Cách nấu chè sắn dây ngon ngất ngây lại giải nhiệt ngày nóng
Chè là một trong những món ngon dễ làm dùng để nhâm nhi ăn chơi hay biếu tặng bà con dịp lễ tết đều ý nghĩa. Trong bài viết này, chị em hãy thử vào bếp học cách nấu chè sắn dây đơn giản tại nhà để gia đình thưởng thức và giải nhiệt ngày nóng.
Chè đậu đen bột sắn dây ăn vừa bùi vừa thơm – Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu
300g đậu đen
100g bột sắn dây
200g đường trắng
500ml nước
Đầu tiên, đãi sạch đậu đen, loại bỏ những hạt nổi bị sâu mọt ăn rồi đem ngâm qua đêm. Đừng quên cho vào thau nước ngâm 1 muỗng cà phê muối. Sang hôm sau, đổ đậu đen ra rổ cho ráo nước. Bắc nồi lên bếp cho đậu vào nấu cùng lượng nước vừa đủ ngập mặt.
Canh lửa đến khi đậu mềm thì tắt bếp. Sau đó, cho đường vào, tiếp tục đun lửa nhỏ thêm 15 phút nữa để nguyên liệu ngọt đều. Trong lúc đó, hòa tan bột sắn dây cùng chén nước rồi đổ từ từ vào nồi chè. Đợi chè sôi lại một lần nữa, nêm nếm lại hương vị cho vừa ăn là có thể tắt bếp, múc ra chén mời mọi người thưởng thức ngay.
Cách nấu chè hạt sen đậu xanh bột sắn dây
Chè đậu xanh thêm bột sắn dây đảm bảo ăn vào mát người đẹp da – Ảnh minh họa: InternetNguyên liệu
300g hạt sen tươi
200-300g đậu xanh
70g bột sắn dây
300g đường cát trắng
Cách chế biến
Đầu tiên, vo sạch đậu xanh rồi cho vào nước ngâm từ 1-2 tiếng. Đừng quên thêm ít muối vào nước ngâm để vị đậu được đậm đà, hạt nhanh mềm, dễ nấu. Về phần hạt sen, nếu mua loại đã sơ chế, chị em chỉ cần rửa sạch, để ráo. Riêng với loại còn vỏ xanh, bạn phải lột hết lớp vỏ ngoài, dùng tăm nhỏ tách lấy tim sen để chè không bị đắng.
Tiếp theo, bắc nồi nước lên bếp cho hạt sen vào nấu cùng ít muối trong 5 phút. Sau đó, đổ chúng ra rổ, xả lại cùng nước lạnh. Thời gian nấu ngắn là vì giai đoạn này mới chỉ giúp làm sạch mủ hạt sen chứ không nấu chín hoàn toàn. Ở bước tiếp theo, chị em mới trút hạt sen vào nồi nấu chín cùng 1,5 lít nước lạnh.
Ban đầu vặn lửa to, kế đến bạn hạ lửa nấu liu riu thêm 15 phút rồi cho đậu xanh vào ninh cùng. Vì đậu xanh và hạt sen có thời gian chín mềm khác nhau nên để món chè vừa ngon, chị em nên cho hạt sen vào nấu trước. Trong lúc chờ nguyên liệu chín, đổ bột sắn dây ra chén khuấy đều cùng ít nước.
Sau đó, trút hỗn hợp này vào nồi, khuấy liên tục để sắn dây hòa tan vào nước tạo độ sánh mịn bắt mắt. Cuối cùng, nêm nếm lại vị ngọt xem đã vừa ăn hay chưa rồi thêm ít vani cho thơm là hoàn thành. Món chè đậu xanh hạt sen bột sắn dây thơm ngon vừa ra lò dù dùng nóng hay ăn lạnh đều ngon tuyệt.
Video đang HOT
Cách nấu chè ngô với bột sắn dây
Cách nấu chè sắn dây với ngô vô cùng đơn giản – Ảnh minh họa: InternetNguyên liệu
5 trái ngô nếp
250ml nước cốt dừa
100g lá dứa
200ml sữa tươi có đường
50g bột sắn dây
300g đường cát trắng
1/2 muỗng cà phê muối
100g đậu phộng rang
10g mè trắng rang
Cách chế biến
Bào ngô lấy hạt nấu chè – Ảnh minh họa: Internet
Đầu tiên, đem ngô đi rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Sau đó, vớt ra dùng dao tách toàn bộ hạt để riêng. Lá dứa rửa qua nước, vẩy thật sạch rồi đem cắt thành từng khúc nhỏ. Về phần bột sắn dây, hòa tan bột với nước theo tỉ lệ 1 bột : 3 nước, sau đó để yên khoảng 15 phút cho bột lắng.
