Cách nấu lẩu mắm ngon chuẩn vị miền Tây đơn giản tại nhà
Lẩu mắm cá linh là món ăn đặc trưng của người miền Tây mà mọi du khách không thể bỏ qua khi đến đây. Vậy món ăn có gì đặc biệt và cách nấu như nào cho ngon và có hương vị chuẩn nhất.
Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu lẩu mắm
- Mắm cá linh 250g
- Mắm cá sặc 150g
- Xương heo 600g
- Tôm tươi 400g
- Mực ống 250g
- Thịt lợn ba chỉ 500g
- Cá lóc 500g
- Bún rối 1kg
- Sả 3 củ băm sẵn
- Gia vị khác: Muối, dầu ăn, đường, hạt nêm
Các loại rau ăn kèm
- Giá đỗ 200g
- Rau rút 300g
- Cà tím 2 quả
- Chuối xanh 4 quả
- Nấm rơm 300g
- Bông súng 1 bó
Video đang HOT
- Rau muống 300g
- Rau đắng 150g
- Các loại rau thơm: Húng quế, húng tây, tía tô…
Các bước hướng dẫn nấu lẩu mắm
Bước 1: Sơ chế các loại thịt và rau củ quả
- Cà tím rửa sạch cắt thành khúc vừa ăn. Chuối xanh bỏ vỏ thái thành miếng vừa ăn rồi ngâm vào nước muối để không bị thâm.
- Các loại rau, bông súng, giá đỗ nhặt và rửa sạch để ráo nước. Rau muống, rau rút cắt khúc vừa ăn.
- Mực ống bỏ phần vòi mực và xương ống màu trắng sau đó làm sạch và cắt thành từng khoanh tròn.
- Cá lóc đánh vẩy, làm sạch sau đó lấy phần thịt và thái thành miếng.
- Tôm tươi cắt bỏ phần râu rồi rửa sạch.
- Thịt ba chỉ rửa sạch và thái lát mỏng vừa ăn.
- Xương heo rửa sạch và chặt thành từng miếng sau đó luộc sơ qua để loại bỏ phần bọt bẩn và mùi hôi.
Bước 2: Hầm xương làm nước dùng
Cho xương vào nồi cùng 2 lít nước đun trong 30 phút. Sau đó lọc lấy nước hầm xương.
Bước 3: Sơ chế phần mắm cá
Lấy mắm cá linh và cá sặc cho vào nồi cùng với 200ml nước hầm xương khuấy đều. Đặt lên bếp đun liu riu dưới lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Dùng dụng cụ lọc loại bỏ phần xương cá giữ lại phần nước.
Lưu ý: Để lẩu mắm đúng chuẩn miền Tây thì cần phải mua mắm cá ở những nơi sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng và mới sản xuất để có được hương vị đặc trưng nhất.
Bước 4: Nấu lẩu mắm
Bắc chảo cho lên bếp đun nóng dầu, phi tỏi thơm rồi cho sả ớt vào đến khi chuyển sang màu vàng cho thịt ba chỉ vào. Khi thấy thịt đã bắt đầu săn lại thì cho cà tím vào xào khoảng 5 phút cho ra đĩa.
Cho hai hỗn hợp vừa xào và nước mắm cá đã sơ chế trên vào nước hầm xương cùng sả đập dập rồi đun sôi. Nêm nếm gia vị hạt nêm, đường cho vừa khẩu vị.
Thưởng thức lẩu mắm
Dọn nước lẩu cùng với các đĩa tôm, mực, nấm rơm, rau sống, bún rối… và thưởng thức.
Vậy là hoàn thành hướng dẫn cách nấu lẩu mắm cá linh và cá sặc. Về các bước không có gì phức tạp, chỉ hơi mất chút thời gian chuẩn bị nguyên liệu. Chúc bạn sớm thực hiện thành công món lẩu này.
Lưu ý khi thực hiện nấu lẩu mắm
- Có thể thay nước hầm xương heo bằng nước dùng từ gà.
- Ngoài bún rối ra có thể thay bằng mì gạo để ăn kèm với lẩu mắm.
Theo Anh Tú (T/h)
Khám phá
Truy lùng các món lẩu chỉ nghe tên đã thấy đậm vị miền Tây, đặc biệt loại số 2 còn khiến nhiều người phải dè chừng
Ẩm thực miền Tây sông nước luôn có những điểm rất thu hút thực khách từ mọi vùng miền. Không chỉ nổi tiếng với các món ngọt mà những món mặn ở miền Tây, điển hình là lẩu luôn có vô số kiểu biến tấu hương vị độc đáo và rất riêng biệt.
Nhờ hương vị thanh ngọt đặc trưng cùng những loại rau chỉ có ở miền sông nước nên các món lẩu của miền Tây luôn khiến du khách hiếu kỳ và muốn tìm thưởng thức. Đặc biệt trong đó, những món lẩu miền Tây không chỉ là loại lẩu thông thường như chúng ta hay ăn mà còn được gói trọn, hòa quyện trong một số loại topping rất độc lạ.
Cùng điểm qua 3 loại lẩu miền Tây đặc trưng thường được du khách tìm đến mỗi khi có dịp du lịch tới vùng sông nước bạn nhé!
