Cách nhận biết trẻ nhiễm giun kim
Con tôi 6 tuổi, thường bị ngứa hậu môn vào chập tối, có người bảo cháu bị giun kim. Làm sao biết trẻ bị bệnh giun kim, thưa bác sĩ?
Ảnh minh họa
Bệnh giun kim có thể lây từ người này sang người khác. Trẻ em bị bệnh nhiều hơn người lớn. Giun trưởng thành chủ yếu ở ruột non. Sau khi giun kim đực và giun kim cái giao phối, giun đực chết còn giun cái ra rìa hậu môn để đẻ, sau đẻ trứng, giun cái cũng chết luôn.
Sau vài giờ trứng có khả năng lây nhiễm cho người khác hoặc tự lây lại qua thức ăn, nước uống, đồ vật, hoặc tay bị nhiễm, trứng nở trên da vùng hậu môn và ấu trùng đi lên đại tràng.
Triệu chứng quan trọng nhất là ngứa vùng hậu môn (nhất là về ban đêm). Ban đêm, những lúc ngứa hậu môn, soi đèn có thể thấy giun kim ở quanh hậu môn.
Phòng bệnh bằng cách không cho trẻ mặc quần thủng đít, rửa tay sạch trước khi ăn, cha mẹ cần rửa sạch hậu môn cho trẻ hằng ngày. Mọi người cần rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cơm. Định kỳ giặt ga trải giường, chăn màn cũng có tác dụng diệt trứng giun.
Theo SKDS
Video đang HOT
Nhiễm giun đường ruột ở trẻ em
Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới, do khí hậu nóng ẩm, tập quán ăn uống, vệ sinh môi trường kém. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu máu.
Các loại giun thường gây bệnh ở trẻ em:
Giun đũa: ở nước ta, trẻ em bị nhiễm giun đũa chiếm tới 80-90%. Giun đũa sống ở ruột non của người, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất, nước. Qua nước, thức ăn, tay bẩn ấu trùng vào cơ thể và trở thành giun trưởng thành. Giun có thể sinh sản tới hàng trăm con trong ruột gây tắc ruột hoặc di chuyển vào đường gan - mật gây áp-xe gan. Trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng vùng quanh rốn, nôn ra giun, đi ngoài ra giun, bụng ỏng, gầy yếu. Nếu trẻ đau bụng dữ dội và kéo dài thường là biến chứng của giun như giun chui đường mật, tắc ruột...
Giun kim: Sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ngay ở hậu môn gây ngứa hậu môn, trẻ gãi giun qua tay lên miệng gây tái nhiễm giun rất nhanh. Khi trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ hay quấy khóc do ngứa hậu môn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân.
Giun móc: Trẻ em nhiễm giun móc chiếm khoảng 10%. Giun móc ký sinh ở tá tràng, miệng bám vào niêm mạc ruột để hút máu, trung bình mỗi ngày, một con giun móc có thể hút 0,2ml máu. Ðường lây nhiễm giun móc chủ yếu qua miệng do ăn phải ấu trùng từ rau sống, tay bẩn, đất bụi và qua da. Trẻ nhiễm giun móc thường đau bụng vùng trên rốn, phân đen, thiếu máu từ từ, da xanh niêm mạc nhợt. Trường hợp nhiễm nặng dễ gây thiếu máu nặng, suy tim và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Hình minh họa
Xử trí: Cần tẩy giun cho trẻ nếu xét nghiệm phân có nhiễm trứng giun hoặc khi thấy trẻ nôn ra giun, đi ngoài ra giun, ngứa hậu môn... Và khi có biến chứng giun chui ống mật, nhiễm trùng đường mật, áp-xe gan, tắc ruột do giun.
Tẩy giun bằng các loại thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun, ít độc, ít tác dụng phụ, không cần bắt trẻ nhịn ăn, không cần phải dùng thuốc tẩy.
Mebendazol 500mg. Uống 1 lần duy nhất. Liều lượng thuốc không phụ thuộc vào tuổi và cân nặng. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.
Albendazol 400mg. Uống 1 lần duy nhất. Nếu nhiễm giun móc nặng có thể dùng 2 ngày liền mỗi ngày 400mg. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.
Phòng bệnh giun:
Tăng cường vệ sinh cá nhân
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại tiện.
- Ăn chín, uống nước đã đun sôi, nếu ăn rau sống phải rửa sạch.
- Không đi chân đất, tránh ấu trùng giun móc chui qua da.
Vệ sinh môi trường
- Quản lý phân chặt chẽ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, chỉ đi đại tiện vào hố xí, trẻ nhỏ ỉa vào bô, không dùng phân tươi để bón.
- Sử dụng nguồn nước sạch.
- Xử lý rác hợp vệ sinh.
Tẩy giun định kỳ
Tẩy giun cho trẻ trên 2 tuổi 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
Theo SKDS
Trị giun kim bằng tỏi, lá ớt non Giun kim có thể gây viêm ruột thừa, thậm chí có thể làm thủng ruột. Giun kim là loại giun nhiễm khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Giun kim thường sống ở góc hồi manh tràng. Ngoài ra còn ở cả phần cuối của ruột non và phần đầu ruột già. Tuổi thọ của giun kim rất...