Cách nhận biết và hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà
Mức độ ô nhiễm trong nhà có thể cao gấp nhiều lần ngoài trời, nhận biết qua máy đo, hệ thống lọc và ngăn ngừa sớm giúp giữ sức khỏe.
Không ít người lo lắng về các tác nhân ô nhiễm như khói bụi ngoài môi trường. Nhưng ô nhiễm không khí trong nhà cũng có thể gây nên các bệnh về hô hấp, dị ứng, nhất là với đối tượng thường dành nhiều thời gian trong nhà như trẻ em, người cao tuổi.
Theo nghiên cứu về sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA- Environmental Protection Agency, nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn 2-5 lần, đôi khi 100 lần so với nồng độ ngoài trời.
Theo Thạc sĩ Đỗ Hoàng Oanh, sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, trong số các tác nhân sinh học gây ô nhiễm trong nhà, đáng chú ý nhất phải kể đến nấm mốc, một trong những nguyên nhân chính gây dị ứng, hen suyễn, khó thở….
Ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ra dị ứng, hen suyễn….Sử dụng công nghệ lọc không khí tiên tiến là một trong những giải pháp ngăn ngừa.
Có một số cách giúp bạn nhận biết ô nhiễm trong nhà. Đó là thông qua tần suất và mức độ mắc các bệnh như dị ứng, khó thở, sổ mũi, xoang, hen suyễn… Nếu gia đình có người mắc các chứng bệnh này, bạn nên kiểm tra chất lượng không khí trong nhà.
Sử dụng máy đo chất lượng không khí cầm tay để theo dõi thông qua chỉ số PM2.5. Hạt PM2.5 là những hạt nhỏ lơ lửng trong không khí, có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các gia đình có thể sử dụng hệ thống lọc không khí, đặc biệt hệ thống có chức năng cảm biến bụi để kiểm tra hàm lượng hạt bẩn trong không khí. Đây cũng có thể là tiêu chí giúp chọn lựa các sản phẩm tích hợp hệ thống cảm biến bụi sử dụng trong gia đình.
Cách hạn chế ô nhiễm
Video đang HOT
Để hạn chế việc ô nhiễm trong nhà, gia đình nên tận dụng không khí tự nhiên để làm mới không gian. Tuy nhiên nên hạn chế việc này nếu quanh nhà có nguồn khí thải ô nhiễm.
Các tác nhân gây hại như khí thải từ ô tô, xe máy, khói từ bếp than, bếp dầu… cần hạn chế. Không nên khởi động xe hay các động cơ chạy bằng nhiên liệu trong nhà. Lắp đặt máy hút mùi hoặc quạt gió có thể giúp thoát khói bụi ra ngoài.
Gia đình nên tạo các khoảng cây xanh hợp lý để giúp thanh lọc không khí của ngôi nhà. Để đảm bảo chất lượng không khí trong phòng, mỗi gia đình có thể trang bị hệ thống lọc không khí với công nghệ tiên tiến để lọc và ngăn ngừa các tác nhân gây dị ứng, giúp hạn chế các vấn đề về hô hấp.
Một trong những công nghệ lọc không khí tiên tiến hiện nay là công nghệ nanoe của Panasonic. Bộ phát nanoe giải phóng 3.000 tỷ hạt ion tích điện âm giúp loại bỏ bụi bẩn trong không khí, vô hiệu hóa vi khuẩn, vi rút bám tại màng lọc và các phần tử bám dính trên đồ vật.
Công nghệ lọc khí nanoe X tân tiến còn có khả năng loại bỏ 5 loại mùi khó chịu và ngăn chặn sự phát triển của chất gây dị ứng, vi khuẩn, virus.
Vân Trương
Theo vnexpress.net
Mùa này khi ăn mía, hãy nhớ câu "mía thanh minh, độc hơn rắn"
Tháng 2 và tháng 4 là thời điểm loại nấm mốc cực độc trên mía sinh sôi nhiều nhất. Thế nên, người Trung Quốc mới có câu "mía thanh minh, độc hơn rắn", để cảnh báo mọi người.
Mía có phải là một loại hoa quả? Nhìn vào thành phần dinh dưỡng có trong cây mía, có thể coi mía là một loại hoa quả.
