Cách nấu nha đam đường phèn lá dứa thơm mát để giải nhiệt
Cách nấu nha đam đường phèn được nhiều người yêu thích bởi sự thanh mát của nha đam, ngọt thanh mà không gắt của đường phèn, quyện với đó là hương thơm lừng của lá dứa.
Đây không chỉ là thức uống giải nhiệt, còn tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Cachnau.vn tìm hiểu chi tiết cách nấu nha đam đường phèn lá dứa thơm ngon mà không bị đắng nhé!
Nha đam được biết đến là một trong những nguyên liệu làm đẹp tự nhiên. Bên cạnh đó, nha đam cũng có mặt trong rất nhiều món ngon thanh mát, giải nhiệt. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này cũng rất tốt cho sức khỏe. Trong đó phải kể đến thức uống nha đam đường phèn với lá dứa vừa có tác dụng thanh nhiệt vừa mát gan. Có thể bạn chưa biết cách nấu nha đam đường phèn lá dứa giải nhiệt có công thức đơn giản, cách thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.
1. Cách nấu nha đam đường phèn lá dứa
1.1. Nguyên liệu nấu nha đam đường phèn lá dứa thơm mát, giải nhiệt
Nha đam: 500g
Đường phèn: 200g. Bạn có thể điều chỉnh tùy theo sở thích ăn ngọt ít hay nhiều.
Lá dứa: 5 lá
Nước cốt chanh: 1 quả
Nước lọc: 2lMuối.
Nguyên liệu nấu nha đam đường phèn lá dứa – Ảnh: Internet
1.2. Chi tiết cách nấu nha đam đường phèn lá dứa thanh mát, giải nhiệt
1.2.1. Sơ chế nguyên liệu
Nha đam sau khi mua về rửa sạch và gọt lớp vỏ xanh bên ngoài. Lưu ý, bạn nên gọt sạch lớp vỏ để không làm đắng nước nha đam. Thái nha đam thành hạt lựu và cho vào tô.Lá dứa rửa sạch. Sau đó, bạn buộc lá dứa thành bó để thả vào nồi nước nha đam.
Lá dứa buộc thành bó để thả vào nồi nước nha đam – Ảnh: Internet
Mẹo để nha đam không bị nhớt:
Chanh vắt lấy nước cốt.Pha nước muối loãng cho vào tô nha đam.Cho nước cốt chanh vào tô trên. Trộn đều và ngâm trong 10 – 15 phút.Sau đó rửa nha đam lại với nước và vớt ra cho ráo nước.
Nha đam thái hạt lựu, sau đó ngâm với nước muối loãng và nước cốt chanh – Ảnh: Internet
Tiếp tục chần nha đam qua nước sôi. Lưu ý, bạn phải nhanh chóng lấy nha đam ra, tránh để lâu làm nha đam bị mềm nhũn. Thời gian chần chỉ khoảng 30 giây.
Chần nha đam qua nước sôi để không bị đắng và nhớt – Ảnh: Internet
Để nha đam khi ăn có độ giòn tự nhiên, bạn nên cho nha đam đã chần ngâm vào tô đá lạnh và giữ trong 5 – 10 phút.Sau đó vớt nha đam ra tô. Cho 100g đường phèn vào ướp.
Ướp nha đam với 100g đường phèn trước khi nấu nước nha đam – Ảnh: Internet
1.2.2. Nấu nha đam đường phèn lá dứa
Bắc nồi lên bếp. Cho vào khoảng 2l nước cùng với 100g đường phèn còn lại. Thả lá dứa đã chuẩn bị vào nồi. Đun ở lửa vừa khoảng 15 phút đến khi lá dứa đã chuyển sang màu đậm hơn và bắt đầu dậy mùi thơm thì vớt ra ngoài. Trong lúc đun, bạn nhớ khuấy đều cho đường phèn tan ra hết.
Bắc nồi nước lên bếp và thả bó lá dứa vào – Ảnh: Internet
Thả nha đam đã ướp đường vào và đun thêm khoảng 1 phút ở lửa vừa thì tắt bếp.Đến khi nước nguội thì bạn múc ra ly. Thưởng thức lạnh với một chút đá sẽ ngon hơn.
