Cách nhận biết một số thực phẩm không an toàn
Dưới đây là một số cách nhận dạng thực phẩm không an toàn để các bà nội trợ luôn chọn cho mình những thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho cả gia đình.
Thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc, thực phẩm hết hạn sử dụng… được xem là mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thịt trâu, bò: Trong thịt bò và thịt trâu có nguy cơ nhiễm kén sán nhiều hơn thịt lợn. Vì vậy, khi mua thịt trâu, thịt bò, người tiêu dùng nên tránh những miếng thịt có các bọc nhỏ xen giữa các thớ thịt, bắp thịt. Khi thái, bằng mắt thường nếu thấy những đốm trắng to bằng đầu kim là miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Còn nếu miếng thịt nhiễm sán thì sẽ có những hình sợi hoặc hình bầu dục to bằng hạt đậu có màu trắng nằm dọc theo các thớ thịt. Nếu thịt ướp urê hoặc hàn the thì khi cầm vào miếng thịt thấy cứng hơn, không còn cảm giác mềm mại và độ dẻo dính như thịt tươi.
Thịt gà: Với thịt gà làm sẵn, nên lựa chọn những con có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn, có độ đàn hồi cao. Da gà phải kín và lành lặn, không có vết bẩn, mốc hoặc vết lạ gì khác. Nếu thịt gà bị chết (gà toi) trước khi mổ, thịt gà sẽ có màu đen xạm hơn do máu bị đọng lại, chảy ra không hết trong khi làm thịt.
Trong trường hợp mua gà vẫn còn sống, nên tránh những con gà bị xù lông, chảy dãi, mào tím tái, mắt lờ đờ hoặc nhắm tịt lại như buồn ngủ vì những biểu hiện này cho thấy gà không được khỏe mạnh. Gà ngon, khỏe mạnh là những con có bộ lông óng mượt, mắt tinh nhanh, mào đỏ tươi, chân bé, lườn căng.
Nên chọn thịt có màng ngoài khô, thớ thịt đều, khối thịt chắc.
Thịt lợn: Khi mua, người tiêu dùng nên dùng ngón tay ấn vào miếng thịt, nếu trên thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra là miếng thịt tươi. Ngoài ra, các thớ thịt phải đều, màng ngoài khô, không bị nhớt, khối thịt rắn chắc.
Cá: Với các loại cá, tốt nhất là nên chọn cá vẫn còn bơi trong nước. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn có thể lựa chọn cá vừa mới chết nếu đặt lên lòng bàn tay, thân cá co cứng, thịt rắn chắc không thõng xuống. Mang cá có màu đỏ tươi dán chặt xuống hoa khế, miệng cá ngậm cứng, mắt cá trong suốt.
Video đang HOT
Trứng: Khi chọn trứng, người tiêu dùng nên nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ để hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào trứng ở một đầu, đầu kia soi trên một nguồn ánh sáng của mặt trời hay một ngọn đèn điện. Nếu bên trong lòng trứng có màu hồng và trong suốt với một chấm hồng ở giữa, túi khí không quá 1cm, đường bao quanh cố định là trứng tốt.
Nếu trong lòng trứng có vết máu hoặc những sợi nhỏ thì trứng đã nhiễm giun, sán. Có thể thử bằng phương pháp lắc trứng bằng cách cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và cái. Quả trứng mới đẻ lắc sẽ không có tiếng kêu, còn nếu trứng để càng lâu thì càng lắc càng kêu to.
Nội tạng động vật: Nên lựa chọn loại thực phẩm có chứng nhận kiểm dịch thú y. Ngoài ra, màu sắc của nội tạng phải tự nhiên, không có đốm xuất huyết, không có mùi lạ, không có ruồi, côn trùng đậu. Khi sờ bằng tay thấy chắc, có độ đàn hồi tốt, không chảy nước, không có nhớt và các mạch máu trên nội tạng rõ, màu sắc tươi.
Theo VNE
Nhận biết và sơ cứu cơn đau tim
Cơn đau tim là một dạng tai biến thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi có một hay nhiều nguy cơ của bệnh tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá nhiều...
