Cách nấu nước chanh sả gừng đúng khoa học phòng chống COVID-19
Thời tiết thay đổi đột ngột, bật mí cho bạn cách nấu nướng chanh sả gừng rất tốt cho sức khỏe và giúp phòng chống dịch virus hiện nay.
Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu nước chanh sả gừng phòng chống COVID-19
10 cây sả
1 củ gừng
200 – 300 gram đường phèn (bạn có thể dùng đường phổi hoặc đường cát, tuy nhiên đường phèn là tốt nhất).
1 muỗng cà phê muối
1 – 2 quả chanh tươi
Video đang HOT
Nguyên liệu nấu nước chanh sả gừng (Ảnh: Zing)
Các bước nấu nước chanh sả gừng
Bước 1: Đầu tiên sả mua về rửa sạch, tách bỏ phần lá già bên ngoài đập dập và cắt thành khúc. Gừng bạn có thể cạo bớt bỏ vỏ hoặc rửa sạch để nguyên, vỏ gừng cũng có công dụng rất tốt.
Bước 2: Chuẩn bị một cái nồi, cho vào 1 lít nước đun sôi trên bếp với lửa vừa. Cho 200 – 300 gram đường phèn vào nấu cho đến khi đường tan hoàn toàn.
Thức uống chanh sả gừng cực kỳ tốt cho sức khỏe mùa dịch virus (Ảnh: GreenDetox)
Bước 3: Tiếp theo, cho sả vào nấu sôi thêm khoảng 5 phút. Cho tiếp gừng vào đun thêm 1 phút, cuối cùng là cho 1 muỗng muối vào, khuấy đều và tắt bếp.
Bước 4: Sau khi tắt bếp bạn không vội dùng ngay thì lấy nắp đậy lại một lát sau rồi hãy sử dụng, làm như vậy mùi vị của thức uống sẽ đậm đà thơm ngon hơn. Kế đến là lọc bỏ xác, chờ sử dụng.
Bước 5: Rót ra ly vắt chanh và thêm đường (tùy khẩu vị mà bạn có thể thêm đường tùy thích) để thưởng thức ngay khi còn ấm nhé. Nếu thích uống lạnh thì cho thêm đá vào.
Đeo găng tay cao su không ngừa được nCoV
nCoV có thể bám lên găng tay cao su, nếu sau đó chạm tay lên mặt, virus sẽ chuyển từ găng tay sang mặt khiến bạn lây bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 19/3 bổ sung một số khuyến cáo mới phòng chống Covid-19 trong bối cảnh dịch lan nhanh toàn cầu.
Ảnh minh họa
1. Đeo găng tay đến nơi công cộng có ngừa nCoV không?
Không. Do virus gây bệnh có thể bám vào găng tay cao su. Nếu sau đó, bạn vô tình chạm tay lên mặt, virus chuyển từ găng tay sang mặt khiến bạn nhiễm bệnh. Thường xuyên rửa tay mới là biện pháp tốt nhất, bảo vệ bạn khỏi nguy cơ lây nhiễm hơn là dùng găng tay.
2. Có nên tránh bắt tay để không nhiễm bệnh?
Có. Bạn nên tránh bắt tay để ngăn ngừa bệnh dịch. Các virus gây bệnh đường hô hấp có thể truyền qua bắt tay, sau đó bạn chạm vào mắt, mũi, mặt của mình. Thay cho cái bắt tay, bạn có thể vẫy tay, gật đầu, mỉm cười hoặc cúi người chào.
3. nCoV có lây truyền qua đường muỗi đốt?
Đến nay chưa có bằng chứng cho thấy nCoV có thể lây truyền qua đường muỗi đốt. Virus lây lan qua các giọt bắn trong không khí được tạo ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mắt hoặc mũi. Nó có thể tồn tại trên các bề mặt hàng giờ đến một vài ngày và xâm nhập trực tiếp vào phổi khi hít phải.
Để bảo vệ chính mình, bạn hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn. Hạn chế tiếp xúc gần với những người ho, hắt hơi. Nên nâng cao cảnh giác, hạn chế ra đường, nếu không có việc quá quan trọng thì nên ở nhà càng nhiều càng tốt để tránh dịch bệnh.
4. Làm thế nào để đảm bảo quần áo, chăn màn không làm lây lan virus?
Không mang hoặc ôm chăn màn, quần áo bẩn vào sát cơ thể. Giặt quần áo, chăn màn với nước nóng khoảng 60-90 độ C và bột giặt. Có thể dùng kèm thuốc tẩy quần áo theo hướng dẫn. Sấy khô quần áo, chăn màn ở nhiệt độ cao hoặc phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
5. nCoV có thể truyền qua hàng hóa không?
Không. nCoV không thể truyền qua hàng hóa sản xuất tại bất kỳ quốc gia nào được báo cáo có người bệnh.
nCoV có thể tồn tại trên các bề mặt trong vài giờ hoặc tối đa vài ngày (tùy thuộc vào loại bề mặt). Tuy nhiên, virus này rất ít có khả năng tồn tại trên một bề mặt trong suốt quá trình di chuyển, qua nhiều điều kiện và nhiệt độ khác nhau. Nếu bạn nghi ngờ một bề mặt có thể bị nhiễm virus, hãy dùng chất khử trùng để làm sạch. Sau đó, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn.
Thùy An
Tắm nước nóng không ngừa được nCoV Thân nhiệt người bình thường duy trì quanh 37 độ C bất kể nhiệt độ bên ngoài, nên tắm nước nóng không ngăn ngừa được nCoV. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 10/3 bổ sung một số khuyến cáo mới phòng chống Covid-19 trong bối cảnh dịch lan nhanh toàn cầu. Ảnh minh họa 1. Tắm nước nóng có ngừa được...