Lưu ý : Khi nấu nhiều và không thể dùng hết trong 1 lần, bạn hãy cho vào các chai và giữ trong ngăn mát tủ lạnh. Bảo quản nha đam đường phèn theo cách này, bạn có thể dùng được trong khoảng 5 – 6 ngày.
Sau khi để nguội, bạn cho nước nha đam vào các chai để bảo quản trong tủ lạnh – Ảnh: Internet
2. Điểm qua những lợi ích của nước nha đam đường phèn lá dứa
Dưới đây là những tác dụng nổi bật của loại thức uống thanh mát này.
Thanh lọc cơ thể và đào thải các chất độc hại gây áp lực cho gan và thận.Nha đam có chứa các hợp chất thực vật tốt cho gan. Uống nha đam đường phèn lá dứa đúng cách còn giúp tăng cường chức năng gan.Nha đam chứa một số hợp chất hoạt động như một chất kiểm soát tiết axit của dạ dày. Nhờ đó giúp giảm các triệu chứng ợ nóng. Bổ sung nước. Đồng thời giúp cơ thể giữ ẩm.Dùng nước nha đam đúng cách cũng giúp nâng cao hệ miễn dịch nhờ nha đam bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như axit folic, B, C, E, canxi, natri, magie, kẽm, selen.Vitamin và chất chống oxy hóa có trong nha đam có thể vô hiệu hóa tác động của tia UV. Đồng thời giúp ngừa nếp nhăn, chữa lành các tổn thương do tia UV gây ra.Uống nước nha đam cũng là một cách giúp bạn giảm nguy cơ bị táo bón và tốt cho đường tiêu hóa.Những tác dụng làm đẹp nổi bật có thể kể đến như dưỡng ẩm, giảm nguy cơ bị mụn, hỗ trợ trị viêm da, vảy nến.
Nha đam đường phèn lá dứa là thức uống thanh mát, giải nhiệt và tốt cho sức khỏe – Ảnh: Internet
3. Uống nha đam đường phèn như thế nào mới tốt cho sức khỏe?
Nha đam đường phèn là thức uống thanh mát, chỉ có lợi cho sức khỏe nếu được uống đúng cách.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn chỉ nên uống 2 – 3 ly nước nha đam đường phèn mỗi ngày.Đặc tính nhuận tràng nên dễ gây mất nước. Do đó, bạn không nên uống quá nhiều nước nha đam một lần. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra nếu uống nhiều là khó chịu, đầy hơi, tiêu chảy,…
Với nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm và cách nấu nhanh chóng, đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện thành công với loại thức uống thanh mát, tốt cho sức khỏe này. Vào những ngày hè oi bức, ngoài chè nha đam , nếu cần tìm một thức uống giải nhiệt, đừng quên món nha đam đường phèn lá dứa mà Yeutre.vn vừa chia sẻ trên đây, bạn nhé!
5 cách nấu nước mát giải nhiệt cực tốt, cực thơm ngon cho mùa nắng nóng
Nước mát là loại thức uống vô cùng dễ làm lại có khả năng thanh lọc cơ thể, mát gan, thải độc.
Không những vậy, loại nước này còn cực kì phù hợp để thưởng thức trong những ngày nắng nóng, oi bức. Hôm nay, hãy cùng vào bếp thực hiện 5 món nước mát thanh nhiệt xóa tan sự oi ả của mùa hè nhé!
1. Sâm bí đao
Nguyên liệu làm Sâm bí đao
Bí đao 1.5 kg
Lá dứa 1 bó
Đường phèn 100 gr
Thục địa 5 gr
Trái la hán 1 quả
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Sâm bí đao
1
Sơ chế nguyên liệu
Bí đao bạn rửa sạch, bạn có thể giữ nguyên hoặc gọt bỏ vỏ rồi cắt khúc. Lá dứa rửa sạch, cột lại thành bó. La hán quả bạn rửa sạch, tách ra làm 6 - 8 miếng nhỏ.
Video đang HOT
2
Nấu nguyên liệu
Cho 3 lít nước vào nồi, tiếp tục cho bí đao, la hán quả và thục địa vào, nấu đến khi sôi.
3
Cho bí vào
Khi bí đã sôi thì bạn cho lá dứa và 100 gr đường phèn vào. Đậy nắp, để lửa riu riu cho đến khi bí chín nhừ.
