Cách nấu xôi lá dứa thơm ngon hấp dẫn ngay tại nhà
Xôi là một món ăn no bụng lâu, hương vị lại ngon,có rất nhiều cách để kết hợp với món xôi, như xôi lá cẩm,xôi lá chuối, xôi nếp than, xôi bắp…, và xôi lá dứa là một món xôi ngon có một màu sắc xanh rất đẹp,những hạt nếp dẻo cùng với mùi thơm của lá dứa rất hấp dẫn.
Như bạn đã biết các món xôi thường rất dễ nấu và rất tiện lợi,xôi có thể dùng để ăn sáng, ăn trưa, chiều hay tối đều được.Không chỉ vậy, đĩa xôi nấu từ gạo nếp dẻo thơm cũng là món không thể thiếu được trong những mâm cỗ của gia đình .cùng vào bếp thực hiện cách nấu xôi lá dứa đơn giản dưới đây nhé.
Nguyên liệu cho cách nấu xôi lá dứa
Gạo nếp ngon: 500g
Dừa nạo: 200g
Nước cốt dừa: 200 ml
Lá dứa (lá nếp): 300g
Muối 2 muỗng cà phê
Mè rang: 50g
Đậu phộng rang : 100gr
Cách chọn gạo nếp nấu xôi lá dứa
Video đang HOT
- Bởi xôi lá dứa thường chỉ ăn riêng mà không ăn kèm với các món ăn khác nên chất lượng gạo càng cần được chú trọng hơn. Bạn nên chọn loại nếp cái hoa vàng khi nấu xôi là ngon nhất nhé. Hạt gạo mẩy, không bị nát, bị gãy khi xay xát. Gạo có màu trắng đục, căng bóng. Không nên chọn gạo trắng quá vì đã được xay xát quá kỹ làm mất đi phần nhiều chất dinh dưỡng của hạt gạo.
- Gạo nếp cái hoa vàng nấu xôi dẻo, thơm và có giá cả vừa phải, dễ mua. Chị em cũng có thể lựa chọn nếp nương, nếp nhung,…. nấu xôi rất ngon nhưng giá hơn cao chút. Cách nấu xôi lá dứa cốt dừa phổ biến hơn cả.
Sơ chế nguyên liệu :
- Lá dứa ( lá nếp thơm ) sau khi mua về thì bạn rửa sạch. Sau đó cắt khúc rồi bỏ vào máy xay đổ thêm khoảng 200ml nước vào rồi xay thật mịn. Bạn nhớ chừa lại một chút để khi nấu cho vào nồi cùng với gạo nhé. Nước lá dứa sau khi xay xong bạn mang đi lọc qua rây để lấy được phần nước cốt xanh.
Lưu ý, bạn nên dùng nước sôi để nguội để xay với lá dứa, nước cốt dừa thì bạn để trong tủ lạnh đến khi nấu xôi gần chín mới lấy ra cho vào.
- Bạn lấy gạo nếp đem vo thật sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn cho gạo nếp vào một cái thau tiếp tục cho khoảng ⅔ phần nước lá dứa vào ngâm với nếp trong qua đêm để hạt nếp mềm và thấm màu xanh lá dứa.
Sau khi ngâm gạo qua đêm, bạn vớt gạo ra, để ráo nước. Tiếp tục trộn gạo nếp lá dứa với một chút muối đảo thật đều để cho xôi khi chín có vị đậm đà hơn. Sau đó, đặt nồi nước lên bếp, cho xôi vào xửng hấp chín.
nấu xôi lá dứa
Bạn dùng xửng hấp để nấu xôi lá dứa. Bạn xếp lá dứa xuống dưới đáy xửng hấp, đổ gạo đã ngâm vào trong xửng, tiến hành hấp xôi,Bạn hấp xôi trong khoảng 20 phút thì mở nắp vung, dùng đũa xới xôi đều lên cho hơi nước bốc lên và từng hạt xôi chín đều. Sau đó cho nước cốt dừa vào xôi, xới đều.Tiếp tục hấp thêm 10 phút nữa cho xôi chín quyện với mùi thơm của lá dứa và nước cốt dừa, dậy mùi hương thơm lừng là hoàn thành.
