Cách nhận biết bệnh gan qua sự thay đổi sắc tố của làn da
Sự thay đổi của làn da có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tật. Dưới đây là cách nhận biết bệnh gan qua sự thay đổi của làn da.
Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh gan để có biện pháp chữa trị kịp thời
Màu da chuyển sang màu vàng cam
Đây là dấu hiệu thường gặp ở những người bị viêm gan giai đoạn nặng, do sự chuyển hóa bất thường của bilirubin do viêm gan gây ra, bệnh nhân sẽ bị vàng da.
Màu da chuyển sang màu vàng xanh
Màu vàng xanh xuất hiện trên da có liên quan đến bệnh về gan và túi mật. Nếu ứ mật nội tạng, tắc nghẽn đường mật trong gan hoặc ngoài cơ thể, da sẽ xuất hiện dấu hiệu làn da chuyển sang màu vàng-xanh, thậm chí là xanh nâu. Khi da chuyển màu, bạn phải ngay lập tức cảnh giác với bệnh gan.
Sắc tố da có dấu hiệu sẫm màu hơn
Các sắc tố của da trở nên nhiều hơn và chuyển màu đen gọi là sắc tố thâm hoặc sẫm. Biểu hiện này cũng xảy ra nếu bệnh nhân viêm gan tiến triển thành xơ gan. Da mặt có màu xám, đen là khả năng rất cao bị bệnh gan. Những bệnh nhân này đặc biệt sẽ dễ dàng nhìn thấy da xung quanh mí mắt chuyển thành màu sẫm. Điều này là do gan hình thành các vùng bị tổn thương gây ra sự chuyển hóa bất thường của melanin.
Lòng bàn tay có dấu hiệu chuyển màu đỏ
Khi lòng bàn tay có ban đỏ, hoặc chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở khu vực ngón tay cái là dấu hiệu phổ biến ở những bệnh nhân bị viêm gan cấp tính, mãn tính hoặc xơ gan. Bạn có thể dùng ngón tay ấn mạnh sẽ thấy mờ dần và chuyển sang màu trắng, nhưng nó sẽ chuyển sang màu đỏ sau khi thả tay ra. Đây là một dấu hiệu đặc thù của bệnh nhân viêm gan.
Trên da có các vùng mạch máu nổi đỏ
Dấu hiệu này thường được tìm thấy ở mặt, cổ, ngực và những nơi khác của bệnh nhân viêm gan. Màng nhện có màu đỏ và kích thước khác nhau xuất hiện trên da. Sau khi bạn điều trị tình trạng bệnh viêm gan có tiến triển tốt thì màng nhện này sẽ biến mất. Có tới khoảng 80% người xuất hiện dấu hiệu màng nhện sau đó phát hiện ra chức năng gan bị tổn thương.
Video đang HOT
Bảo vệ gan như thế nào?
Nên ăn ít mỡ động vật. Một chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều calo có thể dễ dàng khiến chất béo lắng đọng trong gan và hình thành bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, nếu muốn chăm sóc gan tốt thì nên duy trì chế độ ăn uống nhẹ nhàng.
Ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc là cách tốt cho việc bổ sung máu cho gan. Giấc ngủ đầy đủ và sau là cách tốt nhất để nâng cao chức năng hoạt động của gan, vừa bảo vệ gan.
Kiểm soát tốt tâm trạng và cảm xúc. Những người trẻ tuổi thường khó kiểm soát cảm xúc và dễ nổi giận, vì vậy hãy kiểm soát cảm xúc của bạn và duy trì cảm xúc ở mức tốt nhất có thể.
Các thực phẩm thải độc gan giúp gan khỏe mạnh
Tỏi. Chỉ cần một nhánh tỏi trắng mỗi ngày có thể kích hoạt enzyme của gan giúp cơ thể tăng cường thải độc tố. Tỏi cũng chứa hàm lượng cao allicin và selenium, hai hợp chất tự nhiên hỗ trợ trong giải độc gan.
