Cách Nga hóa giải vũ khí mới của Mỹ
Theo National Interest, chương trình “đòn tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ có nguy cơ thành đồ thừa khi Nga triển khai chương trình vũ khí tuyệt mật “Objekt 4202″.
Theo nguồn tin này, trong hơn 10 năm qua, dự án Objekt 4202 đang được thử nghiệm và lần thử nghiệm thành công gần đây nhất diễn ra vào tháng 2/2015.
“Nếu Nga có Objekt 4202, có thể vận động với tốc độ siêu thanh theo phương thẳng đứng và nằm ngang, nước ta có thể giải quyết vấn đề đảm bảo vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tiềm tàng”, một quan chức quốc phòng Nga cho biết.
Trong khi đó theo những thông tin ban đầu được tiết lộ, Nga thực hiện dự án Objekt 4202 với mục tiêu vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ vốn được xây dựng để tiêu diệt mục tiêu đường đạn chuyển động theo quỹ đạo có thể tính toán.
Thủ tướng Dmitry Medvedev thăm Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
Tuy nhiên, với vũ khí siêu vượt âm thuộc Objekt 4202 Nga đang chế tạo cực kỳ khó bám theo và bắn hạ vì chúng chuyển động không theo quỹ đạo có thể tính toán, tốc độ di chuyển của chúng lên tới 11.200 km/h.
Hãng tin Interfax dẫn nguồn tin quân sự Nga xác nhận vụ thử nghiệm gần đây đối với phương tiện bay này đã diễn ra vào tháng 2/2015. Vụ phóng diễn ra từ bãi thử Dombarovsky gần Orenburg.
Trước đây, phương Tây chỉ đưa tin phỏng đoán về Objekt 4202, đến nay việc Nga đang phát triển và thử nghiệm với vũ khí này đã được các nhà phân tích mới xác nhận. Điều đó được công bố trong báo cáo phát hành tháng 6/2015 của hãng phân tích quốc phòng nổi tiếng Jane”s Information Group.
Video đang HOT
Theo tài liệu này, Objekt 4202 sẽ mang lại cho Nga khả năng thực hiện các cuộc tấn công chính xác cao vào bất kỳ mục tiêu nào trên Trái đất được lựa chọn, còn khi kết hợp với khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa của mình, Moscow sẽ có khả năng tiêu diệt thành công mục tiêu chỉ bằng một quả tên lửa.
Bản tài liệu của Jane”s Information Group cho biết thêm, các đầu đạn của Objekt 4202 sau khi tách khỏi tên lửa mang, có khả năng thay đổi quỹ đạo bay theo độ cao và hướng bay, do đó có thể vượt qua thành công tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và tương lai.
Tài liệu khẳng định rằng, Moscow cần vũ khí siêu vượt âm để có được các đòn bẩy tác động trong quá trình đàm phán với Mỹ và hạn chế hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Báo cáo dự đoán, sẽ có đến 24 phương tiện (đầu đạn) siêu vượt âm thuộc Objekt 4202 có thể được triển khai tại trung đoàn thuộc Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga RVSN ở Dombarovsky trong giai đoạn từ năm 2020 – 2025.
Và đến khi đó, “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ trù tính chế tạo các hệ thống vũ khí tấn công có khả năng tấn công bằng vũ khí phi hạt nhân vào mọi vị trí trên trái đất trong vòng 1 giờ. Công cụ để thực hiện các đòn tấn công đó sẽ là các ICBM hiện đại hóa sâu, tên lửa hành trình siêu vượt âm… không còn khiến Nga bận tâm nhiều.
Theo_Báo Đất Việt
Thêm tín hiệu Việt Nam có thể mua tiêm kích F/A-18
Tập đoàn Boeing sẵn sàng xuất khẩu vũ khí tiên tiến nhất của mình Việt Nam, trong đó tiêm kích F/A18.
Tập đoàn Boeing cho biết, những sản phẩm do tập đoàn này sản xuất hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại hai bên vẫn chưa có bất cứ hoạt động trao đổi cụ thể nào về khả năng tập đoàn hàng không lớn nhất của Mỹ này tới thị trường vũ khí Việt Nam.
Trước khi Jane's đăng tải thông tin này, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài 50 năm đối với Việt Nam, truyền thông Mỹ cho rằng, nước này đã để ngỏ khả năng Việt Nam sẽ mua dòng tiêm kích đa năng F/A-18 Super Hornet do Boeing phát triển.
