt hoặc màu trắng đục hay trắng ngà đã được qua sử lý làm sạch. Ở dạng thanh dài, cục tròn, tùy vào cách thức khai thác.
Khi được ngâm trong nước, mủ trôm sẽ hút nước, nở ra và tạo thành hỗn hợp sánh mịn, hơi nhớt, dùng làm thức uống sẽ rất tốt cho cơ thể nếu được sử dụng đúng cách.
Mủ trôm là mủ của cây trôm, chúng được tiết ra từ những vết cắt hay vết thương trên vỏ của cây trôm. Ảnh: Internet
2. Lợi ích tuyệt vời của mủ trôm đối với sức khỏe
Những người bị nóng trong người, nổi mụn nhọt, nhiệt miệng, tính khí trở nên nóng nảy,… thì mủ trôm được xem là cứu cánh. Với công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, và cung cấp nhiều chất xơ, khoáng vi lượng và nước sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi được cơn nóng.Mủ trôm có khả năng hút nước rất mạnh, nên có công dụng gây kích thích nhu động ruột, từ đó phân được đẩy đi dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Mủ trôm được nhiều người xem như là phương thuốc nhuận tràng, điều trị chứng đầy bụng, táo bón,… rất tốt.Trong mủ trôm có vị ngọt thanh tự nhiên, đặc biệt rất tốt cho những người bị cholesterol và triglyceride cao. Không những vậy, mủ trôm cũng rất tốt trong việc điều hòa lượng đường trong máu ở những người bị béo phì, hạn chế mắc bệnh tim mạch , xơ vữa động mạch.
Đối với người cao tuổi, hay những người thường bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc thì có thể sử dụng mủ trôm để giúp cải thiện giấc ngủ.Sử dụng mủ trôm thường xuyên sẽ giúp bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất như: sắt, kẽm, natri, calci, magnesi,…Ngoài những tác dụng trên, thì mủ trôm còn có tác dụng làm chất kết dính răng giả trong nha khoa. Đồng thời, chúng cũng giúp kháng khuẩn và chống viêm tốt nên còn được sử dụng trong thuốc đặc trị bệnh viêm họng.
Mủ trôm có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Ảnh: Internet
3. Cách pha mủ trôm để uống giải nhiệt ngày nóng
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu để pha mủ trôm
Mủ trôm: 3 g
Dầu chuối
Đường phèn
Nước lọc
Các dụng cụ cần thiết khác
Chuẩn bị nguyên liệu để pha mủ trôm. Ảnh: Internet
3.2. Cách pha mủ trôm để uống giải nhiệt ngày nóng
Bước 1: Ngâm mủ trôm với nước
Chuẩn bị một cái bát lớn, cho mủ trôm vào cùng với nước ấm. Ngâm khoảng từ 8 tiếng – 12 tiếng, tùy theo kích thước của viên mủ trôm nhỏ hay lớn.Ngâm đến khi nào thấy mủ trôm nở ra hết là được. Khi mủ trôm nở hết ta sẽ nhận thấy trong nước có chất sệt sệt trông như thạch. Vớt mủ trôm ra và cho vào bát lớn.
Ngâm mủ trôm với nước ấm khoảng từ 8 – 12 tiếng cho mủ trôm nở ra hết trước khi pha nước. Ảnh: Internet
Bước 2: Nấu nước đường phèn
Chuẩn bị một nồi nước, cho đường phèn vào trong nước, bắt lên bếp đun sôi đến khi nào đường tan hết thì tắt bếp để nước thật nguội.Lưu ý: nên để nước đường phèn nguội rồi mới pha mủ trôm, không được dùng nước nóng pha hay cho vào nồi nấu chung nhé. Vì nước nóng sẽ làm mất tác dụng vốn có của chúng.
Nấu nước đường phèn rồi để thật nguội, sau đó đem pha nước mủ trôm. Ảnh: Internet
Bước 3: Cách pha nước mủ trôm để uống
Nước đường đã nguội hẳn, bạn cho vào trong cùng với bát mủ trôm, có thể thêm một ít nước lọc cho hợp khẩu vị.Nếu muốn thưởng thức ngay thì cho thêm đá lạnh, còn không để vào tủ lạnh ở ngăn mát.Để tăng thêm khẩu vị, các bạn có thể ngâm thêm một ít hạt é và pha chung với mủ trôm để uống, sẽ ngon và hấp dẫn hơn.