Bưởi. Chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, bưởi giúp tăng quá trình thanh lọc chất độc của gan. Một ly nhỏ nước ép bưởi tươi giúp đẩy mạnh quá trình tạo thành các enzyme giải độc gan và đào thải những chất gây ung thư và độc tố khác.
Củ cải đường và cà rốt. Cả hai loại rau củ trên đều chứa hàm lượng cao flavonoid thực vật và beta-carotene, do đó nói chung củ cải đường và cà rốt giúp kích thích và cải thiện chức năng gan.
Trà xanh. Trà xanh là nước uống phổ biến chứa nhiều chất chống oxy hóa như catechins, đây cũng là chất có tác dụng hỗ trợ chức năng gan.
Các loại rau lá xanh. Rau lá xanh là một trong những loại thực phẩm có khả năng giải độc gan. Với hàm lượng cao chlorophylls có thể trung hòa kim loại nặng, hóa chất, thuốc trừ sâu, các loại thực phẩm độc, lá xanh có khả năng loại bỏ chất độc trong máu, bảo vệ chức năng gan.
Bơ. Đây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp cơ thể sản xuất nhiều glutathione. Glutathione là chất cần thiết trong quá trình chuyển hóa các độc tố trong cơ thể. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra nếu thường xuyên ăn bơ sẽ giúp cải thiện chức năng gan.
Táo. Táo chứa hàm lượng cao pectin giúp làm sạch độc tố trong đường tiêu hóa và hỗ trợ gan trong đào thải chất độc khỏi cơ thể.
Chanh. Những trái cây thuộc họ citrus (cam, quýt..) chứa hàm lượng cao vitamin C, đây là chất giúp chuyển hóa các chất độc hại thành dạng dễ tan trong nước và dễ dàng đào thải ra ngoài.
Quả óc chó. Quả óc chó chứa hàm lượng cao amin arginine giúp tăng giải độc amoniac. Quả óc chó cũng chứa hàm lượng cao glutathione và acid béo omega 3 giúp hỗ trợ quá trình giải độc gan.
Nghệ. Củ nghệ giúp giải độc gan bằng cách hỗ trợ enzyme giải độc gan.
Theo anninhthudo
Chữa nám da 5 năm không thành, người phụ nữ cầu cứu chuyên gia và bài học cho tất cả chị em bị nám
Bệnh nhân 42 tuổi từng mất nhiều năm tháng theo các liệu trình trị nám da nhưng đều không thành công do chưa dùng đúng phương pháp và tuân thủ đúng liệu trình.
Hơn 5 năm trị nám da không thành, người phụ nữ lần đầu tiên tự tin khoe mặt mộc nhờ tìm đúng chỗ
Theo BS Đỗ Tuấn Anh (chuyên khoa trị laser), mới đây cơ sở của anh mới tiếp nhận trường hợp một bệnh nhân 42 tuổi ở Hưng Yên bị nám da nặng nề.
Trước khi đến phòng khám của bác sĩ, bệnh nhân từng đi khám chữa ở rất nhiều nơi nhưng vì không kiên trì điều trị nám, thêm vào đó là điều trị chưa đúng cách nên chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
Làn da được cải thiện thấy rõ trước và sau khi trị nám thành công của người phụ nữ từng mất hơn 5 năm trị nám da.
"Bệnh nhân đến gặp bác sĩ trong tình trạng toàn bộ khuôn mặt da khô xỉn màu, nám hỗn hợp, tập trung chủ yếu 2 bên má, xen kẽ là mất sắc tố da. Sau một thời gian trị bệnh kiên trì theo đúng liệu trình của bác sĩ, làn da của bệnh nhân được cải thiện đến 80%, có thể tự tin khoe mặt mộc sau nhiều năm tự ti", chuyên gia chia sẻ.
Theo BS Đỗ Tuấn Anh, người phụ nữ đến độ tuổi trung niên, sau khi sinh nở xong thay đổi nội tiết tố, cộng thêm yếu tố di truyền, tình trạng lão hóa... sẽ khiến nám hình thành và phát triển.
