Cách nền kinh tế Iran vượt qua lệnh trừng phạt của Mỹ
Iran đang xây dựng nền kinh tế có khả năng chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Nền kinh tế Iran phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ. Ảnh: Reuters
Bình luận trên trang web arabnews.com mới đây, Tiến sĩ Majid Rafizadeh, nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Iran được đào tạo tại Đại học Harvard cho rằng, đã có lúc các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran rất hiệu quả. Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất cho thấy các lệnh trừng phạt của Washington đối với Tehran đã trở nên kém thành công hơn trong việc răn đe Tehran.
Theo Tiến sĩ Majid Rafizadeh, trước năm 2015, thời điểm đạt được thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc trên giới, các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran đã thành công vì một số lý do.
Trước hết, Mỹ có khả năng thuyết phục Nga và Trung Quốc cùng tham gia gây áp lực lên Tehran. Điều này dẫn đến sự nhất trí giữa 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Mỹ) cho phép họ thông qua một số nghị quyết trừng phạt Iran.
Video đang HOT
Ví dụ, nghị quyết 1696 đầu tiên của Hội đồng Bảo an, được thông qua vào năm 2006, kêu gọi Iran “đình chỉ tất cả các hoạt động liên quan đến làm giàu và tái chế, bao gồm cả nghiên cứu và phát triển hạt nhân,” với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế được giao nhiệm vụ báo cáo về sự tuân thủ của Iran.
Năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an cũng nhất trí kêu gọi tất cả các nước đóng băng tài sản tài chính của các thực thể Iran có liên quan đến chương trình hạt nhân, cũng như trừng phạt việc cung cấp hoặc bán thiết bị và công nghệ liên quan đến hạt nhân. Nghị quyết 1803 năm 2008 áp đặt các hạn chế đối với các giao dịch ngân hàng Iran và kêu gọi các nước kiểm soát tàu và máy bay chở hàng của Iran khi có cơ sở hợp lý để hạn chế buôn lậu các sản phẩm bị cấm.
Nhưng hiện tại dường như có một khoảng cách quá lớn gắn kết giữa các cường quốc toàn cầu, một bên là Mỹ, Anh và Pháp, bên kia là Nga và Trung Quốc, liên quan đến vấn đề trừng phạt Iran. Ví dụ, vào năm 2020, Mỹ đã tìm cách gia hạn lệnh cấm vận vũ khí sắp hết hiệu lực đối với Iran, vốn được đưa ra từ 13 năm trước. Nhưng Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu để cho phép nó hết hiệu lực, trong đó Nga và Trung Quốc thực hiện quyền phủ quyết của họ và 11 thành viên khác bỏ phiếu trắng. Mỹ cũng không thể thu hút đủ sự ủng hộ của các nước khác để khôi phục các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran.
Để hiểu việc Iran làm thế nào để xây dựng một nền kinh tế chống lại các lệnh trừng phạt, điều quan trọng là phải kiểm tra xem phần đáng kể doanh thu của Iran đến từ đâu. Iran được cho là có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai và trữ lượng dầu thô đã được chứng minh là lớn thứ tư trên thế giới, với việc bán dầu chiếm gần 60% tổng doanh thu của chính phủ và hơn 80% doanh thu xuất khẩu của nước này.
Một số nhà lãnh đạo Iran đã ám chỉ về sự phụ thuộc lớn của nước này vào xuất khẩu dầu. Ví dụ, vào năm 2019, Tổng thống Iran khi đó là Rouhani thừa nhận: “Mặc dù chúng tôi có một số khoản thu nhập khác, nhưng nguồn thu duy nhất có thể giúp đất nước tiếp tục phát triển là tiền từ dầu”.
