Cách người dân Nhật ứng phó lũ lụt
Là một đất nước thường xuyên chịu thiên tai, Nhật Bản từ lâu đã giáo dục người dân cách tự bảo vệ mình trước các tình huống nguy hiểm như bão lũ.
Năm 2017 và 2018, mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng trên khắp khu vực phía tây nam Nhật Bản. Những trận lũ lụt hồi tháng 7/2018 khiến ít nhất 225 người chết, một phần do sạt lở đất ở vùng núi. Những trận lũ lụt như vậy thường do bão gây ra và được cảnh báo sớm, nhưng đôi khi có những trận bão ập tới với rất ít cảnh báo.
Ngay cả siêu bão Hagibis, vốn đổ vào Nhật Bản với tốc độ chậm và đã được cảnh báo từ rất sớm, vẫn gây ra thiệt hại đáng kể về người hồi tháng 10 năm ngoái.
Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sơ tán người dân tại vùng ngập lũ ở thành phố Omuta, tỉnh Fukuoka, ngày 7/7. Ảnh: Kyodo.
Gần như tất cả các thành phố của Nhật Bản đều có những “bản đồ nguy hiểm” thể hiện chi tiết những vùng bãi bồi dễ ngập nước, các khu vực có nguy cơ lở đất cao đã được biết đến cùng những trung tâm sơ tán, theo Ria Fritz, một giáo viên nước ngoài đã dạy tiếng Anh nhiều năm tại Nhật Bản. Hầu hết những bản đồ này đều được đăng trên mạng.
Trong trường hợp khẩn cấp, rất nhiều trường học công và trung tâm cộng đồng ở địa phương sẽ tự động được chuyển thành trung tâm sơ tán, tiếp nhận những người bị lũ lụt nhấn chìm nhà cửa.
Ngay cả trong trường hợp trường học hay trung tâm cộng đồng gần nhất không thể tiếp nhận thêm, họ thường sẽ hướng dẫn người cần giúp đỡ tới một địa điểm an toàn khác.
Video đang HOT
Thường xuyên chú ý tới các tín hiệu cảnh báo cũng là điều mà người dân Nhật Bản được lưu ý phải luôn ghi nhớ. Nhật Bản có ý thức an toàn cao hơn nhiều quốc gia khác nên có rất nhiều cảnh báo được gửi đến người dân ngay cả khi chưa xuất hiện mối đe dọa tức thời.
Dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất là khi điện thoại của người dân nhận được tin nhắn khẩn cấp từ chính quyền thành phố hoặc tỉnh.
Ngoài ra, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cũng thiết lập một trang web bằng tiếng Anh chứa những thông tin dự báo và cảnh báo cơ bản, nhưng không có thông tin cập nhật nhất về tình hình sơ tán tại địa phương.
Tại Nhật, có hai loại cảnh báo sơ tán chính là “lệnh sơ tán” và “khuyến cáo sơ tán”. Lệnh sơ tán có nghĩa người dân phải rời khỏi vùng bị ảnh hưởng và tìm đến địa điểm sơ tán được chỉ định. Phạm vi áp dụng của lệnh sơ tán thường khá hẹp, đôi khi chỉ giới hạn đối với các tòa chung cư nhất định hay những khu vực có nguy cơ sạt lở.
Mức độ nghiêm trọng của “khuyến cáo sơ tán” thấp hơn so với “lệnh sơ tán” nhưng phạm vi áp dụng lại rộng hơn, có thể bao gồm cả một phường hay những khu vực gần các con sông cụ thể.
Cảnh báo “chuẩn bị sơ tán” đôi khi cũng được phát đi nhưng đây chỉ là khuyến cáo cấp thấp, có nghĩa người dân nên theo dõi sát sao thời tiết nhằm đề phòng tình huống xấu xảy ra.
Suốt hàng thế kỷ, Nhật Bản vẫn coi quản lý thiên tai là vấn đề có thể được giải quyết bằng kỹ thuật. Sau một trận bão kinh hoàng cuối những năm 1950 khiến hơn 1.200 người thiệt mạng, chính phủ Nhật đã bắt tay vào hàng loạt dự án công trình công cộng nhằm “thuần hóa” các con sông. Đê và đập mọc lên dọc hầu hết mọi con sông.
Dù những dự án này đã phát huy tác dụng và giúp cứu sống vô số mạng người, chúng dần trở nên không đủ để đối phó với các thách thức thời tiết ngày càng khắc nghiệt, theo Shiro Maeno, giáo sư về kỹ thuật thủy lực tại Đại học Okayama, Nhật Bản, nhận định.
Mặt khác, theo Daniel Aldrich, giáo sư khoa học chính trị chuyên nghiên cứu về quản lý thiên tai tại Đại học Northeastern ở Boston, Mỹ, các dự án kỹ thuật lớn thường mang lại cảm giác an toàn sai lầm, khiến người dân lưỡng lự đi sơ tán, phản ứng được cho là hiệu quả hơn khi lũ tới. “Tại sao phải rời đi khi mà họ đã thiết lập một hệ thống giúp bảo vệ bạn”, ông nói.
Năm 2017, chính phủ Nhật Bản thông qua bản sửa đổi của luật kiểm soát lũ lụt và sông ngòi nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế do tình trạng thời tiết ngày càng khắc nghiệt, đồng thời đưa số người chết do từ chối sơ tán xuống bằng 0. Đây thực sự là thách thức lớn đối với một đất nước có dân số già nhanh như Nhật Bản.
