Cách nhận biết những cơn đau bụng nguy hiểm
Đau bụng thường xảy ra khi bị khó tiêu hoặc tích tụ khí từ tiêu thụ chất đường bột.
Shutterstock
Nhưng khi nào những cơn đau bụng thường gặp này không còn bình thường nữa, bạn có biết không?
Hãy xem các dấu hiệu nhận biết sau đây, theo Medical Daily.
Đau ở vùng bụng trên: Cơn đau tim
Tiến sĩ Robert Glatter, phát ngôn viên quốc gia của Đại học Bác sĩ Cấp cứu Mỹ nói rằng một cơn đau không rõ ràng ở bụng trên hoặc giữa bụng kèm theo buồn nôn và ợ hơi có thể báo hiệu một cơn đau tim.
Nôn mửa kèm với đau lưng hoặc đau quai hàm và khó thở cũng có thể là những triệu chứng của cơn đau tim đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc khẩn cấp, ông nói thêm.
Đau bụng và giảm cân: Ung thư
Theo báo cáo của tiến sĩ Gregory Sayuk, từ Đại học Y Washington (Mỹ), đau bụng dai dẳng kèm theo giảm cân, có máu trong phân, triệu chứng thiếu máu và tiền sử gia đình bị ung thư đường tiêu hóa hoặc các bệnh viêm ruột, là bệnh nghiêm trọng có thể là ung thư, theo Medical Daily.
Cần đi khám sớm để được chẩn đoán nhanh chóng, bác sĩ Sayuk nói thêm.
Video đang HOT
Đau bụng dữ dội đột ngột: Thủng dạ dày
Nếu một người có tiền sử loét dạ dày hoặc đang dùng thuốc kháng viêm không chứa Steroid mà bị đau bụng dữ dội đột ngột, có thể là do thủng dạ dày, bác sĩ Glatter giải thích.
Thủng dạ dày cần phải được phẫu thuật khẩn cấp vì có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn là viêm phúc mạc nếu không được chăm sóc ngay lập tức.
Viêm phúc mạc do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm, xuất hiện giống như một màng lụa bao phủ các cơ quan trong bụng.
Bác sĩ Glatter giải thích rằng khi khoang bụng bị nhiễm trùng, có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, có thể làm suy yếu các cơ quan nội tạng và cuối cùng dẫn đến tử vong, nếu không được phẫu thuật, theo Medical Daily.
Đau quặn bụng liên quan đến tiêu chảy: Hội chứng ruột kích thích
Tiêu chảy hoặc táo bón với đau quặn bụng hoặc đầy hơi có thể chỉ ra hội chứng ruột kích thích, theo tiến sĩ Singh.
Bác sĩ Singh đề nghị sử dụng các biện pháp giảm đau ngay lập tức khi bị đau bụng do hội chứng ruột kích thích.
Kiểm soát chế độ ăn uống và căng thẳng cũng có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích trong dài hạn.
Đau bụng sau khi ăn nhiều: Bệnh túi mật
Tiến sĩ Hardeep Singh, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện St. Joseph (Mỹ), cho biết một cơn đau cực độ ở bụng dai dẳng sau khi ăn nhiều là dấu hiệu của một cuộc tấn công túi mật, theo Medical Daily.
Nhiệm vụ chính của túi mật là lưu trữ mật và phân phối đến ruột non để hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Khi túi mật bị tắt nghẽn và bị viêm, có thể dẫn đến bệnh túi mật.
Đau bụng dưới bên trái: Viêm túi thừa
Theo bác sĩ Glatter, đau bụng ở bụng dưới bên trái, đặc biệt đau nặng hơn khi đi lại, có thể là viêm túi thừa. Đây là những túi nhỏ trong đại tràng, có thể bị tắc nghẽn hoặc thủng, ông nói thêm.
Tiến sĩ Glatter cho biết có thể điều trị bằng kháng sinh và một số chất làm mềm phân để giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo Medical Daily.
Tuy nhiên, có thể không cần dùng kháng sinh, vì vậy bác sĩ có thể điều trị trước bằng thuốc giảm đau như acetaminophen và xem xét liệu có cần thuốc mạnh hơn hay không, bác sĩ Glatter giải thích.
