Cách pha 5 loại trà thảo dược dành cho người bệnh gout
Nồng độ a xít uric cao có thể gây các rối loạn về sức khỏe, đặc biệt là bệnh gout, gây đau đớn.
Sự tích tụ a xít uric ban đầu không được chú ý, nhưng theo thời gian, có thể gây viêm khớp và đau. Hậu quả là dẫn đến tăng a xít uric máu khởi phát, có thể gây ra bệnh gout – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cơ thể tạo ra chất thải a xít uric khi chuyển hóa các purin có trong một số thực phẩm như thịt xông khói, gia cầm, thịt bê, nai, nội tạng – đặc biệt là gan, cá cơm, cá ngừ, cá trích, cá hồi, trai, sò, theo Medical News today.
Thông thường, thận có nhiệm vụ lọc các purin này, rồi loại bỏ qua nước tiểu.
Nhưng đôi khi, quá trình làm việc của thận gặp khó khăn, vì cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc thận giảm khả năng đào thải.
Mặc dù sự tích tụ a xít uric ban đầu không được chú ý, nhưng theo thời gian, có thể gây viêm khớp và đau.
Hậu quả là dẫn đến tăng a xít uric máu khởi phát, có thể gây ra bệnh gout, theo Step To Health.
Do đó, nếu xét nghiệm máu thấy nồng độ a xít uric cao, thì cần phải tuân theo một số biện pháp điều trị để điều chỉnh.
Các phương pháp điều trị thông thường gồm sử dụng thuốc giảm sản xuất a xít uric và thuốc kháng viêm.
Tuy nhiên, trường hợp nhẹ hơn có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và bổ sung.
Sau đây là một số công thức trà thảo dược, kích thích chức năng thận, tạo điều kiện bài tiết a xít uric qua nước tiểu, giúp giảm mức a xít uric.
Cần lưu ý, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống, vì có thể không thích hợp trong một số trường hợp, theo Medical News today.
1. Trà gừng
Gừng chứa các chất dinh dưỡng chống viêm có thể làm giảm sự khó chịu mà căn bệnh này gây ra.
Bằng chứng khoa học cho thấy tiêu thụ trà gừng làm giảm cơn đau liên quan đến sự tích tụ a xít uric ở khớp. Mặc dù cần có thêm bằng chứng để chứng thực các tác dụng này, phương thuốc này là cách tuyệt vời để hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Trà gừng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1 muỗng cà phê gừng nạo 7 g
1 ly nước 250 ml
Video đang HOT
Mật ong (tùy sở thích)
Cho gừng nạo vào nước, đun sôi. Để nguội trong vài phút, rồi lọc và thêm một chút mật ong.
Uống một ly vào giữa buổi sáng và sau đó 1 – 2 ly trong suốt cả ngày.
Uống trong 15 ngày liên tiếp, sau đó nghỉ 1 tuần rồi tiếp tục uống, theo Step To Health.
2. Trà cần tây
Trà cần tây là một phương thuốc hữu ích để giảm nồng độ a xít uric trong máu. Trong nhiều năm, đây đã là một trong những chất bổ sung tốt nhất chống lại bệnh gout, giữ nước và các vấn đề về tiết niệu.
Rau cần tay – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1 muỗng canh lá cần tây 15 g
1 ly nước 250 ml
Đun sôi lá cần tây trong nước. Để nguội và lọc.
Uống một ly khi bụng đói và thêm 2 ly trong suốt cả ngày.
Uống ít nhất 3 lần một tuần.
3. Trà tầm ma
Cây tầm ma (hay còn gọi là cây nàng hai) thúc đẩy hoạt động thanh lọc của thận để loại bỏ a xít uric.
Cây tầm ma – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Phương thuốc thảo dược này được dân gian sử dụng để điều trị bệnh gout và đau khớp. Nó có đặc tính lợi tiểu giúp thúc đẩy chức năng thận để tăng sản xuất nước tiểu và giảm nồng độ a xít uric.
1 muỗng canh lá tầm ma 15 g
1 ly nước 250 ml
Cho lá tầm ma vào nước, đun sôi, Để nguội và lọc.
Uống 1 ly trà tầm ma giữa buổi sáng.
Uống trong 15 ngày liên tiếp.
4. Trà dâm bụt
Một trong những loại trà thảo dược truyền thống để giảm nồng độ a xít uric là trà hoa dâm bụt. Cây hoa này làm giảm sự tích tụ a xít uric trong máu, ngăn chặn a xít uric lắng đọng trong các khớp.
