Cách người Nhật dạy trẻ vượt bằng được mọi khó khăn
Việc người Nhật dạy cho trẻ khả năng chịu đựng và rèn luyện cho chúng sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn trong học tập có ý nghĩa lớn trong cuộc đời đứa trẻ sau này.
Năm 1979, Jim Stigler, một sinh viên mới tốt nghiệp ĐH Michigan, Mỹ, sang Nhật để nghiên cứu phương pháp giáo dục ở xứ sở mặt trời mọc. Anh ngồi ở hàng ghế cuối trong một giờ học toán lớp 4 để quan sát.
Stigler nhớ lại, người giáo viên đang dạy cả lớp vẽ hình lập phương trên giấy, và một học sinh không vẽ được một hình đúng. Thầy giáo nói với cậu bé: “ Sao con không thử vẽ lên bảng nhỉ?”. Ngay lúc đó Stigler nghĩ: “Thú vị đây! Ông ấy bảo người không làm được lên trình bày trên bảng”.
Người Nhật thường dạy cho trẻ sức chịu đựng và kiên nhẫn để vượt qua khó khăn trong học tập (ảnh: Japan Times)
Ở Mỹ, thông thường học sinh nào làm tốt nhất sẽ được mời lên bảng trình bày. Vì thế, Stigler nhìn cậu học sinh Nhật khó nhọc lên bảng bắt đầu vẽ với con mắt tò mò. Cậu không vẽ được. Cứ mỗi phút, thầy giáo lại hỏi các học sinh bên dưới liệu cậu đã vẽ đúng chưa, và cả lớp đều trả lời chưa.
Khi quá trình này diễn ra, Stigler nhận ra rằng chính mình đang càng lúc càng lo lắng. “Tôi nhận thấy chính mình bắt đầu đổ mồ hôi, bởi vì tôi thực sự thông cảm với cậu bé. Tôi nghĩ, cậu bé này sắp khóc đến nơi rồi!” Stigler nhớ lại.
Nhưng cậu nhóc không khóc. Stigler thấy cậu tiếp tục vẽ với sự bình thản. Và cuối buổi học, cậu cũng vẽ được hình lập phương đó. Thầy giáo nói với cả lớp: “Trông có được không các bạn?”. Cả lớp đáp lại: “Đúng rồi ạ!”. Và chúng vỗ tay. Cậu học sinh cười rất tươi và về chỗ, rõ ràng đang rất tự hào.
Stigler giờ đây là một giáo sư tâm lý chuyên nghiên cứu việc dạy và học ở khắp thế giới. Và câu chuyện về cậu học trò vẽ hình lập phương là trải nghiệm đầu tiên giúp ông nhận ra sự khác biệt trong cách phương Tây và phương Đông nhìn nhận khó khăn trong học tập.
“Tôi nghĩ rằng ở Mỹ, từ rất nhỏ chúng tôi đã coi sự khó khăn trong học tập phản ánh thực tế bạn không thông minh. Những người thông minh không gặp khó khăn trong học tập, họ đơn giản là vượt qua một cách tự nhiên. Trong khi đó, văn hóa phương Đông có xu hướng coi khó khăn là một cơ hội để học tập”, GS Stigler chia sẻ với trang NPR.
Theo Stigler, văn hóa Phương Đông coi khó khăn là một phần tất yếu của quá trình học tập. Mọi người đều sẽ gặp khó khăn trong học tập và nỗ lực để vượt qua khó khăn là cơ hội để bạn chứng tỏ rằng mình có đủ sức mạnh tinh thần.
“Họ dạy cho lũ trẻ rằng đau khổ cũng là một điều tốt. Tôi biết nghe có vẻ tệ, nhưng tôi nghĩ đó là điều họ đã dạy được cho chúng”, GS Stigler nhận xét. Ông cho rằng việc người Nhật dạy cho trẻ chịu đựng và rèn luyện cho chúng sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn trong học tập có ý nghĩa lớn trong cuộc đời đứa trẻ sau này.
Stigler không phải nhà tâm lý đầu tiên nhận ra sự khác biệt trong cách nhìn của người Phương Tây và người Phương Đông về khó khăn trong học tập.
Video đang HOT
GS Jin Li, công tác tại ĐH Brown, Mỹ, cho rằng không chỉ nhà trường, mà chính gia đình là nơi đầu tiên đứa trẻ học cách để trở thành người thành công.
Học sinh Nhật Bản chịu nhiều áp lực phải thành công (ảnh: Japan Times)
GS Li cho rằng, trong văn hóa Phương Tây, trí thông minh được cho là nguyên nhân của thành công. Người mẹ thường nói với con rằng có gì đó ở bên trong cậu bé, trong tâm trí cậu bé, khiến cậu làm được những việc khó.