Máy bơm được cài đặt để hút nước từ một con đê bị vỡ ở Naganuma, tỉnh Nagano. Ảnh: NYTimes.
Những thay đổi buộc các chính quyền địa phương điều chỉnh cách chuẩn bị ứng phó với thiên tai. Thay vì lên kế hoạch cho những cơn bão sẽ xảy ra trong vòng 100 năm nữa, họ đang nghĩ tới những thảm họa với sức hủy diệt lớn hơn trong 1.000 năm.
Tại những thành phố lớn với hàng triệu dân như Tokyo, các kế hoạch dự trù thiên tai 1.000 năm có thể khiến chính phủ chi hàng tỷ USD cho những hệ thống phòng chống lũ lụt công nghệ cao.
Nhưng ở những vùng nông thôn dân cư thưa thớt hơn, điều này là không thể. “Chúng tôi phải làm quen với thực tế là dù với bất kỳ hệ thống nào mà chúng ta thiết lập, vẫn có những cơn lũ mà chúng không thể chống lại”, Hiroki Okamoto, quan chức địa phương chịu trách nhiệm quản lý sông Chikuma ở thị trấn Naganuma, tỉnh Nagano, cho biết. Chính quyền phải chuyển hướng tập trung sang “làm công tác tư tưởng với công chúng để họ chịu sơ tán” khi lũ lụt ập đến.
Theo giáo sư Aldrich, đây là cách tiếp cận đi ngược xu hướng nhưng hợp lý. “Khi các nước nghĩ về cách đối phó biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều nước bắt đầu chuyển sang tư duy kỹ thuật, trong khi điều họ nên làm là chú trọng hơn vào cái gọi là những biện pháp mềm như khuyến khích hàng xóm giúp nhau sơ tán trước thảm họa”, ông cho hay.
“Nhiều nước Bắc Mỹ hay Singapore, Nhật Bản nghĩ đến việc dùng kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Chúng ta sẽ xây những ngôi nhà nổi hay thiết lập các hệ thống cảm biến hiệu quả hơn. Tất cả đều tốt nhưng bạn sẽ làm gì nếu điện thoại di động không hoạt động? Hay khi bạn không có điện?”, giáo sư Aldrich đặt câu hỏi.
Trung Quốc chi hơn 14 tỷ USD khắc phục hậu quả lũ lụt
Chính phủ Trung Quốc sẽ chi khoảng 100 tỷ nhân dân tệ (hơn 14 tỷ USD) để phục hồi và tái thiết sau đợt lũ lụt lịch sử vừa qua.
Chủ trì cuộc họp tại Quốc vụ viện hôm 26/8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh những nỗ lực kiểm soát lũ lụt, cứu trợ và khắc phục hậu quả sau thiên tai để hỗ trợ khôi phục sản xuất và đảm bảo sinh kế của người dân.
Tổng cộng 100 tỷ nhân dân tệ (14,48 tỷ USD) sẽ được phân bổ từ nguồn tài chính trung ương và địa phương để phục hồi và tái thiết sau thiên tai. Một cơ chế sẽ được thiết lập để đảm bảo tiền hỗ trợ sẽ được chuyển thẳng đến các khu vực bị thiên tai, theo nội dung cuộc họp.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) thăm vùng ngập lũ ở thành phố Trùng Khánh hôm 23/8. Ảnh: Xinhua.
Số vốn huy động được thông qua trái phiếu chính phủ đặc biệt và trái phiếu chính quyền địa phương, được phép sử dụng để phục hồi và tái thiết sau thiên tai. Các biện pháp cụ thể sẽ được đưa ra để hướng dẫn các tổ chức tài chính nhà nước và hợp tác xã tín dụng nông thôn tăng cường hỗ trợ cho việc phục hồi sản xuất nông nghiệp sau lũ lụt.
Theo Thủ tướng Trung Quốc, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nên đi đôi với việc quản lý hợp lý hơn và cải thiện các dịch vụ công để thị trường có thể được khơi thông hơn nữa.
Trung Quốc hàng năm đều hứng chịu lũ lụt, đặc biệt tại khu vực miền trung và miền nam, song các trận lũ năm nay lớn hơn bình thường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc hôm 13/8 cho biết mưa lũ từ đầu tháng 6 đã tấn công hệ thống sông ngòi lớn khắp miền trung và miền nam Trung Quốc, khiến 219 người chết hoặc mất tích, phá hủy 54.000 ngôi nhà và buộc hàng triệu người phải sơ tán.
Thiệt hại kinh tế do đợt lũ lụt này gây ra ước tính lên tới 178,9 tỷ nhân dân tệ (25,7 tỷ USD), cao hơn 15,9% mức trung bình thiệt hại do mưa lũ gây ra trong 5 năm qua.
59 người thiệt mạng, hệ thống y tế tê liệt do mưa lũ tại Nhật Bản Tính tới 19h30 tối 8/7 (giờ địa phương), mưa lũ tại Nhật Bản đã khiến ít nhất 59 người thiệt mạng, 5 người ngưng tim ngưng phổi, 17 người mất tích. Mưa lớn ở phía Tây Nhật Bản đã khiến hàng chục bệnh viện và các cơ sở phúc lợi bị ngập, bị mất điện và mất nước. Ngoài khu vực Kyushu, một...