Trà hoa dâm bụt – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1 muỗng cà phê hoa dâm bụt khô 7 g
1 ly nước 250 ml
Cho hoa dâm bụt khô vào nước, đun sôi từ 3 – 5 phút. Để nguội và lọc.
Uống một ly khi bụng đói trong 20 ngày.
5. Trà hoa bồ công anh
Thức uống này là một loại thuốc lợi tiểu mạnh giúp thúc đẩy thận đào thải a xít uric.
Trà hoa bồ công anh có các lợi ích sức khỏe quan trọng cho thận. Do đặc tính lợi tiểu, nó làm tăng sản xuất nước tiểu và tạo điều kiện cho việc đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể.
Trà bồ công anh – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Mặc dù chưa được chứng minh là thuốc điều trị bệnh gout, nhưng uống loại trà này có thể giúp kiểm soát chứng tăng a xít uric máu.
1 muỗng canh hoa bồ công anh 15 g
1 ly nước 250 ml
Đun sôi hoa bồ công anh trong nước, lọc và uống khi bụng đói.
Uống 2 – 3 lần một ngày, trong 15 ngày.
Điều quan trọng cần nhớ là hiệu quả của các biện pháp trên có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người.
Có một số bằng chứng về tác dụng của các loại trà này. Nhưng hầu hết các bằng chứng này chưa được nghiên cứu nhiều, do đó, cần được chứng thực với nhiều nghiên cứu hơn.
Tuy nhiên, trà thảo dược có thể được coi là phương cách hỗ trợ cho các phương pháp điều trị. Tất nhiên, để sử dụng một cách an toàn, cần phải hỏi bác sĩ, tham khảo các tác dụng phụ hoặc chống chỉ định trước khi uống, theo Step To Health.
Tết uống trà gì tốt cho sức khỏe?
Không chỉ có tác dụng giải khát, các loại trà dưới đây còn có vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe đặc biệt là tim mạch.
Trà là một tinh hoa trong ẩm thực lâu đời ở nhiều nơi trên thế giới. Các loại trà không chỉ mang đến thứ nước uống tuyệt vời mà còn có rất nhiều lợi ích về sức khỏe.
Trà không chỉ có tác dụng giải khát hay là một thức uống vui mà còn có tác dụng đối với sức khỏe cơ thể. Nhiều loại trà có chứa những chất đặc biệt tốt cho hệ tuần hoàn đặc biệt là tim mạch. Chúng có thể giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, làm chậm nhịp tim,...
Trà gừng
Ở một nghiên cứu trên động vật cho thấy gừng có thể giúp làm giảm các cholesterol xấu. Và gừng được tin là có hiệu quả tương đương với các loại thuốc giảm cholesterol.
Trà hoa cúc
Chứa lượng lớn các vitamin thiết yếu và axit amin trà hoa cúc giúp tăng cường sức khỏe, giảm các triệu chứng buồn nôn, chóng mắt,...
Trà hoa oải hương
Trà hoa lavender hay trà oải hương có khả năng chống co thắt, ngoài ra nó còn giúp làm giảm cholesterol, làm loãng máu để giảm nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Trà giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Trà nhân sâm
Ngoài việc bồi bổ sức khỏe và cải thiện sức khỏe trà nhân sâm còn đặc biệt tốt cho tim mạch vì nhân sâm có tác dụng tăng cường hệ tuần hoàn máu giúp máu lưu thông tốt, ngăn kết dính của tiểu cầu.
Trà dâm bụt
Các nhà nghiên cứu phát hiện uống trà hoa dâm bụt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trà dâm bụt có thể làm giảm huyết áp ở những người có nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra loại trà thảo dược này còn cung cấp các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại các gốc tự do, gây tổn hại cho các tế bào.
Trà vỏ cam
Trà vỏ cam có tác dụng chống các triệu chứng căng thẳng, trầm cảm. Theo các chuyên gia tim mạch, trà vỏ cam giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa cholesterol.
Thiên Thanh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
8 loại thực phẩm giúp giải tỏa cảm giác buồn nôn Buồn nôn là cảm giác mà mọi người thường gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Vậy bạn cần làm gì để giải tỏa cảm giác buồn nôn? Buồn nôn là cảm giác mà mọi người thường gặp phải trong cuộc sống hằng ngày - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Nhiều thứ có thể kích hoạt quá trình này, chẳng hạn như nhiễm trùng,...