4
Thành phẩm
Khi bí đã chín thì tắt bếp, bạn vớt bỏ hết xác trong nồi. Lọc lại lần nữa bằng rây, rồi cho vào bình và để lạnh, dùng trong khoảng 2 ngày.
Sâm bí đao thanh mát giải nhiệt cực ngon hấp dẫn đấy nhé!
2. Nha đam đường phèn
Nguyên liệu làm Nha đam đường phèn
Nha đam 500 gr
Đường phèn 200 gr
Lá dứa 1 bó
Dầu chuối 1 muỗng cà phê
Muối 1 muỗng cà phê
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Nha đam đường phèn
1
Sơ chế nha đam
Bạn đem nha đam gọt bỏ hết phần vỏ xanh và lấy phần thịt trắng của nha đam. Rửa qua với nước muối pha loãng cho bớt nhớt.
2
Nấu nước nha đam
Bắc lên bếp 1 nồi nước, nấu sôi thêm 200gr đường phèn vào khuấy nhẹ giúp đường nhanh tan, cho bó lá dứa vào nấu chung.
Khi lá dứa chuyển màu sậm hơn, vớt ra và thêm vào 1 muỗng cà phê dầu chuối. Cho hết phần nha đam đã sơ chế trước đó vào trộn đều và tắt bếp.
3
Thành phẩm
Nha đam nấu chung với lá dứa mang hương vị thơm mát, thanh ngọt từ đường phèn. Bạn có thể thêm đá hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh trước khi thưởng thức, giúp ly nha đam trở nên ngon hơn rất nhiều nhé!
Khi nấu xong, bạn có thể cho vào chai nhỏ và bỏ vào tủ lạnh để dùng dần.
3. Lê nha đam táo đỏ
Nguyên liệu làm Lê nha đam táo đỏ
Lê lớn 1 trái
Nha đam 150 gr
Táo đỏ 100 gr (táo tàu)
Đường phèn 200 gr
Nước lọc 500 ml
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Lê nha đam táo đỏ
1
Sơ chế nguyên liệu
Nha đam bạn gọt sạch vỏ rồi cắt hạt lưu. Dùng 1 tô nước có thêm một ít muối, cho hết nha đam vào rửa cho thật sạch, ngâm trong 10 phút và rửa lại với nước sạch vài lần giúp sạch nhớt hiệu quả.
Lê không cần gọt vỏ, bạn chỉ cần rửa sạch và cắt nhỏ là được.
2
Nấu nước lê nha đam táo đỏ
Bắc nồi lên bếp rồi cho 500ml nước cùng táo đỏ và lê vào nấu cùng với lửa lớn.
Khi nước sôi trở lại cho hết nha đam vào, thêm đường phèn tuỳ khẩu vị và dùng vá khuấy nhẹ nhàng cho đường tan đều và tắt bếp.
3
Thành phẩm
Lấy nước cho ra ly và thưởng thức hương vị thanh mát, ngon ngọt từ lê, giòn giòn từ nha đam và hương vị đặc trưng táo đỏ ngay nào. Thêm một ít đá vào nữa thì rất là tuyệt vời đấy!
4. Nước sâm
Nguyên liệu làm Nước sâm
Mía lau 300 gr
Ngò rí 500 gr
Râu bắp 50 gr
Cây thuốc dòi 30 gr
Mã đề 20 gr
Cây lẻ bạn 2 lá
Rễ tranh 5 nhánh
Lá dứa 3 lá
Đường phèn 250 gr
Cách chế biến Nước sâm
1
Sơ chế các nguyên liệu
Đầu tiên, bạn mang các nguyên liệu gồm ngò rí, rễ tranh, râu bắp, cây thuốc dòi, cây lẻ bạn, mã đề, lá dứa rửa sạch với nước rồi để ráo. Tiếp theo, bạn cắt các loại lá cây thành từng đoạn có độ dài khoảng 2 - 3 lóng tay.
Với mía lau bạn cũng rửa sạch, chia thành 6 khúc rồi đập dập hoặc chẻ mỏng.
2
Nấu nước sâm
Bạn đặt nồi lên bếp, xếp vài lát mía dưới đáy nồi. Sau đó cho tất cả các loại cây lá mát vào nồi.
