Cách Nga chơi với Ấn Độ và Pakistan
Trong khi vũ khí Nga chiếm vị trí danh dự trong Quân đội Ấn Độ thì Pakistan bắt đầu có bước chuyển mình quan trọng khi muốn mua loạt vũ khí Nga.
Lộ khách hàng thứ 2 sở hữu Su-35: Hãng RIA Novosti ngay 10/7 dẫn lời Cô vân Tông thông Nga Vladimir Kozhin tuyên bô, Nga co thê cung câp môt sô đơn vi trưc thăng tân công Mi-35M va may bay chiên đâu thê hê 4 Su-35 cho Pakistan. Ông V. Kozhin cho biết thêm, qua trinh đam phan sơ bô liên quan tơi hơp đông trên đang đươc thưc hiên. Tuy nhiên, ông V. Kozhin tư chôi tiêt lô sô lương trưc thăng Mi-35M va may bay Su-35 Pakistan muôn mua. Trong ảnh: Trực thăng Mi-35M.
Nêu thông tin trên trơ thanh hiên thưc, Pakistan se la quôc gia thư hai trên thê giơi, sau Trung Quôc sơ hưu dong may bay Su-35 hiên đai bâc nhât thế giới do Nga sản xuất. Liên tiếp những cuộc đàm phán mua vũ khí Nga diễn ra giữa Moskva và Islamabad thực hiện ngay sau khi Nga bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với quốc gia Nam Á này được phương Tây lý giải rất đơn giản. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.
Cụ thể, Pakistan là quốc gia có vị trí chiến lược và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến khu vực này, đặc biệt quốc gia Nam Á còn là khách hàng đầy tiềm năng với Nga. Vì vậy, những bản hợp đồng như trực thăng Mi-35M, tiêm kích Su-35S được ký kết là vấn đề hoàn toàn có thể đoán trước. Trong ảnh: Trực thăng Mi-35M bên trên.
Được biết, ngoài trực thăng tấn công Mi-35 và tiêm kích Su-35S, Pakistan còn ngỏ ý muốn mua trực thăng Mi-26 với phiên bản mới nhất, máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-17 và trực thăng tấn công Ka-52 Alligator”. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.
Trực thăng tấn công đa năng Mi-35 được nâng cấp lên từ bản nguyên thể của máy bay trực thăng vận tải/chiến đấu Mi-24 Hind. Trực thăng tấn công Mi-35 được thiết kế để tiêu diệt xe bọc thép, cung cấp hỗ trợ tấn công cho các lực lượng mặt đất, vận chuyển quân và di tản của hàng hóa cũng như các binh sỹ bị thương.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Mi-35 được trang bị tới 16 tên lửa chống tăng AT-6 Spiral. Ngoài các tên lửa AT-6 Spiral ở hai bên, trên các mấu treo có thể còn được trang bị bom hoặc chứa các thiết bị trinh sát. Hệ thống khí tài ảnh nhiệt trên Mi-35 có thể phát hiện mục tiêu vào ban đêm, cho phép máy bay phát hiện và tấn công các mục tiêu ở khoảng cách hơn 4 dặm (hơn 6.400 m).
Trong Mi-35 là trực thăng vận tải – tấn công thì Ka-52 Alligator là sát thủ thực sự. Trực thăng K-52 Alligator có thể tiêu diệt phương tiện bọc thép và không bọc thép, mục tiêu bay chậm, cả ban ngày lẫn ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. K-52 Alligator sử dụng được tất cả các loại vũ khí của K-50. Trong ảnh: Trực thăng Mi-35M.
Video đang HOT
Ka-52 Alligator có khả năng chỉ huy tốp trực thăng với vai trò “trung tâm thần kinh”, làm nhiệm vụ xác định và phân phối các mục tiêu cho toàn tốp trực thăng chiến đấu. Ngoài những loại trực thăng nói trên, trực thăng Mi-26 với phiên bản mới nhất và trực thăng Mi-17 cũng nằm trong danh sách Pakistan muốn mua từ Nga. Trong ảnh: Trực thăng Mi-35M.
Việc Pakistan bất ngờ dành sự quan tâm đến vũ khí Nga được giới chuyên gia nhận định đây được xem là bước chuyển mình quan trọng của quốc gia Nam Á này nhằm đa dạng hóa nguồn cung vũ khí và giảm lệ thuộc vào nguồn cung truyền thống từ Trung Quốc. Ngoài ra, sự chuyển hướng của Pakistan còn cho thấy nghệ thuật bán hàng của Nga khi lôi kéo cả Pakistan và Ấn Độ cùng vào cuộc chơi nhưng vẫn không làm mất lòng bên nào. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.
Vũ khí Nga chiếm vị trí danh dự: Hiện lực lượng Không quân của Ấn Độ chủ yếu dựa vào chiến đấu cơ do Nga sản xuất. Hồi tháng 5/2013, New Delhi quyết định thành lập Phi đội “Black Panthers” trang bị trên tàu sân bay gồm 12 chiếc MiG-29K một chỗ ngồi và chiếc MiG-29KUB hai chỗ ngồi, được Nga cung cấp cho Bộ Quốc phòng Ấn Độ theo bản hợp đồng ký kết năm 2004. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MKI.