Nhưng ở nhiều nền văn hóa phương Đông, sự thành công trong học tập không được gắn với trí thông minh. Theo Li, “nó gắn với những thứ họ làm, chứ không phải việc họ là ai, không phải thứ mà họ sẵn có”.
Nghĩa là, nếu bạn cho rằng việc bạn gặp khó khăn chứng tỏ bạn yếu kém, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy rất tệ, và bạn có ít khả năng sẽ đối mặt với nó. Nhưng nếu bạn coi khó khăn là thứ để thử thách sức mạnh của bạn, là thứ bạn bắt buộc phải vượt qua trong quá trình học tập, bạn sẽ dễ dàng đối mặt với nó hơn.
GS Stigler thấy sự khác biệt trong cách nhìn nhận này có thể dẫn tới những cách làm rất khác nhau. Ông kể rằng vài năm trước ông và các đồng nghiệp làm một nghiên cứu với các học sinh lớp một bằng cách giao cho chúng một bài toán không có lời giải, rồi tính toán thời gian chúng nỗ lực trước khi từ bỏ.
Trẻ Mỹ sẽ thử trung bình khoảng 30 giây rồi ngẩng lên nói: “Chúng cháu không biết cái này”.
Còn trẻ Nhật sẽ làm cả giờ. Stigler cho biết họ cuối cùng phải dừng bài kiểm tra vì hết giờ. “Chúng tôi an ủi lũ trẻ rằng đó là bài toán không có lời giải, và chúng nhìn chúng tôi như thể những người đến từ hành tinh khác”, GS Stigler kể.
“Hãy nghĩ xem nếu chúng giữ cách tiếp cận đó trong cả đời, đó sẽ là một sự khác biệt rất lớn”, GS nhận định.
Các nhà nghiên cứu cho rằng học sinh Nhật Bản chịu rất nhiều áp lực ở trường học, bố mẹ, xã hội, và thậm chí từ chính bản thân chúng rằng phải thành công. Vì thế, học sinh, sinh viên Nhật Bản, nhất là những học sinh nhỏ, thường rất chăm chỉ và cố gắng hết sức khi đến trường.
Dĩ nhiên vẫn có những học trò lơ đãng chỉ muốn nhìn ra cửa sổ hoặc gục xuống bàn ngủ, nhưng ngược lại có không thiếu học sinh mới 6 tuổi đã tự tìm làm thêm bài tập về nhà.
Theo Danviet
Cô chủ nhỏ xinh đẹp "bỏ túi" không dưới 60 triệu đồng mỗi tháng
Bằng sự phấn đấu không biết mệt mỏi, cô bé chạy bàn, bán mực khô, xiên nướng ngoài chợ ngày nào giờ đã trở thành bà chủ trẻ, xinh đẹp với tài kinh doanh cực giỏi. Ước tính mỗi tháng cô gái 25 tuổi này bỏ túi không dưới 60 triệu đồng.
Đó là câu chuyện của 9x xinh đẹp - Nguyễn Thị Diệp Thúy (SN 1991) hiện đang ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
9x xinh đẹp Diệp Thúy bỏ túi không duới 60 triệu đồng mỗi tháng từ việc kinh doanh
Tự lập từ nhỏ
Sinh ra trong gia đình có điều kiện, bố mẹ là chủ thầu xây dựng lớn có tiếng ở Đà Lạt, Diệp Thúy từng có cuộc sống sung túc, nhưng sau một biến cố 7 năm về trước, gia đình Diệp Thúy phá sản, sự nghiệp tiêu tan, nợ nần chồng chất.
Chỉ sau một đêm ngủ dậy, Diệp Thúy đã không còn là "cô chiêu" được bố mẹ cưng chiều như trước. Gia đình bỗng chốc nghèo khó, túng thiếu không có khả năng lo chi phí ăn học cho cả cô và em trai. Hàng ngày, hàng giờ gia đình phải đối diện với khoản nợ lãi khổng lồ...
Khó khăn dồn dập, nhưng không vì thế khiến Diệp Thúy gục ngã, trái lại cô tỏ ra khá bản lĩnh và trưởng thành. Cô thay mẹ lo chuyện cơm nước cho gia đình, chăm sóc cho em trai và động viên tinh thần giúp bố vượt qua cú sốc.
Bên cạnh đó, cô quyết định đăng ký học hệ Trung cấp Kế toán tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Lâm Đồng để nhanh chóng có bằng cấp ra trường có thể xin được một công việc ổn định giúp gia đình mình.
