Cách nấu phở gà chuẩn vị như người Hà Nội
Cách nấu phở gà chuẩn vị, thơm phức do chính tay bạn làm ra đãi cả nhà thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. Hãy cùng tham khảo và trổ tài nấu nướng của bạn!.
Hãy cùng tham khảo cách nấu phở gà thơm ngon, chuẩn vị như người Hà Nội. Ảnh minh họa
Phở ngon ở sự kết hợp hài hòa giữa các gia vị cùng nước dùng gà ngon ngọt, mà cách làm lại vô cùng đơn giản. Hãy cùng chúng tôi tham khảo cách nấu phở gà thơm ngon, chuẩn vị như người Hà Nội dưới đây nhé!
Nhà văn Vũ Bằng đã từng viết: “Một buổi sáng mùa Thu rỗi rãi, trời hơi lành lạnh, mà ngồi ăn một bát phở gà, có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ thì phở gà cũng có một phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận thấy trước nhất là phở gà thanh hơn phở bò”. Quả thực, phở gà được biết đến như là một món ăn nức tiếng của Hà Nội xưa cũ.
Nguyên liệu cho món phở gà Hà Nội (cho 4 người ăn)
- Gà ta: 1 con (chọn gà mái tơ khoảng 1,2kg- 1,5kg hoặc có thể thay bằng đùi gà, ức gà đều được nhé)
- Gừng: 1 củ
- Hành khô: 4-5 củ
- Hành tây: 1 củ
Video đang HOT
- Hạt mùi: 2-3 thìa café ( hoặc các bạn có thể dùng gốc rau mùi)
- Mắm, bột canh, đường, bột ngọt
- Bánh phở
- Hành lá, rau mùi, lá chanh
- Chanh, ớt, tiêu bột (hoặc tương ớt)
Mách nhỏ: Muốn nước ngọt hơn có thể mua thêm xương gà, heo.
2. Cách làm phở gà
Bước 1: Sơ chế
- Gà làm sạch (hoặc có thể nhờ người bán làm sẵn).
- Hành lá: phần trắng chẻ nhỏ, phần xanh thái nhỏ.
- Rau mùi: 1 phần thái nhỏ, 1 phần để nguyên cây.
- Lá chanh thái sợi nhỏ (có thể dùng hoặc không dùng tùy theo sở thích)
Bước 2: Thực hiện
- Gà sơ chế sạch sẽ, cho vào nồi nước lạnh để luộc chín. Cho một chút bột canh vào nồi để thịt gà ngọt đậm đà hơn. Gà chín tới thì vớt ra, để nguội.
Lưu ý: muốn nước trong thì khi sôi nước phải hạ lửa nhỏ, mở hé vung, tránh bị sấp nước và sủi bọt.
- Hành khô, gừng rửa sạch và nướng qua lửa cho thơm, hành tây bổ dọc thành 4-6 phần, hạt mùi rang thơm (hoặc gốc rau mùi cắt khoảng 5cm từ rễ lên, rửa sạch cho vào nước dùng sẽ thơm dịu hơn nhiều) . Tất cả các loại gia vị tạo mùi này được gói trong một miếng vải sạch rồi thả vào nồi nước dùng. Tiếp tục đun sôi nồi nước dùng trên lửa, khi sôi thì hạ lửa nhỏ liu riu.
- Lọc lấy thịt gà và xé nhỏ, để riêng ra đĩa, còn phần xương đầu, cổ, chân gà thì cho vào nồi nước dùng ninh kĩ.
Với lượng nước dùng cho 4-5 người ăn, bạn chỉ cần xương gà đã lọc phần đầu, cổ, chân gà là nước đã ngọt, muốn nồi nước dùng chất lượng hơn có thể cho thêm xương heo vào (nhớ luộc xương heo qua một nước rồi hãy thả vào nồi nước dùng để nước được trong). Nếu chợ có bán xương gà lọc sẵn thì các bạn có thể mua về để ninh nước.
-Nước dùng gà ninh ở lửa nhỏ liu riu từ 30 phút đến 1 tiếng để xương tiết ra chất ngọt, nếu bạn muốn ăn loại nước dùng béo hơn thì có thể mua thêm mỡ gà cho vào nồi nước dùng.
- Nêm nếm mắm, muối, bột ngọt cho vừa miệng, thêm một chút xíu đường để nước dùng “mềm” hơn (nên dùng nước mắm loại ngon).
- Bánh phở trần qua nước đang sôi bằng một cái vá, sóc cho ráo nước rồi đổ vào bát, xếp thịt gà xé nhỏ vào, rắc hành mùi lên trên, chan nước dùng vào bát,rắc thêm lá chanh cho thơm. Nước dùng cũng phải là nước đang sôi lăn tăn trên bếp. Dùng thêm chanh, ớt, tiêu theo khẩu vị.
Phở chua
Phở chua có ở nhiều nơi, nhưng phở chua Tuyên Quang có hương vị riêng, không lẫn bất cứ nơi đâu khiến ai thưởng thức một lần cũng nhớ mãi.
Cái độc đáo, riêng có của phở chua Tuyên Quang trước hết đến từ bánh phở. Bánh phở phải là bánh tráng tay, thái nhỏ sợi được làm từ gạo vùng cao, tuyệt nhất là Bao Thai có hương thơm, vị mát của núi rừng vùng cao. Món ăn này còn khiến nhiều thực khách mê tít là bởi sự hấp dẫn từ thịt lợn đen bản địa. Do lợn được người dân chăn thả tự nhiên nên thịt chắc, ngọt. Chọn miếng thịt ba chỉ ngon rồi tẩm ướp gia vị và thảo dược thiên nhiên như hạt dổi, thảo quả, đinh hương, quế chi..., sau đó chiên cho bên ngoài giòn bên trong mềm rồi sắt thành sợi nhỏ. Lấy miến khô làm từ bột dong riềng chiên đủ lửa giòn tan, lạc rang bỏ vỏ giã dập, rau thơm, giá sống,... làm nguyên liệu trộn cùng phở.
Không ít thực khách sành ăn trầm trồ, thích thú với hương vị nước trộn của phở chua xứ Tuyên. Họ bảo, linh hồn bát phở của miền gái đẹp này là ở nước trộn (nước chua). Không giống như nước trộn nơi khác được làm từ dấm gạo thường gắt, nước trộn được các bà nội trợ nơi đây làm từ mít, dứa, chuối nên hương vị thanh mát, dịu nhẹ. Sự thay đổi này cũng đủ để có một món ăn mang bản sắc Tuyên Quang. Vì thế, mỗi khi có dịp đến Tuyên Quang, họ đều không quên thưởng thức món phở chua để rồi mang theo về một kỷ niệm khó quên đọng lại trong vị giác.
Hải Yến
Không ngờ phở Việt lại có những biến tấu lạ đời đến vậy Bên cạnh việc nấu phở Việt theo cách truyền thống là dùng với nước, người ta còn chế biến thành các loại phở khô, phở trộn. Tuy nhiên, món phở thạch thực sự là một biến tấu khiến nhiều người tò mò. Trang My Recipes chuyên chia sẻ các công thức ẩm thực sáng tạo vừa đăng tải video nấu món Phở Jello...