Cách nhận biết sữa kém chất lượng
Người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm, các hình ảnh và thông tin cần đầy đủ, sắc nét, rõ ràng và chính xác. Hạn sử dụng không bị tẩy xóa, in chồng lên nhau.
Hạn sử dụng là một trong những yếu tố thường bị làm giả. Sữa có hạn sử dụng giả thường là hàng đã cận hoặc quá đát được nâng cấp bằng cách tẩy xóa sửa chữa, hạn sử dụng được cố tình kéo dài làm giảm chất lượng dinh dưỡng và cảm quan sản phẩm. Thực tế, hạn sử dụng của đa phần các hãng sữa vẫn được làm bằng cách dập date bằng mực truyền thống dẫn đến việc tẩy xóa không khó khăn. Do vậy, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có hạn sử dụng dập nổi thay bằng dập bằng mực để tránh tình trạng gian lận ngày sản xuất và sử dụng.
Theo các chuyên gia từ thương hiệu XO từ Namyang, để hạn chế việc chọn nhầm hàng giả, người tiêu dùng nên tìm hiểu thật kỹ về thông tin nhà sản xuất và lựa chọn những nhà sản xuất đã có bề dày lịch sử. Những phát minh khoa học trong ngành sản xuất sữa rất tốn kém về thời gian cũng như tiền bạc. Chỉ những tập đoàn lớn và uy tín mới có đủ điều kiện để sản xuất ra một sản phẩm sữa hoàn thiện, tốt nhất cho bé.
Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam chia sẻ: “Khi lựa chọn sữa cho bé, người lớn cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin khác nhau và đừng quyết định dựa trên cảm tính. Sữa tốt trước tiên phải có nguồn gốc, thông tin rõ ràng, tiếp đến là sản phẩm phải phù hợp với thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng của bé”.
Chị Hoàng Thị Tươi (Nhân viên văn phòng, quận 7, TP HCM) cho biết, sau nhiều lần đổi sữa cho con cùng với việc nghiên cứu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, chị nghĩ rằng sữa tốt cho bé là những sản phẩm có thể giúp bé phát triển tốt không chỉ về thể chất, mà còn cần cho sự phát triển trí não và hệ miễn dịch. Vì sản phẩm sữa chất lượng tốt sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, thế nên lựa chọn những sản phẩm cần có những kiểm chứng khoa học. Ngoài ra, loại sữa đó phải được công nhận về lợi ích đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ thông qua các nghiên cứu lâm sàng.
Phương Thảo
Theo VNE
Thời hạn cho thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh
Thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh đều có "hạn sử dụng". Sau kì hạn này, bạn đừng nên nuối tiếc mà bỏ chúng đi.
Chúng ta vẫn thường cho rằng nhiệt độ thấp trong tủ lạnh là điều kiện lí tưởng để bảo quản mọi loại thực phẩm với thời gian dài. Đây là quan niệm sai lầm cần phải thay đổi, bởi tủ lạnh chỉ có thể kéo dài thời hạn bảo quản thực phẩm trong một hạn mức nhất định, nếu để lâu hơn, chúng đã không còn an toàn để có thể sử dụng.
Thực phẩm lưu trữ quá hạn trong tủ lạnh còn dễ gây nguy cơ nhiễm độc sang các thực phẩm khác. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho gia đình, bạn nên lưu ý tới thời hạn bảo quản tiêu chuẩn của các đồ ăn hàng ngày trong tủ lạnh.
Để thực phẩm đông đá trong khoang tạo đá hoặc đặt vào tủ đông có thể kéo dài thời hạn bảo quản, nhưng không phải là mãi mãi. Hãy tham khảo thời hạn bảo quản khuyến nghị của nhóm những thực phẩm tiêu biểu dưới đây để sử dụng chiếc tủ lạnh của bạn đúng đắn nhất.
1. Các loại salad
- Trong tủ lạnh: 3-5 ngày
- Trong tủ đông: Không nên bảo quản bất cứ loại salad nào trong tủ đông.
2. Gói xúc xích đã mở
- Trong tủ lạnh: 1 tuần
- Trong tủ động: 1-2 tháng
3. Gói xúc xích chưa mở
Video đang HOT
- Trong tủ lạnh: 2 tuần
- Trong tủ đông: 1-2 tháng
4. Giăm bông đã mở gói
- Trong tủ lạnh: 3-5 ngày
- Trong tủ động: 1-2 tháng
5. Giăm bông chưa mở gói
- Trong tủ lạnh: 2 tuần
- Trong tủ đông: 1-2 tháng
6. Thịt xông khói
- Trong tủ lạnh: 1 tuần
- Trong tủ đông: 1 tháng
7. Xúc xích tươi
- Trong tủ lạnh: 1-2 ngày
- Trong tủ đông: 1-2 tháng
8. Thịt xay
- Trong tủ lạnh: 1-2 ngày
- Trong tủ đông: 3-4 tháng
9. Sườn lợn, bò
- Trong tủ lạnh: 3-5 ngày
- Trong tủ đông: 4-6 tháng
10. Gia cầm nguyên con
- Trong tủ lạnh: 1-2 ngày
- Trong tủ đông: 1 năm
11. Gia cầm chia miếng
- Trong tủ lạnh: 1-2 ngày
- Trong tủ đông: 9 tháng
12. Súp và các món hầm
- Trong tủ lạnh: 3-4 ngày
- Trong tủ đông: 2-3 tháng
13. Thịt còn sót lại sau bữa ăn
- Trong tủ lạnh: 3-4 ngày
- Trong tủ đông: 2-6 tháng
14. Pizza còn thừa
- Trong tủ lạnh: 3-4 ngày
- Trong tủ đông: 1-2 tháng
15. Trứng tươi
- Trong tủ lạnh: 3-5 tuần
- Trong tủ đông: Không nên làm đông lạnh trứng
16. Lòng trắng trứng
- Trong tủ lạnh: 3-4 ngày
- Trong tủ đông: 12 tháng
17. Lòng đỏ trứng
- Trong tủ lạnh: 2-4 ngày
- Trong tủ đông: lòng đỏ không nên đóng băng
18. Bánh custard
- Trong tủ lạnh: 3-4 ngày
- Trong tủ đông: Không nên làm đông lạnh
Theo Depplus
6 không khi cho con uống sữa Đừng để những lỗi "ngớ ngẩn" trong quá trình cho con uống sữa này kìm hãm sự phát triển của trẻ. Sữa không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều chị em trong quá trình cho con uống...