Lượng nước bên trong cây mía khá nhiều, chiếm 84%; Lượng đường phong phú chiếm 12% với nhiều loại đường như sucralose, glucos và fructose (đường hoa quả), vốn cơ thể người rất dễ hấp thụ.
Trong 100g mía có chứa 0.4g protein, 0.1g chất béo, 15.4g carbohydrate, 0.6g chất xơ, 10.01mg vitamin B, 20.20mg vitamin A, vitamin C, 14mg canxi, 1mg kẽm.
Trong cuốn "Bản thảo cương mục" có viết: Cây mía có tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trợ tì, tốt cho dạ dày, ruột non, tiêu viêm, có công hiệu giải rượu, giúp giải khát, chống táo bón, giải rượu, hôi miệng, chữa chứng ho, đau họng,...
Đa số mọi người đều có thể ăn mía, có thể cách ăn trực tiếp là nhai, vừa nhai vừa hút chất nước bên trong cây mía, rồi nhả bã hoặc ăn gián tiếp là uống nước mía ép.
Những đối tượng nên cân nhắc khi ăn mía
Do hàm lượng đường trong cây mía khá cao, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường, người mắc chứng rối loạn trao đổi chất và người bị mỡ trong máu cao nên cẩn thận khi ăn mía.
Người có tị và dạ dày thể hàn, lạnh bụng không thích hợp ăn mía. Người bình thường khi ăn mía cũng nên chú ý, không nên ăn quá nhiều nhằm hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể, tránh phát sinh bệnh béo phì.
"Mía thanh minh, độc hơn rắn" có đúng không?
Lượng đường trong cây mía khá cao. Nếu để trong một thời gian dài, dưới điều kiện nhiệt độ tăng cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc. Đó chính là những"chấm đỏ" trong thân mía mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Loại nấm này có tên là "nấm độc Arthrinium", chuyên sản sinh một loại độc tố thần kinh có tên "Axit 3-nitropropionic", loại độc tố này chủ yếu gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương.
Tháng 2 và tháng 4 hàng năm là thời kỳ loại nấm độc này ở cây mía sinh sôi nhiều nhất.
Sau khi ăn phải cây mía bị nhiễm độc, biểu hiện ban đầu là hệ thống tiêu hóa bị rối loạn với các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tiếp theo là hệ thống thần kinh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt...
Bệnh nặng có thể xuất hiện triệu chứng co giật, thậm chí đại tiểu tiện không thể tự chủ được dẫn đến hôn mê.
Nếu không được kịp thời cứu chữa, độc tố sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến khó thở mà tử vong. Nếu còn sống thì cũng để lại di chứng như liệt toàn thân.
Tùy cơ địa mỗi người, có một số người sau khi ăn phải những đốm đỏ trong cây mía bị trúng độc nhưng chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ, không bị hoa mắt.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên đề cao cảnh giác. Một khi phát hiện cây mía có những đốm đỏ, bạn nên bỏ đi ngay lập tức. Khi ăn mía, chúng ta nên quan sát, chọn lựa kỹ càng để tránh trúng độc.
Vì vậy mà người dân Trung Quốc mới có câu "mía thanh minh, độc hơn rắn", thực ra là để cảnh báo mọi người.
Cách chọn mía "chuẩn"
- Chọn cây mía có thân to khỏe, bề ngoài trơn bóng, vỏ thân cây mía có màu tím, trên thân cây còn bám một lớp phấn màu trắng.
- Nên xem kỹ thân cây, nếu có thể thì nên ngửi thử. Cây mía chuẩn là khi dóc vỏ, phần thịt mía có màu trắng sáng, chắc chắn, chứa nhiều nước, có vị mát. Nếu phát hiện cây mía có vị lạ giống như bị nhiễm độc thì không nên chọn.
- Nên chọn lựa cây mía cỡ trung. Không nên chọn cây mía có thân quá nhỏ hoặc quá to.
- Nên chọn cây mía có thân thẳng, không nên chọn cây có thân cong. Cây mía cong vẹo có thể có côn trùng bên trong.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Thay đổi thói quen tiêu dùng Tết, đừng coi tủ lạnh là bảo bối Cục trưởng An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không nên coi tủ lạnh là bảo bối và nên thay đổi thói quen tiêu dùng ngày Tết. Không tích thực phẩm quá nhiều Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết, trong dịp Tết, các nhóm thực phẩm như rượu bia, nước giải...