Khó khăn chống chất không khiến cô gái nhỏ nhắn này nản lòng
Để có tiền đóng học phí và phụ giúp gia đình trả nợ, Thúy đã sớm bắt đầu học cách tự lập, bươn chải kiếm tiền. Ngoài giờ học, Diệp Thúy chạy hết chỗ này đến chỗ khác để tìm việc làm thêm. Công việc lập nghiệp đầu tiên của cô là chạy bàn, rửa chén bát cho các tiệc cưới.
Vốn có năng khiếu ca múa, Diệp Thúy cũng nhận được nhiều lời mời tham gia vào các vũ đoàn biểu diễn trong các đám tiệc, sự kiện. Ngoài ra, cô còn xin làm phục vụ trong quán cà phê, nhân viên chăm sóc khách hàng và lễ tân cho một nhà hàng.Vào mùa lễ còn nhận biên đạo múa cho nhiều trường, lớp trên địa bàn để kiếm thêm thu nhập.
Sau những giờ học căng thẳng trên giảng đường, Diệp Thúy chỉ kịp lót dạ ổ bánh mỳ rồi tất bật với nhiều công việc khác nhau, từ sớm tới khuya không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi như bạn bè cùng trang lứa. Thương con khổ cực kiếm tiền lo cho gia đình, bố Diệp Thúy dần lấy lại tinh thần sau biến cố lớn, cả nhà cùng nhau nỗ lực vượt qua khó khăn.
Từ khó khăn đến thu nhập không dưới 60 triệu đồng/tháng
Cuộc sống cơ cực nhưng Diệp Thúy luôn kiên trì, không ngừng học tập, lao động mong có cơ hội đổi đời. Nghị lực vượt khó của cô bé ở tuổi mới lớn khiến nhiều người phải ngả mũ cảm phục.
3 năm học Diệp Thúy trải qua đủ nghề, cuối cùng "trời không phụ lòng người" những chuỗi ngày vất vả, cực nhọc của cô cũng được đền đáp xứng đáng.
Quán cà phê "hút" giới trẻ của Thúy ở Đà Lạt
Sau khi ra trường, Diệp Thúy đã trở chuyên viên phát triển kinh doanh cho một công ty ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cô cũng mở một của hàng online để kiếm thêm thu nhập. Năm 2013, cô quyết định nghỉ việc, về quê hùn vốn cùng một người bạn mở khách sạn.
Tuy nhiên, vào thời điểm khách sạn "ăn nên làm ra" thì đầu năm 2014 cô lại quyết định tách ra mở quán ăn vặt để thỏa mãn khao khát sở hữu một cái gì đó của riêng mình. Do đã có kinh nghiệm "chinh chiến" nhiều năm nên việc mở quán và kinh doanh đối với Diệp Thúy khá dễ dàng. Với sức trẻ dám nghĩ dám làm, vào tháng 8/2014, cô gái 23 tuổi đã táo bạo gom toàn bộ số vốn mình có mở thêm một quán cà phê.
Bắt nguồn từ ý tưởng bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, Diệp Thúy đã lên kế hoạch tận dụng tối đa đồ tái chế để tạo phong cách khác lạ cho quán của mình. Là một người yêu thích công việc thiện nguyện nên cô nàng cũng biến quán trở thành địa điểm tổ chức và kết nối các chương trình từ thiện trên địa bàn.
Không dừng lại ở đó, sau khi có chút thành công nhỏ cô nàng tiếp tục mở một trung tâm dạy Yoga và Zumba Dan, chính Diệp Thúy là người đứng lớp giảng dạy. Cô cũng cho biết bản thân đặc biệt có hứng thú với Yoga, đến với bộ môn này cô tìm thấy sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn sau việc kinh doanh tốn nhiều tâm trí.
Bằng sự phấn đấu không biết mệt mỏi cô bé chạy bàn, bán mực khô, xiên nướng ngoài chợ ngày nào giờ đã trở thành bà chủ trẻ, xinh đẹp với tài kinh doanh cực giỏi. Ước tính mỗi tháng cô gái 25 tuổi này bỏ túi không dưới 60 triệu đồng.
Thành công của cô gái trẻ này chính là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho nhiều bạn trẻ vượt mọi khó khăn, rào cản của cuộc sống, hướng đến một tương lai tươi đẹp.
Én Trần
Theo Dantri
Căn nhà hoang và thầy giáo Cả Căn nhà bỏ hoang cũ kỹ, hoen ố, bên trong là những chiếc bàn ba chân chắp nối xếp cùng tấm bảng xanh là nơi học tập miễn phí dành cho các em học sinh nghèo thôn Lương Viện. Lớp học đặc biệt này do thầy giáo Phan Cả (28 tuổi, Phú Đa, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) lập ra gần một...