Cách Nga có thể đáp trả phương Tây với lằn ranh đỏ mới
Nga đã vạch ra lằn ranh đỏ mới cho phương Tây bằng cách phát tín hiệu rằng Moscow sẽ cân nhắc đáp trả bằng hạt nhân nếu họ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
Lằn ranh đỏ mới
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần này cho biết, các nguyên tắc cơ bản về răn đe hạt nhân của Nga cần phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tế hiện tại.
Chủ nhân Điện Kremlin chỉ ra, tình hình quân sự và chính trị hiện nay đang thay đổi mạnh mẽ và Moscow phải tính đến điều này, bao gồm cả sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới.
Một số nhà phân tích cho rằng, tuyên bố của ông Putin về điều chỉnh học thuyết hạt nhân có thể cho thấy Nga đang vẽ lại lằn ranh đỏ trong chính sách răn đe hạt nhân.
Ông Putin nhấn mạnh, Moscow có thể đáp trả hạt nhân với một cuộc tấn công thông thường xuyên biên giới lớn có sự tham gia của máy bay, tên lửa hoặc máy bay không người lái. Một cường quốc hạt nhân đối thủ hỗ trợ quốc gia khác tấn công Nga cũng sẽ bị coi là một bên tham gia cuộc tấn công đó.
Nói như vậy, việc phương Tây cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng các tên lửa tầm xa mà họ viện trợ như ATACMS của Mỹ và Storm Shadows của Anh sẽ bị coi là thuộc diện áp dụng quy tắc răn đe hạt nhân của Nga.
“Đó là một thông điệp rất rõ ràng: Đừng nhầm lẫn, tất cả những điều này có thể đồng nghĩa với chiến tranh hạt nhân”, Nikolai Sokov, một cựu nhà ngoại giao Liên Xô và Nga, cho biết.
Igor Korotchenko, một nhà phân tích quân sự Nga thường xuất hiện trên truyền hình quốc gia, cho biết những thay đổi này là cần thiết vì phương Tây đã phớt lờ hàng loạt tín hiệu cảnh báo trước đó về các hành động leo thang hơn nữa của họ. Một trong những tín hiệu đó là cuộc tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga vào mùa hè.
Cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật của Nga được tiến hành theo 3 giai đoạn. Tuy nhiên, phương Tây dường như đã phớt lờ, buộc Nga phải đưa ra tín hiệu mạnh mẽ hơn.
Video đang HOT
“Chúng tôi thấy rằng các đối thủ phương Tây không còn tôn trọng bất kỳ lằn ranh đỏ nào nữa, họ nghĩ bất kỳ hành động nào nhằm trang bị vũ khí cho Ukraine và các cuộc tấn công do phương Tây hỗ trợ nhằm vào các cơ sở nằm sâu trong lãnh thổ Nga sẽ không bị đáp trả bằng hạt nhân”, ông Korotchenko nói với nhật báo Izvestia.
Ông Vladimir Avatkov, một quan chức Nga, cho biết việc công bố những thay đổi trong học thuyết đã cho phép Moscow đi trước bất kỳ quyết định nào của phương Tây về trang bị tên lửa tầm xa cho Ukraine.
Bahram Ghiassee, một nhà phân tích hạt nhân có trụ sở tại London tại tổ chức tư vấn Henry Jackson Society, đặc biệt lưu ý thời điểm ông Putin đề cập đến sửa đổi hạt nhân trùng với thời điểm Ukraine vận động phương Tây cung cấp tên lửa tầm xa và cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
“Ông Putin nói: Hãy dừng lại ở đây”, ông Ghiassee bình luận.
Trong khi đó, một số nhà phân tích và chính trị gia ở phương Tây đặt ra câu hỏi liệu răn đe của Nga là thật hay chỉ là đòn gió?
Andreas Umland, một nhà phân tích tại Viện Quan hệ Quốc tế Thụy Điển, đánh giá đây chỉ là một đòn tâm lý. “Nó được thiết kế để nắn gân các nhà lãnh đạo và cử tri ở các nước ủng hộ Ukraine”, ông nhận định.
Trong khi đó, Fabian Hoffmann, nghiên cứu sinh tiến sĩ và chuyên gia quốc phòng ở Oslo, cho rằng không nên đánh giá thấp cảnh báo của Nga, nhưng cũng không nên phản ứng thái quá.
“Việc sử dụng hạt nhân của Nga chưa xảy ra. Chỉ nên lo ngại khi có những tín hiệu Nga thực sự chuẩn bị làm điều đó”, ông viết.
Theo ông Hoffmann, các bước tiếp theo của Nga có thể là di chuyển các đầu đạn khỏi kho lưu trữ và gắn vào các bệ phóng di động để thực hiện một cuộc tấn công chiến thuật, trước khi bắt đầu sử dụng hạt nhân quy mô lớn bằng cách chuẩn bị sẵn sàng các hầm chứa và đặt máy bay ném bom trong tình trạng báo động. Ông lưu ý, các cơ quan tình báo của Mỹ có thể phát hiện những động thái đó nếu chúng thực sự xảy ra.