Với trường hợp bệnh nhân trị nám da hơn 5 năm không thành mà bác sĩ chia sẻ, tình trạng nám da xuất hiện từ khi mới 25-30 tuổi, không đến nỗi quá nặng và bệnh nhân cảm thấy chưa cần phải điều trị luôn. Đến khi tình trạng nám da trở nên nặng nề hơn, bệnh nhân mới bắt đầu đi điều trị nám.
Muốn trị nám da thành công, chuyên gia lưu ý không được bỏ qua những điều quan trọng
Nguyên nhân dẫn đến nám da là do ảnh hưởng của hắc tố nên việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian, có thể tái phát trở lại.
Theo BS Đỗ Tuấn Anh, để đạt kết quả cao khi trị nám, ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý, bệnh nhân cũng chú ý lựa chọn cơ sở điều trị uy tín, hiệu quả. Trong quá trình điều trị nám, bệnh nhân cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như tuân thủ sử dụng các sản phẩm thuốc hỗ trợ do bác sĩ kê đơn để đạt hiệu quả tối đa.
"Tại nhà, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc da hợp lý. Sau khi kết thúc quá trình trị nám, bệnh nhân cần có biện pháp giữ gìn, bảo vệ da như chống nắng, tránh stress, luôn giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, tránh thức khuya nhiều, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi", BS Tuấn Anh chia sẻ.
BS Đỗ Tuấn Anh khẳng định, điều trị nám là một công cuộc lâu dài, đòi hỏi cả bệnh nhân lẫn bác sĩ có sự phối hợp tốt và thật kiên trì trong từng bước điều trị bệnh.
Theo BS Đỗ Tuấn Anh, để đạt kết quả cao khi trị nám, ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý, bệnh nhân cũng chú ý lựa chọn cơ sở điều trị uy tín, hiệu quả.
Nám da là một loại bệnh rất phổ biến với phụ nữ lứa tuổi trung niên hiện nay và có rất nhiều cách thức điều trị để cải thiện. Những phương pháp trị nám da rất phổ biến hiện nay là peel da, dùng thuốc uống, kem bôi, chăm sóc da hay sử dụng ánh sáng để điều trị. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu - nhược điểm nhất định và tùy theo tình trạng nám, điều kiện về thời gian, tài chính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp nhất.
"Với điều trị nám để đạt hiệu quả an toàn và tối ưu, thông thường phải sử dụng nhiều phương pháp, có thể kết hợp điều trị nội khoa với chăm sóc da, hoặc laser kết hợp điều trị nội khoa và chăm sóc da", chuyên gia nhấn mạnh.
Trị nám sai cách có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Ở hậu quả tức thời, bệnh nhân có thể bị bỏng da tại chỗ, xuất hiện vết thương tại chỗ, gây các rối loạn chuyển hóa toàn thân. Ở hậu quả lâu dài, bệnh nhân có thể bị tổn thương da không hồi phục, thậm chí tăng nguy cơ ung thư da, gây bệnh hệ thống.
Trị nám sai cách có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Do đó, BS Đỗ Tuấn Anh khuyến cáo, công cuộc điều trị nám là công việc đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân. Nên điều trị sớm và lựa chọn cơ sở cũng như phương pháp điều trị da phù hợp điều kiện của mình để nhanh chóng đạt được hiệu quả tối đa.
Nói chung, phụ nữ ngoài 30 tuổi, khi đến lứa tuổi trung niên nên thường xuyên đi thăm khám, chăm sóc da. Nếu phát hiện thấy bất thường cảnh báo nám da như da không đều màu, da xuất hiện đốm đen trên mặt, gò má, làn da tối dần và xỉn màu... cần đi thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo afamily
Nguy cơ vô sinh, ung thư khi dùng thìa, bát nhựa nấu và đựng đồ ăn Dùng thìa, bát nhựa để nấu, đựng thức ăn làm sản sinh chất độc oligomers có khả năng gây ra các bệnh về tuyến giáp, gan, vô sinh hay thậm chí là ung thư. Theo The Sun, các nhà khoa học Đức đưa ra cảnh báo về những dụng cụ nhà bếp làm bằng nhựa có khả năng gây độc, làm hại tới...