Chiến đấu cơ mạnh nhất của Ấn Độ hiện nay có nguồn gốc từ Nga là loại chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-30MKI thuộc lực lượng United Aircraft Corp. Hiện có khoảng 150 chiếc hiện đang hoạt động và con số này sẽ được nâng lên 272 chiếc tính đến năm 2019.
Hiện Ấn Độ và Nga đang cùng nghiên cứu phát triển loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới. Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ nhận bàn giao khoảng 140 chiếc loại này sau năm 2020. Trong quân đội Ấn Độ hiện nay cũng có sự phục vụ của các trực thăng đời mới Mil-17, có tên gọi Mil-17 V-5. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.
Chương trình vũ khí do New Delhi và Moscow hợp tác sản xuất được cho là thành công nhất là tên lửa BrahMos. Hiện tên lửa BrahMos được phát triển với nhiều biến thể khác nhau và đã được trang bị trên chiến đấu cơ Su-30MKI.
Trang bị có nguồn gốc Nga mang ý nghĩa chiến lược với Ấn Độ là tàu sân bay Vikramaditya. Theo kế hoạch, tàu sân bay Vikramaditya sẽ được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ vào cuối năm 2013. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.
Về lược lượng tàu ngầm, trong biên chế Hải quân Ấn Độ hiện có khoảng 15 tàu ngầm đang hoạt động, trong đó 11 chiếc nguyên thủy của Liên xô/Nga, chiếc tàu ngầm hiện đại nhất thuộc lớp Akula chạy bằng năng lượng hạt nhân được Hải quân nước này thuê từ Nga. Để tăng cường hơn nữa vũ khí Nga, Ấn Độ đã ký hợp đồng với Nga trang bị một loạt các tàu khu trục tàng hình lớp Talwar. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.
Trong lực lượng của mình, quân đội Ấn Độ có khoảng 5.000 xe tăng và xe bọc thép chiến đấu là sản phẩm của Liên Xô/Nga, trong đó có số lượng lớn các tăng T-72 và T-55. Và một trong những sản phẩm của Nga được xuất khẩu nhiều nhất cho quân đội, cảnh sát và các lực lượng bán quân sự Ấn Độ là súng AK và các đời súng AK mới hơn. Trong ảnh: Tiêm kích Su-35.
Theo Đất Việt
Su-35 - tiêm kích hiện đại nhất của không quân Nga
Các chuyên gia phương Tây từng thốt lên rằng"đây không phải máy bay mà là vật thể bay không xác định (UFO)" khi chứng kiến những động tác kỹ thuật khó mà tiêm kích tầm xa đa năng Su-35 của Nga thực hiện.
Su-35 là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, thế hệ 4 do công ty sản xuất máy bay quân sự Sukhoi thiết kế. Nó được đánh giá là một trong những mẫu tiêm kích hiện đại nhất thế giới, tích hợp nhiều công nghệ tối tân chỉ có trên máy bay thế hệ thứ 5.
Su-35 có các phiên bản nâng cấp như máy bay tiêm kích và huấn luyện hai chỗ ngồi Su-35UB hay Su-35S, phiên bản dành riêng cho lực lượng không quân Nga với hệ thống điện tử được tối ưu hóa và sở hữu nhiều cải tiến ở phần thân.
Trong ảnh, chiến đấu cơ Su-35 hồi giữa năm 2013 tham gia một màn bay biểu diễn trong khuôn khổ Triển lãm Hàng không Paris lần thứ 50 tại sân bay Le Bourget. Ảnh: Reuters
Su-35 dài 21,9 m, cao 5,9 m, sải cánh 15,3 m, vận tốc cực đại đạt 2.500 km/h, tầm hoạt động 3.600 km. Nguyên mẫu đầu tiên được trưng bày công khai vào năm 1992 tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough. Phi cơ phục vụ thử nghiệm trong không quân Nga từ năm 1995.
Sukhoi bắt đầu hiện đại hóa Su-35 vào giữa thập niên 2000 để đưa chiếc phi cơ này trở thành một máy bay tiêm kích thế hệ 4,5, tận dụng những công nghệ mới nhất. Phiên bản Su-35 hiện đại hóa bay lần đầu vào ngày 19/12/2008 và được sản xuất để cung cấp cho khách hàng từ năm 2009.
Đài tiếng nói nước Nga cho hay các chuyên gia phương Tây từng phải kinh ngạc thốt lên rằng "đây không phải là máy bay mà là UFO" khi chứng kiến những động tác kỹ thuật mà tiêm kích Su-35 thực hiện.
Một chiếc Su-35 hiện có giá khoảng 40 triệu USD, rẻ hơn nhiều nếu so với chiếc F-35, máy bay tiêm kích cùng thế hệ và sở hữu những chức năng tương đương của Mỹ, có giá thành lên đến 92 triệu USD.