Và đây cũng là nhận định của cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Jim Jatras khi ông này cho rằng, chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet nhiều khả năng sẽ nằm trong danh sách những vũ khí đầu tiên mà Việt Nam mua của Mỹ. Vậy loại chiến đấu cơ này có xứng đáng để Việt Nam mua sắm hay không?
Tiêm kích F/A-18 Super Hornet.
Tiêm kích đa nhiệm
Tiêm kích F/A-18 Hornet (gồm các phiên bản A/B/C/D), trong đó A/B chinh thưc đưa vao sư dung trong quân đội Mỹ vào năm 1978, còn phiên bản nâng cấp F/A-18 Super Hornet (tức F/A-18 E/F) bắt đầu thực hiện nhiệm vụ từ năm 1999 và hiện vẫn là xương sống của lực lượng hải quân Mỹ.
Mặc dù được thiết kế với ý định là một loại chiến đấu cơ dùng trên tàu sân bay, nhưng loại tiêm kích hạm này thực chất là môt chiêc tiêm kich ham đa năng hang năng, có khả năng đảm nhận tất cả những nhiệm vụ như các phiên bản chiến đấu cơ chuyên dụng trên mặt đất.
F/A-18 Super Hornet đươc thiêt kê cho kha năng tân công ca ngay lân đêm vơi hê thông dân đương chinh xac, co thê thưc hiên cac nhiêm vu gianh ưu thê trên không, hô tông, hô trơ măt đât, tân công tiêu diêt hê thông phong không đôi phương, tân công trên biên, do tham...
Về hỏa lực, F/A-18 Super Hornet sở hữu kho vũ khí khổng lồ, với 11 giá treo trên cánh và giữa thân (F/A-18 Hornet có 9 giá treo) cho phép F-18 mang tải trọng 8 tấn vũ khí bên ngoài. Nó có thể sử dụng được nhiều loại bom, tên lửa cho đủ các nhiệm vụ đối không, đối hải và đối đất, tác chiến điện tử...
Trong nhiệm vụ đối không, F-18 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng 20mm ở mũi máy bay cùng các tên lửa không đối không như AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM... Trong nhiệm vụ chống tàu mặt nước nó có thể mang tên lửa chống hạm AGM-84 và có thể cả tên lửa chống radar AGM-88 HARM.
Trong tác chiến tấn công mặt đất, F-18 có thể được lắp đặt tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM, AGM-84 SLAM-ER và mang được nhiều loại bom, từ "bom ngu" tới "bom thông minh".
Trang bị đỉnh cao
Để thực hiện những nhiệm vụ kể trên, tiêm kích này đươc trang bi man hinh điêu khiên tinh thê long đa dung, hê thông lai sô fly-by-wire, kinh nhin ban đêm, mu phi công JHMCS mang lai khả năng nhận biết đa trang thai, nhiêu muc đich cho phi công.
Radar quet mang pha chu đông AESA APG-79 trên Super Hornet cho phep F-18 đông thơi tân công đôi không va đôi đât, hê thông cam biên quang điên chinh va chum laser chi đinh muc tiêu AN/ASQ-228ATFLIR cung câp ban đô măt đât chi tiêt ơ cư ly xa.
Nó cũng được trang bị hệ thống đối kháng tổng hợp (IDECM) gồm hệ thống phòng vệ chống tên lửa, có khả năng phóng mồi bẫy ALE-47, ALE-50; radar cảnh báo AN/ALR67V3 và hệ thống gây nhiễu ALQ-65 hoặc ALQ-71; hệ thống thông tin số liệu chuẩn Link 16...
Có thể nói, với ưu điểm có khả năng tác chiến đa năng, hệ thống thiết bị tiên tiến, được trang bị những vũ khí và công nghệ cao, tạo ra lợi thế chiến thuật so với vũ khí của đối thủ của Việt Nam.
Khả năng tác chiến của F/A-18 đã được kiểm chứng qua thực tế chiến đấu trong rất nhiều chiến dịch tác chiến của Mỹ-NATO, năng lực của nó không có gì phải bàn cãi. Do đó, chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet là lựa chọn đáng để xem xét đối với Việt Nam.
Thùy Dung (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tiêm kích T-50: Sức mạnh đè bẹp F-35, đại địch của F-22 Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi T50 của Nga đã đến giai đoạn hoàn thiện, chuẩn bị thị uy sức mạnh khủng khiếp với F35 và F22 của Mỹ. Truyền thông Nga ngày 15/6 cho biết, Bộ quốc phòng nước này đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ tối tân T-50, sau khi loại máy bay này chỉ...