Cách nhận biết cảm biến túi khí bị lỗi và cách khắc phục
Trong xe ô tô thì túi khí chính là một vật cứu mạng tuyệt vời. Trong trường hợp xảy ra bất kỳ tại nạn hoặc phanh khẩn cấp thì túi khí sẽ giúp bảo vệ và hạn chế tổn thương đầu.
Bất cứ lúc nào mà túi khí bị lỗi thì cảm biến xe sẽ báo hiệu cho tài xế biết thông qua đèn trên bảng điều khiển. Tuy nhiên người lái thường để ý là đèn cảm biến túi khí nhấp nháy hoặc phát sáng một cách không cần thiết. Hôm nay chúng tôi sẽ chỉ ra những dấu hiệu cho thấy cảm biến túi khí bị lỗi để bạn có thể nhận ra và đem đi sửa.
Mạch cảm biến túi khí sẽ vận hành ngày khi khởi động xe. Hãy cùng điểm qua những dấu hiệu khác nhau làm cho đèn cảm biến túi khí nhấp nháy.
Pin túi khí hết điện vẫn là một trong những dấu hiệu chính của một túi khi bị lỗi. Pin túi khí bị hết điện khi pin của xe hết điện. Vấn đề này thường xuyên làm cho đèn cảm biến nhấp nháy. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề thì bạn chỉ cần sạc lại pin cho xe và đèn cảm biến sẽ không nháy nữa.
5 cách tân trang giúp chiếc xe của bạn đẹp như mới
Cuộn dây túi khí giúp duy trì sự kết nối giữa túi khí và vô lăng. Cuộn dây này có nhiệm vụ kiểm soát nguồn điện giữa hai bộ phận này. Khi cuộn dây liên tục co vào và giãn ra thì thì nó sẽ bị ăn mòn thời gian. Việc này làm cho đèn cảm biến túi khí phát sáng trên bảng điều khiển.
Tự mình chẩn đoán ra vấn đề này không phải là dễ. Do đó lời khuyên là bạn hãy mang xe đến những địa điểm sửa chữa tin cậy và thay thế đèn cảm biến mới.
Module túi khí bị hỏng
Module túi khí kiểm soát hệ thống túi khí chung và do đó giúp đảm bảo việc đo đạc sự an toàn. Với việc tiếp xúc với hơi ẩm thường xuyên thì sự bào mòn bắt đầu xuất hiện và đoản mạch bắt đầu xuất hiện. Đoản mạch làm nhiễu loạn toàn bộ mạng điện và do đó một mật mã được tạo ra trên bảng điều khiển. Giải pháp là module có thể được tái lập trình hoặc thay thế dựa trên tính nghiêm trọng của vấn đề.
Người dùng cũng có thể sử dụng những công cụ chẩn đoán để hiểu được những mật mã này hoặc đưa đến một bên sửa chữa chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Chốt đai an toàn bị lỗi
Có thể nhìn thấy đèn cảm biến túi khí khi chốt đai an toàn có vấn đề khi vận hành. Hoặc nếu chốt đai an toàn không được cài một cách chính xác thì đèn cảm biến cũng sáng.
Ngoài ra, nếu bộ tự căng đai an toàn gặp trục trặc thì đèn cũng sẽ sáng lên. Bộ tự căng đai an toàn mục đích là kéo căng hoặc nới nỏng đai an toàn khi bị tác động. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy cảm biến túi khí bị lỗi.
Bị va chạm
Một vụ va chạm nhỏ có thể kích hoạt cảm biến túi khí. Thậm chí nếu như túi khí không triển khai hoặc mở ra thì cảm biến vẫn được thể hiện trên bảng điều khiển. Nếu đây là dấu hiệu được hiển thị bằng đèn sáng thì hãy cài đặt lại để xử lý vấn đề này. Đây là một loại tình huống xảy ra khi xe đi với tốc độ dưới 13km/h và có một va chạm nhỏ ở đầu xe.
Định vị và cài đặt lại cảm biến túi khí
Để tìm được cảm biến túi khí thì câu hỏi là “cảm biến ở đâu?” luôn được đặt ra đầu tiên. Cảm biến có thể được đặt ở những vị trí khác nhau trên những chiếc xe có thiết kế khác nhau. Do đó cách tốt nhất để tìm ra cảm biến túi khí đó là kiểm tra quyển hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên thì có thể kiểm tra bảng đồng hồ phía trước, khu vực ghế sau, động cơ và cản trước để tìm cảm biến trước khi phải sử dụng đến quyển hướng dẫn sử dụng
Điều tiếp theo cần phải tìm ra đó là cách cài đặt lại cảm biến. Thông thường, bộ quét OBD2 có thể đọc được mật mã, do đó bạn có thể tiếp tục chẩn đoán về vấn đề. Tuy nhiên bộ quét có thể được cài đặt lại cũng bằng việc ngắt và tái kết nối điện.