Lẩu cá linh bông điên điển
Bước vào mùa nước nổi khoảng tháng 9 - tháng 11 hàng năm là thời điểm xuất hiện nhiều cá linh tươi ngon nhất. Vào mùa này, bông điên điển cũng đua nhau nở rộ khắp các mé sông. Chính vì lẽ đó, người miền Tây đã kết hợp hai món này lại với nhau để tạo nên món lẩu cá linh bông điên điển đặc trưng của mùa nước nổi.
Món lẩu này quan trọng nhất ở khâu nguyên liệu, đặc biệt cá linh phải là loại tươi ngon, chắc thịt, rau ăn kèm cần đúng loại của người miền Tây và nhất định phải có bông điên điển. Cá linh tươi sẽ được làm sạch, ướp gia vị đậm đà, hòa thêm nước dừa vào nồi lẩu để nấu cùng. Sau đó, người miền Tây dầm thêm chút me để lấy vị chua rồi nêm nếm cho vừa miệng.
Khi thưởng thức, trên mặt lẩu sẽ cho vào tỏi phi và rau ngò gai nhưng không cho cá linh vào nước lẩu ngay. Bởi loại cá này vốn nhỏ và nhanh chín nên chỉ khi nào đã thật sẵn sàng thưởng thức thì người ta mới trút cá linh vào nồi lẩu, sau đó cho thêm bông điên điển.
Lẩu cá linh bông điên điển là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt đậm của cá linh với vị chua thơm của bông điên điển. Một số nơi còn ăn kèm cùng bông súng tùy theo từng mùa.
Lẩu mắm
Nghe tên món lẩu đã khiến nhiều người phải dè chừng, nhưng đây lại là món lẩu đặc trưng hương vị miền Tây nhất. Điểm nổi bật của lẩu mắm chính là hương vị mặn và có phần nặng mùi do được lọc từ chính các loại mắm miền Tây như mắm cá linh, mắm sặc... Thậm chí, phần nước cốt còn phải trải qua nhiều bước pha chế mới cho ra được một nồi nước dùng ngon chuẩn vị nhất.
Để nấu mắm thì người miền Tây sẽ phải nấu rục các loại mắm cho ra hết nước, sau đó lọc bỏ xác và lược lại nước này hòa với nước hầm xương rồi mới làm nước dùng lẩu. Phần nguyên liệu trong món lẩu mắm cũng rất phong phú, tùy theo từng nơi sẽ có một số loại như cá lóc, tôm, thịt heo quay, chả chiên, mực, lươn...
Dù vậy, linh hồn của lẩu mắm lại nằm ở các loại rau ăn kèm. Một nồi lẩu mắm có thể ăn kèm với khoảng 30 loại rau, trong đó có một số loại đặc trưng vùng sông nước như bông lục bình, bông điên điển, bông súng, bông so đũa, cù nèo, rau mác, cải trời, dây bình bát, rau trai, rau đắng... Bên cạnh đó, vẫn sẽ có các loại rau thông dụng như cải xanh, giá sống, cải ngọt, đậu bắp, khổ qua, bắp cải, mồng tơi, cải cúc, bạc hà, rau má... Vậy nên, nhiều thực khách mới hay truyền tai nhau đùa bảo rằng, ăn lẩu mắm no bởi rau chứ không phải no vì thịt. Nhưng đúng phải có nhiều rau như vậy mới giúp át đi cái vị mặn độc đáo của nồi lẩu mắm.
Lẩu cá kèo lá giang
Quả thật người dân miền Tây sông nước rất biết tận dụng các loại cá để tạo nên những món lẩu đặc trưng ở nơi họ sống. Với món lẩu này, nguyên liệu chính chỉ gồm có cá kèo và lá giang, nhưng bảo đảm ai ăn thử một lần sẽ rất là "ghiền".
Cá kèo ăn lẩu phải là loại tươi, ngọt, đi kèm cùng lá giang chua thanh hợp vị. Tất nhiên sẽ không thể thiếu các loại rau ăn kèm đặc trưng như rau muống, rau đắng, rau nhút, bắp chuối, giá...
Khi ăn món lẩu này chắc chắn sẽ không thể thiếu bát nước mắm ớt để chấm cá. Vào những ngày tiết trời se lạnh hơn thì đây chính là món lẩu được người miền Tây vô cùng ưa chuộng vì nó ít gây ngán và đủ làm ấm người khi thưởng thức.
Theo Trí Thức Trẻ
MẮM CHƯNG THỊT TRỨNG rẻ tiền mà ăn lạ miệng, mẹ đảm nấu xong thơm nức chồng con VÉT SẠCH NỒI CƠM Đây vốn là món ăn quen thuộc của người dân miền Tây, nay đã nhanh chóng được các bà nội trợ truyền tay nhau, khen ngợi hết lời vì vừa dễ lại ngon. MẮM CHƯNG THỊT TRỨNG 1. Nguyên liệu - 100gr mắm cá lóc hoặc cá linh đều được - 200gr thịt lợn xay - 4 quả trứng vịt - 1 quả...