Cách Nga có thể đáp trả
Một tổ hợp tên lửa liên lục địa Yars của Nga (Ảnh: Reuters).
Đến nay, phương Tây đã nhiều lần vượt qua lằn ranh đỏ của Nga trong cuộc xung đột Ukraine. Chỉ còn 2 lằn ranh đỏ nữa mà phương Tây chưa chạm đến là: đưa quân vào Ukraine và cho phép Kiev tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Nếu phương Tây tiếp tục vượt những lằn ranh đỏ này, Moscow có thể sẽ không còn nhắm mắt làm ngơ.
Sergei Markov, cựu cố vấn của Điện Kremlin, cho biết những điều chỉnh học thuyết hạt nhân sẽ mở ra cơ hội cho Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường trong một số tình huống nhất định, cụ thể là chống lại Ukraine.
“Ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân đã được hạ xuống. Giờ đây, Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân dễ dàng hơn. Lý do thay đổi học thuyết hạt nhân là mối đe dọa leo thang toàn diện của phương Tây. Phương Tây chắc chắn rằng Nga sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trước”, ông Markov viết trên trang cá nhân.
Ông Markov dự đoán, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại Ukraine hoặc các căn cứ không quân ở Romania hoặc Ba Lan nếu máy bay chiến đấu của Ukraine xuất kích từ đó và nếu Kiev, với sự hỗ trợ bởi vệ tinh của Mỹ hoặc Anh, sử dụng máy bay chiến đấu để tấn công chính Moscow hoặc các khu vực ở miền Trung nước Nga.
Robert David English, Phó Giáo sư về chính sách đối ngoại quốc tế và phân tích quốc phòng tại Đại học Nam California, cũng nêu ra một số kịch bản đáp trả của Nga nếu phương Tây cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine.
“Nga có thể đáp trả theo nhiều cách, từ tấn công vào các mục tiêu của Ukraine đến phá hủy vệ tinh hoặc hệ thống thông tin liên lạc dưới nước của phương Tây”, ông English nhận định.
Tuy nhiên, ông cho rằng ít có khả năng phương Tây cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ tấn công vào sâu đất Nga, ít nhất trong tương lai gần.
Vì vậy, trước mắt, Nga sẽ tập trung tìm cách làm suy yếu sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine và răn đe bằng những lằn ranh đỏ.
Chiến sự Ukraine: Bước leo thang mới của phương Tây
Pháp và Đức hôm 28/5 đã đưa ra gợi ý nên cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của hai nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, những nơi phát động các đòn tấn công vào Ukraine.
Ngay lập tức, phía Nga cảnh báo phương Tây "đừng đùa với lửa", vì hành động như thế có thể khiến cuộc chiến leo thang nguy hiểm.
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 28/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu rõ rằng vũ khí của Pháp gửi tới Ukraine, bao gồm cả tên lửa tầm xa, được phép nhắm vào các căn cứ bên trong Nga. Ông Macron nói tiếp: "Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta nên cho phép họ vô hiệu hóa các địa điểm quân sự nơi tên lửa được phóng đi và về cơ bản là các địa điểm quân sự mà Ukraine bị tấn công". Tuy nhiên, ông Macron nói thêm: "Chúng ta không được cho phép họ tấn công các mục tiêu khác ở Nga", bao gồm cả các mục tiêu dân sự hoặc quân sự khác.
Thủ tướng Đức Scholz lặp lại nhận xét của ông Macron và nói rằng Ukraine được phép tự vệ miễn là nước này tôn trọng các điều kiện do các quốc gia cung cấp vũ khí - bao gồm cả Mỹ - và luật pháp quốc tế đưa ra.
Khí tài do phương Tây viện trợ cho Ukraine.
Tuyên bố của lãnh đạo Pháp, Đức cho thấy phương Tây đang tiến dần đến bước leo thang nguy hiểm thông qua việc cho phép Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công lãnh thổ Nga. Mặc dù Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần xin phép các đồng minh sử dụng vũ khí được viện trợ để tấn công bên trong nước Nga, nhưng đây là "lằn ranh đỏ" cực kỳ nguy hiểm mà phương Tây luôn muốn gìn giữ để tránh leo thang xung đột, và xa hơn là tránh làm mất ổn định chiến lược giữa Nga và phương Tây.
Chính vì vậy, các đồng minh phương Tây của Ukraine từ lâu đã giữ chính sách rằng vũ khí viện trợ phải được giới hạn nghiêm ngặt trong việc sử dụng bên trong lãnh thổ Ukraine. Các nhà lãnh đạo phương Tây lo ngại rằng nếu vũ khí của họ được sử dụng để tấn công vào bên trong nước Nga, nó sẽ làm leo thang bạo lực và gây ra một cuộc chiến rộng lớn hơn có sự tham gia của NATO. Vì lo ngại leo thang nên Mỹ, nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraine, đã cấm Kiev tấn công vào lãnh thổ Nga.