Để tận dụng cơ hội từ sự chia rẽ hiện tại giữa các cường quốc toàn cầu, Iran đang ký các thỏa thuận dài hạn với các khách hàng dầu mỏ để bảo vệ nền kinh tế của mình trước những tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ví dụ, vào tháng 1/2022, Trung Quốc và Iran đã tuyên bố khởi động một kế hoạch hợp tác toàn diện, tiếp theo thỏa thuận hợp tác 25 năm giữa Tehran và Bắc Kinh đươc công bố vào năm ngoái. Một trong những điều khoản của nó là Trung Quốc sẽ đầu tư gần 400 tỷ USD vào các ngành công nghiệp dầu mỏ, khí đốt và hóa dầu của Iran. Đổi lại, Trung Quốc sẽ được ưu tiên đấu thầu bất kỳ dự án mới nào ở Iran có liên quan đến các lĩnh vực này. Trung Quốc cũng sẽ được chiết khấu 12% và có thể trì hoãn thanh toán tới hai năm.
Một thỏa thuận toàn diện như vậy rõ ràng sẽ giúp Iran dễ dàng vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ, tiếp cận các nguồn tài chính. Điều đáng chú ý là Iran hiện đang xuất khẩu hơn 1 triệu thùng dầu/ngày, với khoảng 800.000 thùng/ngày xuất sang Trung Quốc. Trên thực tế, Tổng thống Iran hiện nay Ebrahim Raisi tháng trước đã tuyên bố về doanh số bán dầu ngày càng tăng của nước này, nói rằng “doanh số đã tăng gấp đôi và chúng tôi không lo lắng về vấn đề bán dầu mỏ”.
Gần đây nhất, trong tháng này Iran cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác kéo dài 20 năm với Venezuela để mở rộng mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp dầu mỏ và hóa dầu, cũng như quân đội của họ.
Tóm lại, Tiến sĩ Rafizadeh kết luận, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với chế độ Iran đã trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian do các nhà lãnh đạo Iran đang xây dựng một nền kinh tế có khả năng chống lại các lệnh trừng phạt bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia như Trung Quốc và Venezuela và đảm bảo việc bán dầu của họ.
Iran sẵn sàng đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng của Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Đại sứ Iran tại Ấn Độ Ali Chegeni cho biết Tehran đã đề xuất giúp Ấn Độ đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước bằng việc khởi động lại cơ chế giao dịch đồng rupee-rial phục vụ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Chegeni, nếu hai nước nối lại các giao dịch theo cơ chế rupee-rial, kim ngạch thương mại hai chiều có thể chạm mốc 30 tỷ USD. Báo The Economic Times ngày 19/3 dẫn lời ông Chegeni nói: "Iran sẵn sàng đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng của Ấn Độ bằng cách khởi động thương mại dựa trên cơ chế rupee-rial để phục vụ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Cơ chế này có thể giúp các công ty của hai nước giao dịch trực tiếp với nhau và không phải chịu phí trung gian của bên thứ ba".
Vị đại sứ cho biết thêm, Tehran cũng sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với New Delhi để khôi phục và tìm kiếm các tuyến đường thay thế cho dự án đường ống Iran-Pakistan-Ấn Độ đang bị đình trệ để vận chuyển khí tự nhiên đến Ấn Độ.
Iran từng là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của Ấn Độ nhưng New Delhi đã phải ngừng nhập khẩu sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của nước này.
New Delhi và Tehran từng có một cơ chế giống như đổi hàng để thanh toán thương mại, trong đó các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ thanh toán bằng đồng rupee cho một ngân hàng của Iran và số tiền đó được Tehran sử dụng để thanh toán hàng nhập khẩu từ Ấn Độ. Điều này đã đưa Iran vượt qua Saudi Arabia trở thành thị trường cung cấp dầu thô lớn nhất cho Ấn Độ. Tuy nhiên, sau khi Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt, thương mại Ấn Độ-Iran đã giảm mạnh từ 17 tỷ USD trong tài khóa 2019 xuống còn dưới 2 tỷ USD trong giai đoạn 10 tháng từ tháng 4/2021 đến tháng 1/2022 của tài khóa hiện tại.
Iran nhấn mạnh vai trò quan trọng giúp cân bằng thị trường dầu mỏ Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Oji nhấn mạnh thị trường dầu mỏ toàn cầu cần có nguồn cung "vàng đen" của Iran để đáp ứng nhu cầu hiện nay và duy trì tính cân bằng cung-cầu. Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng tin Shana ngày 4/2 dẫn...