Hoàn thành và thưởng thức món xôi lá dứa
Bạn rang lạc và vừng tới khi chín vàng. Sau khi nguội thì giã lạc và trộn cùng mè rang và một chút muối để ăn kèm xôi.
Sau khi chín thì bạn xới xôi ra đĩa, rắc dừa nạo lên, thêm một chút muối mè là bạn đã hoàn thành cách nấu xôi lá dứa ngon có màu xanh đẹp mắt rồi.
Bí quyết để nấu xôi lá dứa có màu xanh đẹp mắt
Để xôi màu xanh đẹp thì bạn ngâm gạo nếp với nước lá dứa qua 1 đêm. Khi nấu thì cho thêm 1 ít nước cốt lá dứa để màu xanh hơn.Nếu bạn muốn xôi có độ bóng đẹp thì lúc xôi gần chín có thể cho vào một chút dầu ăn và đảo đều lên. Làm như vậy bạn sẽ có thành quả là những hạt xôi óng mịn mượt mà, rất thơm. Áp dụng cách nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện nhanh tiết kiệm thời gian để có thể giúp xôi không phai màu.
chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có món xôi lá dứa với những hạt xôi chín mềm bóng bẩy, có màu xanh non bắt mắt và hương thơm dễ chịu của lá dứa, cùng với hương vị béo béo của nước cốt dừa vô cùng hấp dẫn. Chúc bạn thành công!
Ăn gói xôi, tự hào về nền ẩm thực
Món xôi tự nấu trong những ngày giãn cách, lại gợi nhớ dắt dây về những gói xôi thuở còn đi học, lại nhớ về "cuộc thi ẩm thực cổ xưa nhất" của tổ tiên thời các vua Hùng, lại tự hiểu thêm chút nữa tầm vóc, chiều sâu xa tinh tế trong phẩm vật bánh chưng, bánh dầy.
Món xôi ngày giãn cách gợi niềm tự hào văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Và cảm thấy tự hào rằng, dân tộc Việt Nam đã góp vào nền ẩm thực nhân loại một bước tiến vĩ đại qua món ăn trải hàng ngàn năm mà vẫn chưa hề lỗi thời, lạc hậu.
Xôi chính là thành quả lao động của nền văn minh lúa nước khu vực Châu Á. Dấu tích còn lưu giữ đến ngày nay là những món xôi, bánh nếp được dâng cúng trang trọng trên bàn thờ mỗi gia đình dịp tết nhứt, giỗ quải, dâng cúng lên đình miếu, ngày giỗ Hùng Vương... tỏ lòng ghi dấu tri ơn.
Nhật Bản có món bánh nếp bắt buộc phải có trong Tết cổ truyền là bánh Omochi, hình dạng như bánh ít trần vậy nhưng vẫn chưa thể công phu bằng loại bánh chưng của người Việt Nam chúng ta.
Từ nhỏ, ai cũng đã được học bài lịch sử truyền ngôi đời vua Hùng thứ 18, đơn giản chỉ nghĩ là một món ăn ngon, rồi cả đời, rồi "mấy mươi mùa bánh chưng", bánh tét trôi qua vẫn chưa hiểu thấu đáo, tầm vóc lớn lao trong "cuộc thi ẩm thực lịch sử" và món ăn vô cùng độc đáo, đặc sắc văn hóa- xã hội Việt từ thuở sơ khai.
Trong lịch sử tiến hóa nhân loại, nền văn minh tìm ra lửa đã đưa loài người từ bỏ tục ăn sống bước vào thời kỳ ăn chín; nhưng cơ bản món nướng chưa phải là sự dụng công của quy trình chế biến.