Cơn đau tim là một dạng tai biến thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi có một hay nhiều nguy cơ của bệnh tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá nhiều...
Cơn đau tim là tình trạng có một hoặc nhiều mạch máu đến nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột. Sự tắc nghẽn mạch máu này khiến việc nuôi dưỡng tế bào cơ tim bị sút giảm trầm trọng có thể dẫn đến chết tế bào cơ tim. Những tế bào cơ bị chết này không tham gia được việc dẫn truyền điện tim và co bóp của cơ tim. Tổn thương tế bào cơ tim với số lượng lớn hay tại một số vị trí đặc biệt có thể làm tim ngừng đập. Trong những trường hợp này, việc sơ cứu ban đầu là rất cần thiết để cứu sống người bệnh. Những tình huống này thường xảy ra tại nhà hay tại cơ quan. Sự hiểu biết về những triệu chứng của cơn đau tim cũng như dấu hiệu tim ngừng đập là rất quan trọng có thể giúp đỡ được cho người thân và bạn bè.
Nhiều thống kê cho thấy người bị cơn đau tim nặng thường chết trong 4 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện cơn đau tim.
Các dấu hiệu sớm của cơn đau tim là:
- Cảm giác đau ở ngực phía sau xương ức như bị bóp nghẹn, đè nén hay cảm giác như co thắt, dao đâm, đau dữ dội trong lồng ngực. Đau ngực thường từ phía sau xương ức lan lên cổ, cằm, vai và tay bên trái đôi khi lan xuống cả 2 cánh tay. Kéo dài trên 20 phút.
Cộng thêm với đau ngực là các triệu chứng:
- Người vã mồ hôi.
- Mặt tái xanh.
- Tinh thần hốt hoảng.
- Cảm giác buồn nôn và nôn.
- Hơi thở nhanh và ngắn.
Khi người bên cạnh mình có những dấu hiệu này, chúng ta cần xử trí nhanh như sau:
1. Nhận biết rõ các triệu chứng và bình tĩnh kiểm soát tình huống.
2. Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống ở tư thế thoải mái.
3. Nới rộng quần áo và không cho phép bệnh nhân cử động.
Cơn đau tim là một dạng tai biến thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi có một hay nhiều nguy cơ của bệnh tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá nhiều... (Ảnh minh họa)
Làm được những điều này bạn đã giúp tim bệnh nhân được nghỉ ngơi và hạn chế được tổn thương tại cơ tim phần nào.
4. Gọi ngay số điện thoại trung tâm cấp cứu. Nếu bệnh nhân đã từng bị đau tim thì người này thường mang theo thuốc ngậm dưới lưỡi - một loại thuốc giúp làm giãn mạch máu nuôi tim, tăng cường cung cấp máu cho tim. Bạn nên hỏi bệnh nhân có mang thuốc này theo hay không và lấy hộ thuốc cho bệnh nhân, không nên để bệnh nhân tự đi tìm thuốc. Giúp ổn định tâm lý bệnh nhân trong lúc chờ xe cứu thương đến.
5. Chuẩn bị sẵn sàng hô hấp nhân tạo xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
Tóm lại, khi đứng trước tình huống nghi ngờ cơn đau tim ở một người nào đó, bạn cần thực hiện 4 bước sau đây:
- Đặt bệnh nhân nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái.
- Nới lỏng quần áo và hỏi bệnh nhân có mang theo thuốc ngậm hay không.
- Tiếp xúc với bộ phận cấp cứu.
- Chuẩn bị hô hấp nhân tạo.
Theo VNE
Nhận biết mụn ở "vùng kín" do bệnh tình dục gây ra Da bao phủ toàn bộ cơ thể của bạn mà trên da có lỗ chân lông và tuyến mồ hôi, nên bạn hoàn toàn có thể nổi mụn ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, kể cả mụn ở "vùng kín". Em bị một vài nốt mụn ở "vùng kín", em rất lo lắng vì không biết đó là mụn bình...