Cho mủ trôm vào trong ly, thêm nước đường phèn, đá lạnh và thưởng thức. Ảnh: Internet
4. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng mủ trôm ngay tại nhà
Mủ trôm có thể nở rất to, từ 8 lần – 10 lần khi được ngâm trong nước. Chính vì vậy, các bạn cần phải ngâm mủ trôm trong nước để mủ nở ra hết cở trước khi pha uống. Khoảng từ 0,5g – 1g mủ trôm có thể ngâm trong khoảng 300 ml nước.
Đối với mủ trôm cục hay thanh thì có thời gian ngâm khá lâu, từ 8 tiếng – 24 tiếng tùy theo kích thước và liều lượng. Còn đối với loại mủ trôm hạt cám hay đã được xay nhuyễn thì chỉ cần mất từ 2 – 3 tiếng là nở ra hết. Các bạn nên lưu ý điều này để ngâm trước khi pha chế nhé.
Phụ nữ đang mang thai và những người có khôi u không nên sử dụng nước mủ trôm. Ảnh: Internet
Mủ trôm là thức uống có tác dụng giải nhiệt và cực kì lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng được. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không nên sử dụng mủ trôm để tránh gây nên những tác hại không mong muốn.
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, những người có khối u trong ruột, những người hư hàn, lạnh bụng không nên dùng mủ trôm.Những người đang uống thuốc chữa bệnh cũng không nên dùng. Vì mủ trôm có độ nhớt cao, chúng có khả năng làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu nếu được sử dụng cùng với thuốc chữa bệnh, mà sự hấp thu này có thể sẽ gây ngộ độc thuốc.
Do đó, các bạn cần phải lưu ý, không được uống cùng lúc mủ trôm với thuốc, chỉ nên uống mủ trôm sau ít nhất một giờ đồng hồ khi đã uống thuốc.Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, nếu nhận thấy có những triệu chứng khác thường thì cần ngưng dùng ngay lập tức, không nên tiếp tục để tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn.
Sau khi đọc xong bài viết này, Chuyên mục Món ngon tin rằng hẳn là các bạn đã biết cách pha mủ trôm để uống, và công dụng mà chúng mang lại là gì rồi phải không nào.
Mủ trôm rất tốt, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể sẽ dẫn đến những tác dụng ngược không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn cần phải nhớ thật kỹ những lưu ý cần thiết để dùng đúng và tận dụng được đủ lợi ích của mủ trôm mang lại nhé.
Thực phẩm giải nhiệt hút khách, không tăng giá trong ngày nắng nóng
Thời tiết ở Hà Nội rất khắc nghiệt, có những ngày trời nắng nóng lên tới gần 40 độ C, khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những ngày nắng nóng, thị trường thực phẩm giải nhiệt, rau xanh khá sôi động nhưng không biến động về giá.
Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Tại một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Hôm Đức Viên, Mùng 8/3, Trại Găng, Kim Liên, Thành Công, Nguyễn Công Trứ, Hàng Bè... các tiểu thương kinh doanh mặt hàng này tại hệ thống chợ truyền thống cho biết, nguyên nhân khiến mặt hàng rau xanh không tăng giá mặc dù sức mua tăng cao, giá tăng ít hoặc giữ ổn định là do nguồn cung dồi dào, các mặt hàng rau xanh bí, bầu, mướp, trái cây đang vào vụ thu hoạch nên giá cả không biến động.
Cụ thể, giá rau bầu đất, bí xanh, bí đỏ 25.000 đồng/kg, rau lang, rau muống, cải canh, cải ngọt, mùng tơi, rau đay 15.000 đồng/mớ, mướp hương 30.000 đồng/kg, rau ngót 20.000 đồng/mớ, cà chua 25.000 đồng/kg...
Bên cạnh các mặt hàng rau xanh giải nhiệt đắt khách thì các mặt hàng trái cây tươi cũng tiêu thụ mạnh như dưa hấu từ 15.000-20.000 đồng/kg, cam vỏ xanh từ 55.000-60.000 đồng/kg, bưởi da xanh từ 55.000-60.000 đồng/kg, măng cụt từ 35.000-40.000 đồng/kg, dưa lê từ 25.000-30.000 đồng/kg,...