Bánh chưng của người Việt Nam là một bước tiến mới của loài người, có các dụng cụ bếp, cách thức nấu không trực tiếp với lửa và có sự chế biến cầu kỳ phối hợp gạo nếp với các loại ngũ cốc và thịt động vật. Thể hiện nền văn minh lúa nước phát triển qua giai đoạn nuôi trồng.
Đặc biệt, sự thông minh qua cách gói bánh bằng lá và thời gian nấu chín món ăn, có thể nói phẩm vật bánh chưng xuất hiện vào thời kỳ mấy ngàn năm trước nó là một phát minh vĩ đại, phát huy được những sản vật của nền văn minh lúa nước cổ xưa và tạo dựng nền tảng cho văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc.
Theo tiêu chí các cuộc thi ẩm thực thế giới ngày nay, cũng khó thể tìm ra món ăn nào được chế biến khó, cầu kỳ và bao trùm những ý nghĩa sâu xa, tinh tế như thế.
Người suy nghĩ ra phẩm vật đó vào thời kỳ cổ xưa, không đơn thuần là một "đầu bếp giỏi", mà thể hiện tài kỷ trị đất nước và nói theo thời hiện đại còn có năng lực lo cho nền an ninh lương thực quốc gia.
Những suy nghĩ trên cơ sở văn hóa, khoa học, niềm tự hào không phải là sự suy diễn, tự đề cao; thực tế món bánh chưng của người Việt Nam thuộc về dân gian có nhiều người làm được, nhưng chưa chắc những "vua đầu bếp" thế giới có thể hoàn thành xuất sắc. Lạ chỗ đó và hay chỗ đó.
Trải mấy ngàn năm cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nền văn minh lúa nước được phát triển rực rỡ, lưu truyền và phong phú hóa, biến hóa theo tiến trình khai mở của từng vùng địa lý khác nhau.
Hạt gạo nếp vừa là biểu tượng văn hóa lịch sử, vừa là nguyên liệu vô giá được sánh như "hạt ngọc trời ban" được hóa thân vào vô vàn những món ăn dân dã đậm đà bản sắc và cả những món ăn tinh tế, cao sang. Một nguyên liệu chính nuôi sống con người, cũng có thể trở thành những món ăn chơi thỏa cái nhu cầu ẩm thực đa dạng.
Từ gói xôi lót dạ, cho đến phẩm vật dâng cúng trang nghiêm lên bàn thờ ông bà, tổ tiên, càng nghĩ càng thấy quý, thấy trân trọng tràn ngập sự hàm ơn nguồn cội.
Sự thích ứng, thích nghi và sự biến hóa phong phú của những món ăn từ gạo nếp, cũng tương đồng những đức tính quý báu của người Việt Nam cần cù, lao động vừa thông minh sáng tạo, vừa có thể linh hoạt ứng phó tùy không gian, hoàn cảnh mà thích nghi, mà thích ứng vượt qua.
Ngay những lúc này đây khi nhà hết gạo tẻ, thì cũng chỉ cần lon gạo nếp đồ nồi xôi đậu giản đơn, là có thể ngon miệng, no dai cho đến xế chiều.
Và không thể nào quên những món xôi gói lá chuối lót dạ đến trường, lâu lâu "sang chảnh" thì có gói xôi bao bằng những cái bánh kẹp thơm lừng, bên trong đầy đủ chất, vị của muối mè, dừa nạo, đậu đen...
Thấy tự hào ẩm thực Việt Nam của chúng ta, nhìn... lớt phớt bề ngoài khó lòng mà hiểu cho thấu đáo. Sinh ra và lớn lên, cả đời ăn xôi nếp cũng chắc gì hiểu hết một đời "hạt ngọc trời ban"!
Những gói xôi ngày giãn cách Nếu trước khi giãn cách, bạn không phải đau đầu vì chuyện nghĩ xem "sáng nay ăn gì?" vì chỉ cần phóng xe ra ngõ đã có vô vàn lựa chọn: bún, miến, phở, cháo... thì khi giãn cách, làm sao để bảy ngày trong tuần là bảy bữa sáng ngon miệng là câu hỏi khó. Cô của tôi có một cách rất...