Mở nắp ca pô và xác định vị trí của khối pin. Sau đó bạn có thể nhìn thấy cực âm và dương với ký hiệu và -. Xoáy đui và tháo đầu dây cáp cực âm bằng cách nới lỏng ốc vít ở đây.
Một khi đầu nối đã được nới ra thì hãy chờ khoảng vài giây. Sau đó nối lại đầu cực âm và vít chặt ốc lại. Quá trình này sẽ cài đặt lại tất cả những cảm biến trong xe và do đó cảm biến túi khí cũng sẽ hoạt động lại bình thường.
Chi phí thay thế cảm biến túi khí
Cảm biến túi khí có thể cần được thay thế nếu như những linh kiện bị hỏng hoàn toàn. Lời khuyên là bạn hãy mang xe đến những địa điểm sửa xe chuyên nghiệp để người ta thay thế và lắp đặt một cách chính xác. Tự làm có thể “chữa lợn lành thành lợn què” bởi vì việc thay thế một loại cảm biến thường cần đến những kỹ thuật chuyên môn. Tuy nhiên nếu bạn có thể tự thay thế được thì bạn sẽ tốn khoảng 45 USD đến 281 USD (1 triệu đến 6,5 triệu VND).
Sẽ mất khoảng 2 giờ để hoàn thành công việc này. Nếu bạn đưa đến cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp thì có thể bạn sẽ tốn khoảng 250 USD đến 350 USD (5,8 triệu đến 8 triệu VND). Giá cuối cùng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, loại cảm biến và thiết kế của xe.
Có nên lái xe khi cảm biến túi khí bị lỗi?
Cảm biến túi khí bị lỗi có nghĩa là đèn cảm biến trên bảng điều khiển sẽ nhấp nháy hoặc sáng lên. Dù có như thế thì bạn vẫn không nên tiếp tục lái xe với cảm biến bị lỗi. Nếu bạn có thể nhìn thấy đèn sáng trên màn hình thì có nghĩa là túi khi đang gặp vấn đề. Nếu lỡ như có chuyện gì không hay xảy ra, ví dụ như gặp tai nạn thì túi khí sẽ không bung ra. Bạn sẽ không muốn phải tự dằn vặt bản thân và hối hận về những tổn thương về thể chất mà bạn gặp phải khi gặp tai nạn chỉ vì mình mình không sửa cảm biến túi khi.
Một bộ quét OBD2 có thể giúp bạn xác định vấn đề hoặc một thợ sửa chửa lành nghề có thể giúp bạn giải quyết vấn đề luôn. Vấn đề có thể tồn tại ở bất kỳ đâu như hệ thống mạch điện, bộ điều khiển hoặc ở chính túi khí. Sự cố có thể khiến cho hệ thống cảnh báo tạo ra đèn trên bảng điều khiển.
Kết luận
Kiểm tra tất cả những cảm biến trên bảng điều khiển là một hành động thông minh nhằm đảm bảo việc lái xe an toàn và thoải mái. Trong trường hợp cảm biến túi khí thì bạn có thể nhận ra những dấu hiệu mà làm cho đèn cảm biến nhấp nháy hoặc sáng lên.
Nếu bạn có kinh nghiệm trong việc xử lý những tác vụ kỹ thuật chuyên ngành cho xe ô tô thì hãy lấy quyển hướng dẫn sử dụng, xác định vị trí cảm biến của xe và thay thế. Nếu không thì những thợ sửa chữa chuyên nghiệp vẫn là lựa chọn tốt nhất.
Theo DDDN
Đèn pha ố vàng và cách khắc phục
Đèn pha ố vàng là hiện trạng thường xuyên xảy ra trên phương tiện. Biện pháp khắc phục ngắn hạn và dài hạn đều không phức tạp để giải quyết hiện tượng đèn pha bị ố vàng.
Đèn pha ố vàng và cách khắc phục
Theo kinh nghiệm ô tô, việc đèn pha ố vàng ẩn chứa nhiều nguy hiểm kèm theo tình trạng thẩm mỹ xe suy giảm. Nhìn chung, đèn pha là một trong những yếu tố quan trọng của ôtô. Nhờ bóng đèn được bảo vệ bằng ống kính polycarbonate, người dùng sẽ có tầm nhìn rõ ràng khi lái xe vào ban đêm, cũng như tránh bị va chạm bởi các phương tiện đang tới. Vì vậy, giữ cho đèn pha trong suốt và sạch sẽ là một yếu tố gia tăng sự an toàn. Nhựa polycarbonate trên đèn pha đã có từ những năm 1980. Đây là một loại nhựa khó vỡ và trở thành sự thay thế tuyệt vời cho đèn pha thủy tinh. Mặc dù vậy, nhược điểm là polycarbonate dễ bị tổn thương bởi tia UV và điều kiện thời tiết.