Chị Nguyễn Thị Nụ, tiểu thương kinh doanh hoa quả tại chợ Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng cho biết, nắng nóng lượng tiêu thụ dưa hấu, dưa lê cao gấp 2 lần so với những ngày bình thường, các loại hoa quả như cam, bưởi đang bán rất chạy. Sức tiêu thụ tăng mạnh nhưng giá bán không tăng.
Trong khi thủy sản hút khách thì mặt hàng thịt lợn, thịt bò lại rơi vào tình trạng ế ẩm. Chị Nguyễn Thị Liên, một tiểu thương kinh doanh thịt lợn ở chợ Trại Găng, quận Hai Bà Trưng cho hay, do thời tiết nắng nóng nên trong thực đơn của các bà nội trợ thường hay mua cá, tôm cua hơn là thịt lợn, thịt bò vì vậy lượng hàng bán giảm hẳn. Bình thường một ngày chị bán hết khoảng từ 60-80 kg thịt nhưng nay chỉ dám nhập về khoảng 50 kg.
Cũng theo chị Nguyễn Thị Liên, trong đợt nắng nóng duy nhất chỉ có xương sườn là bán chạy, bởi các bà nội trợ thường mua về sử dụng để nấu canh chua nên giá cả tăng nhẹ. Hiện, xương sườn loại ngon có giá từ 180.000-220.000 đồng/kg, cao hơn từ 10.000-15.000 đồng/kg so với thời điểm trước nắng nóng.
Bà nội trợ Nguyễn Thị Hằng ở phố Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng bày tỏ, những ngày nắng nóng phải đi chợ từ sáng sớm cho đỡ nắng và bà thường mua những thực phẩm cho màu hè như rau xanh, cá...
Trong thời điểm nắng nóng này, các mặt hàng nước giải khát cũng được tiêu thụ mạnh như nước dừa, mía luôn đông khách. Anh Phạm Văn Dũng chủ cửa hàng bán dừa trên phố Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng cho rằng, những ngày này rất nhiều người mua dừa tươi hoặc nước dừa chiết chai đóng sẵn. Dừa tươi có giá từ 15.000-25.000 đồng/quả, còn nước dừa chai 35.000 đồng/chai.
Theo chị Vũ Thị Thắm, bán nước mía trên đường Xã Đàn, quận Đống Đa, khi nắng nóng lên đến đỉnh điểm, chỉ trong một buổi sáng đã bán hết 50 cây mía. Hiện, nước mía có giá 10.000 đồng/cốc, nếu mua theo lít có giá 25.000 đồng/lít, mua từ 4 lít trở lên giá 20.000 đồng/lít. ADVERTISIN
"Ngày nắng nóng, lượng khách tăng gấp 3 - 4 lần bình thường, mỗi ngày tôi bán được 200 cốc nên lãi cả triệu đồng", chị Vũ Thị Thắm chia sẻ.
Không chỉ nước mía, dừa quả, nước dừa, các loại ước ép hoa quả sẵn như cà rốt, dứa, ổi... cũng được dịp hốt bạc vào những ngày này bởi sức tiêu thụ mạnh với giá bán từ 10.000-20.000đồng/cốc, nếu mua nước dứa ép theo lít có giá từ 37.000-40.000đồng/chai.
Cùng với các thức uống quen thuộc, thị trường năm nay ghi nhận sự xuất hiện của nhiều loại nước giải khát đóng chai mới nguồn gốc tự nhiên, có tính mát, thanh nhiệt, giải độc... như nước dứa, mận, dưa gang... Hay nước uống thảo dược có tính mát, giải nhiệt trong mùa nóng như bông atisô, rong biển, hoa cúc, sương sáo, sương sâm, la hán quả...
Cách làm giấm gạo nếp truyền thống nuôi bằng rượu Cách làm giấm gạo đơn giản ngay tại nhà chỉ với một vài bước, bạn đã thử chưa? Giấm gạo là loại gia vị quen thuộc trong gia đình. Khi chế biến món salad hay chân gà ngâm sả tắc thì không thể thiếu hương vị chua ngọt đặc trưng của giấm. Ngoài ra giấm gạo còn có tác dụng làm đẹp, tẩy...