Theo Thanh niên
Bác sĩ nghiên cứu chữa bệnh cho chính mình
MỸ - Phát hiện bị tăng sản hạch bạch huyết hiếm gặp, David Fajgenbaum, 34 tuổi, tự nghiên cứu loại thuốc tên Sirolimus để đẩy lùi bệnh.
Bác sĩ David Fajgenbaum. Ảnh: Philly Voice
Khi đang học năm ba ở Đại học Y, David bị bệnh nặng, phải nằm viện 5 tháng. Bác sĩ cho biết gan, thận và các cơ quan khác của anh đang dần ngừng hoạt động. Đến năm 25 tuổi, anh bị chẩn đoán mắc bệnh Castleman (còn gọi là bệnh tăng sản hạch bạch huyết). Theo Tổ chức Quốc gia về Rối loạn Hiếm gặp ( NORD), mỗi năm ở Mỹ có khoảng 5.000 người được chẩn đoán mắc bệnh Castleman. Những người mắc bệnh này có thể gặp những triệu chứng nhẹ như cảm cúm, đau bụng cho đến sự sụp đổ hoàn toàn của nhiều cơ quan chức năng.
"Việc chẩn đoán mất khoảng 11 tuần, phần lớn thời gian đó tôi ở trong phòng chăm sóc đặc biệt. Tôi bị xuất huyết võng mạc, dần mù mắt trái và tăng khoảng 32 kg chất lưu trong cơ thể", David kể.
Khi David mới được phát hiện bị Castleman, chỉ có một loại thuốc được cho phép sử dụng bởi Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), anh điều trị nhưng không khỏi. Trong hơn 3 năm, David phát bệnh 4 lần, lần nào cũng nguy kịch, có thể mất mạng. Nhờ hóa trị, anh có thể hoàn thành việc học tại trường y và kết hôn.
"Tôi hứa với bố, các chị em và người vợ hiện tại của mình sẽ dành thời gian còn lại để chữa căn bệnh này", David nói.
Có những lúc David tưởng như qua đời vì không thể chống chọi căn bệnh. Ảnh: Fox News
Anh thành lập Mạng lưới cộng tác bệnh Castleman (CDCN) để thúc đẩy nghiên cứu trên toàn thế giới, đồng thời tự nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của mình. Ban đầu CDCN đặt mục tiêu chế tạo thuốc chữa bệnh trong 25 năm. Kết quả đầu tiên thật bất ngờ, bằng phân tích mẫu máu của mình, anh đã tạo ra một loại thuốc, đặt tên là thuốc Sirolimus. David là bệnh nhân đầu tiên sử dụng Sirolimus để chữa Castleman, bệnh tình của anh thuyên giảm từ đó.
Trong 7 năm, anh và các cộng sự đạt được nhiều bước tiến. "Chúng tôi đầu tư 1 triệu USD vào nghiên cứu, sau đó nhận thêm 7 triệu USD từ chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận", anh nói. Anh và nhóm nghiên cứu đang hướng tới thử nghiệm lâm sàng, dự kiến bắt đầu ở Đại học Pennsylvania cuối năm nay.
David hiện có một con gái. Anh ghi lại hành trình chữa bệnh của mình trong cuốn sách "Chasing My Cure: A Doctor's Race to Turn Hope into Action".
"Tôi luôn hy vọng câu chuyện của mình có thể truyền cảm hứng cho mọi người", anh nói. "Hãy biến hy vọng thành hành động và nhìn ra điều tích cực giữa những thời điểm khó khăn nhất".
Hoài Thu
Theo Fox News/VNE
Dấu hiệu nhận biết sớm u xơ tử cung U xơ tử cung là căn bệnh có tỷ lệ mắc lên tới 30% ở phụ nữ từ 30-50 tuổi thường là những người đã quan hệ "chăn gối". Đâu là những dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh này? Dấu hiệu nhận biết sớm u xơ tử cung Phần lớn các u xơ tử cung lành tính nhưng gây cho người bệnh...