I. Nguyên nhân khiến đèn pha xe bị ố vàng?
Khi không được chăm sóc đúng cách, nhựa đèn pha sẽ chuyển sang màu vàng, mờ đi và cản trở ánh sáng phát ra từ bóng đèn. Nếu xe của bạn có đèn pha ngả màu vàng, có lẽ bạn đã không làm sạch đèn một cách thích hợp. Việc rửa xe thường xuyên không đảm bảo rằng đèn pha sẽ sáng rõ ràng về lâu dài. Đó là vì màu ố vàng là kết quả của việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV), bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác mà xe gặp trên đường hoặc đơn giản là do nơi đỗ xe không có mái che, để xe và đèn tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài.
II. Biện pháp khắc phục ngắn hạn và dài hạn
Có hai giải pháp phổ biến nhất trong việc làm cho đèn pha trông sáng sủa và rõ ràng. Bạn không cần thứ gì phức tạp mà chỉ là kem đánh răng với sáp đánh bóng xe (car wax) hoặc thông qua việc chà nhám. Tùy vào một số điều kiện và trường hợp nhất định sẽ cần đến phương pháp khắc phục nhanh chóng hoặc lâu dài hơn.
1. Ngắn hạn
Kem đánh răng không chỉ có tác dụng làm sạch răng mà còn có thể làm sạch cả nhựa polycarbonate. Đây được xem là giải pháp nhanh chóng tẩy vết ố vàng trên đèn pha. Kem đánh răng có hóa chất loại bỏ mảng bám và được khuyên dùng vì hoạt động tốt trong việc xử lý quá trình oxy hóa của đèn pha. Làm sạch đèn pha bằng kem đánh răng rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm miếng rửa chén bát, giẻ sạch, và sáp đánh bóng. Những gì bạn cần làm là cho một lượng kem đánh răng vào miếng rửa chén bát và sau đó chà trực tiếp lên bề mặt của vỏ đèn bằng nhựa polycarbonate.
Hãy nhớ lau theo hình tròn một cách chậm rãi để có kết quả tốt nhất. Rửa với nước sạch và lau khô bằng giẻ sạch. Bôi sáp sau đó đánh bóng để có đèn pha trong suốt như mới. Cách này có thể chỉ có tác dụng được 2 đến 4 tháng.
2. Dài hạn
Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, nếu muốn đèn pha sạch và sáng rõ về lâu dài, hãy chọn giải pháp chà nhám. Giấy nhám nghe có vẻ quá mức cần thiết để làm sạch đèn pha nhưng phương pháp này là tốt nhất nếu bạn muốn có kết quả lâu dài. Bạn sẽ cần giấy nhám, nước sạch, cồn, dung dịch phủ bóng (clear coat) để chống tia UV và khăn khô. Đầu tiên, hãy làm ướt đèn pha bằng nước sạch và làm ướt cả giấy nhám. Đánh bóng đèn pha theo vòng tròn nhỏ, từng phần cho đến khi bạn xong toàn bộ khu vực đèn.
Bạn có thể lặp lại quá trình này hai đến ba lần để đảm bảo không bỏ lỡ vị trí nào. Trong toàn bộ quá trình chà nhám, hãy phun một lượng nước vừa phải. Sau đó, rửa sạch và lau khô bằng khăn sạch. Khi đèn khô hoàn toàn, hãy làm sạch bằng cồn và lau sạch bằng khăn giấy để đảm bảo nó không có bụi trước khi phủ lớp dung dịch chống tia UV. Điều tiếp theo bạn cần làm là che khu vực xung quanh đèn pha. Xịt dung dịch phủ bóng tạo thành một lớp phủ rõ ràng và để khô trong một ngày. Chỉ rửa xe bằng nước thông thường sẽ không đảm bảo cho đèn pha giữ được độ sáng lâu dài. Do đó, cần phải tạo ra lớp phủ ngăn tia UV tác động vào đèn. Điều này nên làm mỗi khi bạn rửa xe xong.
Theo DDDN
Người trong xe Hyundai sẽ an toàn hơn khi bị tai nạn nhờ phát minh mới này Những chiếc xe Hyundai trong tương lai gần sẽ có khả năng bảo vệ người lái và hành khách ngồi hàng ghế trước tốt hơn nhờ công nghệ túi khí ở bệ trung tâm. Theo các thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, tỷ lệ chấn thương cho những người ngồi trong xe sau va chạm bởi...