Cách nhận biết cơn đau lưng của bạn là bệnh thận
Đau lưng, thường rất phổ biến và các vấn đề về thận cũng có thể gây ra đau lưng. Đau thận có nhiều nguyên nhân và một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng.
Vì vậy, cần phải đi khám ngay nếu nhận ra cơn đau lưng là bệnh thận.
Rất dễ nhầm lẫn giữa đau lưng do bệnh thận với đau lưng thông thường. Làm sao để nhận biết sự khác biệt?
Thận nằm dưới khung xương sườn, ở hai bên cột sống. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cơn đau do bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng. Điều quan trọng là phải theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thận hoặc tổn thương, theo chuyên trang sức khỏe WebMD.
Các triệu chứng của cơn đau do bệnh thận
Các triệu chứng của cơn đau do bệnh thận bao gồm:
Đau âm ỉ liên tục
Đau dưới xương sườn hoặc vùng bụng
Đau bên hông, có thể 1 bên hoặc cả 2 bên
Video đang HOT
Đau nhói hoặc dữ dội có thể đến từng đợt
Cơn đau có thể lan đến vùng bẹn hoặc bụn g, theo WebMD.
Rất dễ nhầm lẫn giữa đau lưng do bệnh thận với đau lưng thông thường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng khác có thể đi kèm với cơn đau
Các triệu chứng bệnh thận phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh, có thể bao gồm sốt, nôn mửa, tiểu buốt, nước tiểu đục, có máu trong nước tiểu, theo chuyên trang sức khỏe Health Digest.
Cách phân biệt giữa cơn đau lưng do bệnh thận và đau lưng thông thường
Vị trí đau: Thận nằm dưới khung xương sườn, ở 2 bên cột sống. Nếu vị trí đau cao hơn thắt lưng, thì đó có thể là bệnh thận chứ không phải đau lưng. Các vấn đề về lưng thường ảnh hưởng đến phần thắt lưng.
Cơn đau do bệnh thận cao hơn trong cơ thể so với đau lưng. Có thể cảm thấy cơn đau ở phần lưng trên, không phải ở thắt lưng.
Cơn đau do bệnh thận ở 1 hoặc cả 2 bên, thường là dưới xương sườn.
Cơn đau dai dẳng: Cơn đau do bệnh thận thường dai dẳng không dứt, ngay cả khi đổi tư thế. Trong khi cơn đau lưng có thể thuyên giảm khi đổi tư thế.
Các triệu chứng khác cần theo dõi
Tùy vào nguyên nhân gây ra cơn đau, cũng có thể có các triệu chứng khác.
Nếu gặp những dấu hiệu này, hãy đi khám ngay, vì có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thận:
Sốt
Nhức mỏi cơ thể
Mệt mỏi
Ngoài ra, nếu gần đây bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy gọi cho bác sĩ ngay.
Nếu có máu trong nước tiểu, hoặc nếu đau đột ngột và không thể chịu đựng được, hãy đi cấp cứu ngay lập tức, theo WebMD
Dấu hiệu của cơn đau lưng thông thường
Cơn đau lan xuống chân
Thường đau nhói hơn là đau âm ỉ và liên tục
Cơn đau lưng thường tồi tệ hơn hoặc bùng phát khi nâng vật hoặc cúi xuống
Khi nghỉ ngơi hoặc nằm xuống, cơn đau có thể giảm bớt.
Huyết áp cao liên quan thế nào đến giấc ngủ?
Huyết áp cao nếu không điều trị sẽ rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Huyết áp cao cũng có liên kết mật thiết đến giấc ngủ.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) giải thích huyết áp cao là tình trạng mà áp lực bên trong mạch máu quá cao. Thông thường, huyết áp chúng ta được chia ra thành huyết áp tâm thu và tâm trương, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Huyết áp cao nếu không điều trị có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Huyết áp tâm thu là áp lực tác động lên thành động mạch khi tim co bóp để bơm máu đi. Trong khi đó, huyết áp tâm trương là áp lực lên thành mạch máu khi tim giãn ra. Kết quả đo huyết áp thường là huyết áp tâm thu.
Huyết áp tâm thu từ 120-129 mmHg, huyết áp tâm trương từ 80-84 mmHg được xem là bình thường. Huyết áp cao xảy ra khi huyết áp tâm thu từ 130 mmHg, tâm trương từ 84 mmHg trở lên.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, huyết áp cao không được điều trị rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như đau tim, đột qụy, suy tim, bệnh thận, suy giảm thị lực, rối loạn chức năng tình dục, đau thắt ngực hoặc bệnh động mạch ngoại vi.
Giấc ngủ rất quan trọng với người bị huyết áp cao. Vì trong khi ngủ, huyết áp sẽ giảm xuống. Điều này có nghĩa là nếu khó ngủ thì huyết áp sẽ ở mức cao trong khoảng thời gian dài bất thường.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ lưu ý có 2 vấn đề giấc ngủ đặc biệt liên quan đến huyết áp cao là mất ngủ và ngưng thở khi ngủ. Những người bị mất ngủ kéo dài sẽ có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao.
Những người ngủ dưới 6 tiếng/đêm cũng có thể dễ bị huyết áp cao. Với bệnh nhân đã bị huyết áp cao, việc mất ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn, thậm chí có thể khiến bệnh thêm nặng.
Chứng ngưng thở khi ngủ cũng tác động tiêu cực đến huyết áp. Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi nồng độ hoóc môn căng thẳng tăng lên từ đó làm tăng huyết áp. Ngoài ra, nhịp thở bị gián đoạn cũng khiến nồng độ ô xy trong máu giảm xuống. Để khắc phục tình trạng thiếu ô xy, bộ não sẽ gửi tín hiệu để kích thích tăng nhịp tim và huyết áp, khiến huyết áp tăng, theo Healthline.
Chàng trai 18 tuổi suy thận giai đoạn cuối hồi sinh từ quả thận của mẹ Nam thanh niên 18 tuổi, ở TP.HCM bị suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo, hồi phục sức khỏe nhờ quả thận của mẹ hiến tặng. Ngày 29.5, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Bình - Trưởng Khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM, cho biết bệnh viện này vừa thực hiện thành công ca ghép thận cho...