Trong ảnh, các kỹ sư đang kiểm tra động cơ đẩy của Su-35 trước khi cất cánh. Ảnh: Reuters
Su-35 có động cơ đẩy vector 2D mới với tên gọi 117S. Động cơ dùng công nghệ tua bin áp suất thấp và tua bin cao áp, đồng thời sử dụng hệ thống kiểm soát số hóa chính xác SDU-D. Các công nghệ mới này làm cho lực đẩy tổng thể tăng 16%. Thời gian sử dụng tối đa tăng lên 4.000 giờ, nhiều gấp đôi động cơ của các máy bay cùng loại. Thời gian cách nhau giữa mỗi lần đại tu là 1.000 giờ. Đặc điểm này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực điều động và thời gian tác chiến của Su-35. Ảnh: AP
Radar Irbis-E của Su-35 có thể phát hiện máy bay thông thường và tàu chiến cỡ lớn ở cự ly lần lượt là 350 km và 400 km. Đặc biệt, nó có khả năng phát hiện cả một số loại máy bay tàng hình ở khoảng cách 120 km.
Su-35 trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại tiêu chuẩn (IRST). Hệ thống IRST của Su-35 có thể theo dõi cùng lúc 4 tín hiệu hồng ngoại với các bước sóng khác nhau.
Hệ thống ngắm quang điện tử không đối đất dùng cả hồng ngoại và laser. Khi một mục tiêu đã bị khóa bằng laser thì vũ khí từ máy bay sẽ tự động tìm diệt . Cơ chế ngắm có thể đồng thời khóa và chỉ thị cùng lúc 4 mục tiêu trên mặt đất. Bên cạnh đó, hệ thống hồng ngoại còn báo động khi có tên lửa đang khóa máy bay nhờ 6 cảm biến bố trí ở trước thân, giúp phi cơ bao quát mọi góc độ. Ảnh: Reuters
Hỏa lực của Su-35 cũng là một điểm nhấn đáng chú ý. Su-35 được trang bị một khẩu pháo 30mm 150 viên đạn, súng gắn trên cánh phải, 12 giá treo vũ khí, đồng thời có thể mang tối đa 8 tấn bom đạn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tác chiến đa nhiệm trên không, mặt đất và chống hạm.
Ngoài hệ thống tên lửa không đối không chủ lực, tiêm kích Su-35S còn được trang bị tất cả các loại vũ khí tối tân nhất của Nga như tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar, bom điều khiển chính xác...
Các chuyên gia vũ khí đánh giá Su-35 có tính năng vượt trội những máy bay chiến đấu của phương Tây như Rafale, EF-2000, F-15, F-16 hay F-18. Ảnh: Reuters
Một số mẫu tên lửa có thể trang bị cho Su-35. Ảnh: Arcforums
Ông Yuri Slyusar, chủ tịch United Aircraft Corp (UAC), nhà sản xuất phi cơ quân sự và dân sự của Nga, tuần trước cho biết công ty này đang nhắm đến việc ký kết thỏa thuận bán 24 chiến đấu cơ Su-35 cho Bắc Kinh. Quyết định trên còn cần được cơ quan liên bang về hợp tác quân sự thông qua nhưng giới chuyên gia nhận định, nếu trở thành hiện thực, những phi cơ này sẽ trở thành quân bài chiến lược giúp Bắc Kinh phô diễn sức mạnh trên các vùng biển, đồng thời củng cố lực lượng răn đe. Ảnh: Reuters
Theo Diplomat, bên cạnh hệ thống vũ khí, sức mạnh của động cơ 117S được cho là một trong những điểm mấu chốt khiến Bắc Kinh ôm tham vọng sở hữu chiến đấu cơ Su-35.
Quân đội Trung Quốc từ trước đến nay hầu hết đều sắm cho máy bay của mình động cơ do Nga sản xuất. Tuy nhiên, các loại động cơ nhập ngoại lại tương đối lạc hậu.
Những mẫu máy bay thử nghiệm thế hệ 5 của Trung Quốc như Thành Đô J-20 hay Thẩm Dương J-31 vẫn đang dùng động cơ thế hệ cũ như Saturn AL-31 hay Klimov RD-93.
Giới phân tích nhận định hiệu suất hoạt động của các máy bay này bị hạn chế rất nhiều do đông cơ chúng sử dụng quá cũ. Vì thế, chiến lược của Bắc Kinh là mua tiêm kích Su-35 của Nga để có thể nghiên cứu, sao chép lại động cơ S117 và trang bị cho thế hệ máy bay J-20 hay J-31 do nước này sản xuất. Ảnh: Reuters
Vũ Hoàng
Tổng hợp
Trung Quốc chắc chắn có chiến đấu cơ Su-35 của Nga Chủ tịch Tập đoàn United Aircraft Corp (UAC) tiết lộ, họ sắp ký kết thỏa thuận cuối cùng với phía Trung Quốc về việc bán chiến đấu cơ Su-35. Việc Trung Quốc mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga đã được Chủ tịch UAC Yuri Slyusar nói với các phóng viên trong triển lãm Paris Air Show và sau đó được chuyên gia...