Tiếp theo, bạn cho khoảng 3 lít nước vào rồi đun sôi với lửa vừa trong 20 phút. Trong lúc nấu bạn dùng vá ép chặt các nguyên liệu để lấy được hết phần tinh chất bên trong.
Sau khi đun được 20 phút bạn rây lọc bỏ phần xác của các nguyên liệu rồi cho thêm 250gr đường phèn vào. Chỉ cần khuấy đều rồi để nguội là chúng ta đã hoàn thành rồi.
3
Thành phẩm
Nước sâm có màu nâu nhạt đặc trưng, thoang thoảng mùi hương của lá dứa, râu bắp. Khi uống bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt thanh, thơm mát từ tinh chất các loại lá hòa cùng đường phèn vô cùng hấp dẫn.
Vào những ngày nắng nóng, chỉ cần thưởng thức một ly nước sâm là sẽ đánh bay ngay bao mệt mỏi, khó chịu. Điện máy XANH đảm bảo đây là thức uống đáng để thử đấy!
5. Nước mộc nhĩ đen táo đỏ
Nguyên liệu làm Nước mộc nhĩ đen táo đỏ
Mộc nhĩ đen 20 gr (nấm mèo) Táo đỏ 50 gr
Long nhãn 50 gr (nhãn nhục)
Kỷ tử 15 gr
Đường thốt nốt 250 gr
Nước lọc 2.5 lít
Cách chọn mua mộc nhĩ đen (nấm mèo) ngon
Để mua mộc nhĩ đen ngon, bạn nên ưu tiên chọn cánh nấm có tai to, dày và phần gốc ít nấm con.Màu sắc của mộc nhĩ đen ngon là màu hổ phách sậm, mặt nấm phía trên hơi bóng và mặt nấm ở phía dưới có màu cà phê sữa.Hạn chế chọn nấm mèo nhìn trông quá đen, vì loại này có thể bị nhũn nát khi ngâm nước và ít giòn hơn.
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, nồi, tô, chén, dao,...
Cách chế biến Nước mộc nhĩ đen táo đỏ
1
Sơ chế và ngâm nguyên liệu
Mộc nhĩ mua về ngâm nước 30 phút cho nở mềm, sau đó cắt bỏ cuống rồi rửa sạch để ráo.
Táo đỏ ngâm nước cho mềm 15 phút. rồi vớt ra cắt khoanh tròn, bỏ hạt. Kỷ tử bạn rửa với nước sạch rồi vớt lên.
2
Xay mộc nhĩ
Mộc nhĩ sau khi rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, cho thêm vào 500ml nước lọc và xay cho thật nhuyễn.
Bạn xay mộc nhĩ xong rồi đổ vào nồi to, cho thêm 2 lít nước lọc vào nồi và khuấy cho tan phần nấm vừa xay.
3
Nấu nước mộc nhĩ táo đỏ
Cho táo đỏ vào và đun nước mộc nhĩ trên lửa lớn. Khi thấy nước bắt đầu sôi thì cho kỷ tử, long nhãn, đường thốt nốt vào và đun tiếp trong 20 phút với lửa vừa
Sau 20 phút thì bạn cho vào 200 - 250gr đường thốt nốt tùy theo khẩu vị của gia đình cho độ ngọt vừa phải, khuấy đều rồi tắt bếp.
4
Thành phẩm
Nước mộc nhĩ táo đỏ uống nóng cũng được. Nhưng ngon nhất là bỏ vào ngăn mát tủ lạnh cho mát uống rất ngon. Nước mộc nhĩ uống tốt cho sức khỏe, tốt cho tim mạch, giàu sắt và canxi, thải độc phổi...
Nước mộc nhĩ thanh mát, kết hợp với các nguyên liệu dễ tìm nhưng bổ dưỡng, vị ngọt thanh từ đường thốt nốt chắc chắn sẽ là một món giải khát khoái khẩu trong những ngày nóng bức.
Cách nấu nha đam đường phèn không bị đắng và nhớt Cách nấu nha đam đường phèn không bị đắng Trình tự tiến hành làm nha đam đường phèn Bước 1: Chế biến các loại nguyên liệu Sử dụng dao gọt thật sạch vỏ xanh phía bên ngoài của lô hội, để nha đam hết đắng.Xắt chỗ phần thịt màu trắng ra những hạt vuông chothật đều nhau.Trút muối ăn vô bát hòa với...