Cách ngừa viêm phổi do tụ cầu
Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào phổi qua hai đường: hít vào đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu. Viêm phổi do tụ cầu khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn nặng, tỉ lệ tử vong cao.
Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào phổi qua hai đường: hít vào đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu. Viêm phổi do tụ cầu khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn nặng, tỉ lệ tử vong cao.
Những yếu tố nguy cơ gây viêm phổi do tụ cầu
Tụ cầu là vi khuẩn gram dương, tiết ra nhiều độc tố và enzym ngoại bào. Tụ cầu có thể tạo vỏ polyscaccarid chống lại thực bào. Khi có vỏ bọc, vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Dạng vi khuẩn không có vỏ bọc chủ yếu gây bệnh tại chỗ, nhưng khi vào máu theo đường tiêm truyền thì hay gây sốc nhiễm khuẩn.
Người mắc bệnh do hai đường: một là hít tụ cầu vào đường hô hấp. Ở những bệnh nhân bị cúm hoặc bị suy giảm miễn dịch, tụ cầu theo dịch tiết đường hô hấp trên bị hút vào phổi. Hai là tụ cầu theo đường máu đến phổi từ ổ nhiễm khuẩn ngoài phổi. Theo cơ chế này, viêm phổi có nhiều ổ, bệnh thường xảy ra sau khi bị mụn nhọt ngoài da, do tiêm chích ma túy, bệnh nhân lọc máu, đặt dụng cụ nội mạch bị nhiễm khuẩn, viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng trong tim vùng van ba lá.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: do điều kiện sống nghèo khổ, vệ sinh kém cùng việc sử dụng kháng sinh bừa bãi và nằm viện lâu ngày tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của tụ cầu gây viêm phổi. Thói quen tự mua kháng sinh để điều trị, không theo chỉ định của bác sĩ vừa không đúng liều lượng, vừa không có hiệu lực với tụ cầu làm cho tụ cầu kháng thuốc.
Video đang HOT
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Bệnh nhân thường trong tình trạng như bệnh cúm, sau vài ngày thấy sốt cao, khó thở, ho dữ dội, suy kiệt nhanh chóng và vô tri vô giác. Các triệu chứng thường gặp là: đau ngực, nhiễm độc, khó thở, hoại tử và hình thành ổ áp- xe. Tụ mủ màng phổi là biến chứng hay gặp nhất làm bệnh tăng nặng. Bệnh thường kèm theo viêm họng dịch rỉ, xuất hiện cùng với nổi ban dạng tinh hồng nhiệt và hậu quả là gây nhiễm độc toàn thân.
Một thể bệnh nữa là viêm phổi tụ cầu thường liên quan đến dịch cúm, sởi, hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch, là bệnh gây tử vong cao nhất do viêm phổi ở bệnh nhân đặt nội khí quản. Triệu chứng phụ thuộc vào tuổi và sức khỏe của bệnh nhân. Viêm phổi xảy ra rất nhanh sau nhiễm tụ cầu đường hô hấp trên. Khi biến chứng viêm phổi, triệu chứng của cúm, sởi thường nặng lên. Dấu hiệu phổ biến là sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh, ho. Khám thấy rì rào phế nang giảm và nhiều ổ ran nổ. Có thể gặp suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn. Hai biến chứng hay gặp là tràn dịch màng phổi và mủ màng phổi. Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết khoảng 20% các ca bệnh.
Xét nghiệm đờm thấy tụ cầu khuẩn. Chụp Xquang phổi thấy hình ảnh nhiều ổ viêm phổi dạng tròn, kích thước không đều, không đối xứng hai bên phổi. Phân lập được tụ cầu ở máu, đờm, dịch màng phổi…
Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh
Viêm phổi tụ cầu là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao. Điều trị đòi hỏi phải hồi sức tích cực và dùng kháng sinh có hiệu lực với vi khuẩn. Hiện nay, do tụ cầu thường kháng với thuốc penicilin do chúng sinh ra men penixilinaza. Vì thế các thuốc kháng sinh phải chống lại được men này mới được dùng để diệt tụ cầu. Tốt nhất là sử dụng thuốc theo kháng sinh đồ. Các thuốc thường được dùng là: cephalosporin thế hệ thứ 3. Thời gian dùng kháng sinh thường kéo dài 4 tuần. Trường hợp nặng có thể dùng thuốc imipenem, gentamyxin, nhất là khi có nhiễm khuẩn huyết.
Do việc điều trị khó khăn, có nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc phòng bệnh viêm phổi do tụ cầu trở nên hết sức quan trọng và có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Phòng bệnh với các biện pháp sau đây: khi chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, hoặc vào viện thăm người ốm cần đeo khẩu trang để tránh hít phải vi khuẩn nói chung và tụ cầu. Những người bị cúm hoặc bị suy giảm miễn dịch cũng thường xuyên đeo khẩu trang để tránh bị lây bệnh do tụ cầu và các bệnh khác.
Giữ vệ sinh da bằng cách tắm rửa hằng ngày. Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn da như mụn nhọt, vết thương. Các bệnh là nguyên nhân có thể dẫn đến viêm phổi do tụ cầu như viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng trong tim… cũng phải chữa tích cực. Nâng cao sức đề kháng bằng việc ăn uống đầy đủ chất và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh uống để hạn chế việc tụ cầu kháng thuốc.
Theo SKDS
Ngừa bệnh nhiễm khuẩn salmonella
Theo giới chuyên môn thì tình trạng nhiễm khuẩn salmonella bacteria thường xảy ra khi bạn ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn này.
Ảnh minh họa: Inmagine
Những triệu chứng thông thường của bệnh bao gồm hiện tượng tiêu chảy và cứng cơ bụng.
Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh Hoa Kỳ vừa cung cấp thêm những thông tin và các phương pháp dưới đây, nhằm giúp mọi người phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn salmonella:
- Bệnh nhiễm khuẩn salmonella có thể xảy ra khi bạn ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn này, bao gồm các loại rau củ. Tuy nhiên, vi khuẩn salmonella thường được tìm thấy nhiều nhất ở những sản phẩm từ động vật như trứng, sữa, thịt gia cầm và thịt bò.
- Vi khuẩn salmonella cũng có thể có trong phân của các loại thú nuôi và được truyền qua người, nếu sau khi bạn vuốt ve hoặc dọn dẹp phân của chúng mà không rửa tay sạch sẽ.
- Thường xuyên nấu chín thức ăn để diệt vi khuẩn salmonella.
- Không được để thịt sống tiếp xúc với những loại thực phẩm đã được làm sạch trong lúc chuẩn bị chế biến.
- Thường xuyên rửa tay cũng như các dụng cụ đựng thực phẩm trước, trong và sau khi chế biến thức ăn.
Theo SKDS
Trẻ nôn trớ nhiều có đáng lo? Tôi sinh con đầu lòng, hiện cháu mới được 2 tháng, từ khi sinh, tôi cho cháu bú sữa mẹ hoàn toàn. Nhưng điều tôi lo lắng là cháu rất hay bị nôn trớ, có ngày vài lần. Xin hỏi liệu con tôi bị bệnh gì? Đỗ Thị Thắm (Ninh Bình). Nhiều bà mẹ mới sinh con lần đầu do chưa có kinh...