Các lằn ranh đỏ trước đây do các nhà lãnh đạo phương Tây vạch ra để hỗ trợ Ukraine đã bị vượt qua, bao gồm cả việc cung cấp xe tăng, được thỏa thuận vào đầu năm 2023 để giúp Ukraine chọc thủng tuyến phòng thủ của Nga và máy bay chiến đấu F-16, mà các chính phủ châu Âu đã đồng ý trong thỏa thuận mùa hè năm 2023. Theo trang web của Bộ Quốc phòng Pháp, Pháp đã cung cấp cho Ukraine một số lượng tên lửa hành trình SCALP không xác định. Theo Dự án đe dọa tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), tên lửa SCALP có tầm bắn lên tới 155 km và mang đầu đạn xuyên phá có sức nổ mạnh 400 kg. Pháp cũng đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí quân sự, bao gồm cả pháo tự hành Caesar với tầm bắn lên tới 42 km.
Phát biểu trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Uzbekistan hôm 28/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Ukraine không thể sử dụng vũ khí tầm xa nếu không có sự hỗ trợ đáng kể của NATO và sự tham gia như vậy của liên minh này có thể gây ra "một cuộc xung đột toàn cầu", ví dụ như "không thể sử dụng vũ khí chính xác tầm xa nếu không có hoạt động trinh sát trên không gian". Ông Putin nói: "Việc lựa chọn mục tiêu cuối cùng" hay "sứ mệnh phóng" cho các hệ thống phương Tây cần phải được thực hiện bởi "các chuyên gia có tay nghề cao, những người biết sử dụng dữ liệu trinh sát này".
Hiện tại, ngoài Pháp và Đức, Ba Lan là nước đã tuyên bố Ukraine có quyền tự do sử dụng vũ khí do họ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Nhưng, nhiều nước thành viên khác của EU và NATO không đồng tình với gợi ý của Pháp và Đức.
Trong khi đó, trước sức ép từ các đồng minh, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 29/5 cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục "thích ứng và điều chỉnh" sự hỗ trợ của mình dành cho Ukraine. Đây có thể là dấu hiệu về khả năng Mỹ thay đổi chính sách đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga. Trong khi đó, có nguồn tin cho rằng Mỹ đã cho phép Ukraine dùng vũ khí Mỹ tập kích lãnh thổ Nga, giới hạn ở vùng biên giới. Nhưng, giới chuyên gia cho rằng Ukraine sẽ phải cẩn thận về các loại mục tiêu mà nước này tấn công và cần tránh gây thương vong cho dân thường.
Trong một diễn biến bất ngờ, ngày 26/5, các lực lượng Ukraine đã phát động tấn công bằng thiết bị bay không người lái (drone) vào sâu trong lãnh thổ Nga, mục tiêu là các trạm radar cảnh giới chiến lược của Nga ở Armavir, vùng Krasnodar, và cơ sở gần thành phố Orsk, tỉnh Orenburg, gây ra một số thiệt hại.
Điều này đang khiến giới chức Mỹ lo ngại về khả năng leo thang xung đột nguy hiểm. Giới chuyên gia Mỹ xác định các trạm radar của Nga đặt tại Armavir, vùng Krasnodar, và thành phố Orsk, tỉnh Orenburg, có nhiệm vụ giám sát khu vực Trung Đông và Trung Á, không liên quan đến vùng chiến sự Ukraine. Tuy nhiên, giới chức quân sự Ukraine lại cho rằng các trạm radar ở miền Nam Nga đã được điều chỉnh sang giám sát các hoạt động quân sự ở Ukraine (trong khi Nga còn có ít nhất 3 trạm radar chiến lược đặt ở các vùng phía Bắc có khả năng phủ sóng toàn bộ châu Âu và cả Bắc Mỹ).
Hơn nữa, Ukraine đã sử dụng các loại khí tài do nước này tự sản xuất để thực hiện cuộc tập kích mục tiêu cực kỳ nhạy cảm của Nga càng khiến giới chức Mỹ lo ngại hậu quả từ vụ tấn công gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định chiến lược giữa Nga và Mỹ mà Washington đang cố gắng duy trì. Vì bất kỳ hành động tấn công nào nhắm vào các mục tiêu chiến lược nhạy cảm trên đất Nga đều có thể khiến Moscow nghĩ rằng có sự chỉ đạo hoặc đồng ý của Mỹ và phương Tây
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine Tờ báo Pháp khẳng định Mỹ và EU đang hướng tới một giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev. Binh sĩ Ukraine bê đạn pháo 155mm trong trận chiến ở Donbass (Ảnh: Getty) Le Figaro dẫn nhiều nguồn tin cho hay, những thất bại của Kiev trên tiền tuyến đang khiến những bên ủng hộ phương Tây thay...