Tiếp theo, xay nhuyễn 1/2 số lá dứa đã chuẩn bị rồi vắt lấy nước cốt. Phần nước vừa thu được đem hòa tan vào nồi nước luộc ngô vừa nãy. Đem nồi bắc lên bếp nấu sôi. Nước sôi, cho số lá dứa còn lại vào đun chung. Khoảng 3-5 phút sau, ngửi thấy mùi thơm tỏa ra là chị em có thể vớt lá dứa, giữ lại phần nước trong vẫn còn sôi lăn tăn.
Kế đến, đổ sữa tươi ra tô lớn hòa tan cùng với nước cốt dừa, 1/4 muỗng cà phê muối. Bắc nồi lên bếp trút hỗn hợp này vào nấu trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều tới khi sôi được 3 phút thì tắt bếp, để nguội.
Khuấy đều chén bột sắn dây một lần nữa rồi từ từ trút hỗn hợp này vào nồi nước lá dứa. Đừng quên nêm thêm 1/4 muỗng cà phê muối, kết hợp khuấy nhanh tay để chè thêm đậm đà, hòa quyện.
Sau đó, nêm nếm lại vị chè cho vừa ăn bằng lượng đường vừa đủ. Lúc này, chị em có thể trút hạt ngô vào đảo đều. Đợi khoảng 5 phút, ngô chín mềm, nước sánh mịn hấp dẫn là hoàn thành món ngon. Khi ăn, chị em múc chè ra chén, rưới thêm nước cốt sữa dừa lên trên, rắc mè rang, đậu phộng rang rồi trộn đều là thưởng thức được ngay.
Cách nấu chè hoa cau bột sắn
Chè hoa cau bột sắn thực chất là chè đậu xanh được nấu sánh mịn – Ảnh minh họa: InternetNguyên liệu
300g đậu xanh đãi vỏ
200g đường trắng
150g bột sắn dây
540ml nước
2 ống bột vani
1/2 muỗng cà phê muối
Nước cốt dừa
Cách chế biến
Đầu tiên, rửa sạch đậu xanh rồi đem ngâm trong nước ít nhất 3 tiếng cho mềm. Nếu có nhiều thời gian, chị em có thể ngâm đậu qua đêm để chúng nở đều, khi nấu vừa mềm vừa dẻo. Sau đó, vớt đậu ra tô, trộn cùng 1/2 muỗng cà phê muối rồi đem hấp chín.
Tiếp theo, hòa tan 150g bột sắn dây cùng 150ml nước lạnh. Bắc nồi lên bếp nấu 1 lít nước đến khi sôi lăn tăn thì thêm 200g đường, khuấy đều. Phần bột sắn sau khi pha, để lắng khoảng 2 phút rồi từ từ đổ vào nồi, vừa đổ chị em vừa đảo liên tục để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
Canh nồi nước vừa chuyển sang màu trong mịn thì trút đậu xanh vô, thêm 2 ống vani nấu khoảng vài phút là có thể tắt bếp. Mọi thứ đã sẵn sàng, chị em chỉ việc múc đậu xanh nước đường ra chén, rưới thêm nước cốt dừa lên trên là có ngay món chè hoa cau vô cùng hấp dẫn.
Cách nấu chè bí ngô bột sắn dây
Chè bí ngô bột sắn có hình thức vô cùng bắt mắt – Ảnh minh họa: InternetNguyên liệu
500g bí ngô
200g đường
5 muỗng bột sắn dây
Nước cốt dừa
Cách chế biến
Đầu tiên, gọt vỏ bí ngô, bỏ hết phần ruột, hạt rồi xắt thành miếng nhỏ. Sau đó, cho bí vào nồi luộc vừa mềm thì trút vô máy sinh tố xay nhuyễn. Nếu không có sẵn máy xay, chị em có thể nấu thật chín rồi dùng muỗng tán mịn. Tiếp theo, trút hỗn hợp bí ngô vào nồi đun sôi lại.
Bột sắn dây đem hòa tan cùng ít nước lạnh, kế đến đổ từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều tay đến khi nước sánh mịn thì ngưng. Cuối cùng, cho nước cốt dừa cùng đường vào, đợi thêm vài phút là có thể tắt bếp.
Cách nấu chè sắn dây khoai môn
Chè sắn dây khoai môn rưới thêm nước sốt thì không còn gì tuyệt hơn – Ảnh minh họa: InternetNguyên liệu
500g khoai môn
50g hạt trân châu
2 muỗng bột sắn dây
Nước cốt dừa
Đường
Cách chế biến
Đầu tiên, gọt vỏ khoai môn, xắt miếng vuông nhỏ vừa ăn rồi rửa sạch bằng nước muối. Bắc nồi lên bếp trút khoai vào nấu nhừ. Trong thời gian đó, sử dụng một nồi nước khác luộc trân châu đến khi hạt nổi lên trên mặt nước thì vớt ra thả vào bát nước nguội để chúng không dính vào nhau.
Tiếp theo, hòa bột sắn dây cùng ít nước rồi đổ từ từ vào nồi khoai. Thêm tiếp đường tùy khẩu vị để chè vừa đủ ngọt thanh. Hoàn thành, chị em múc ra chén, rưới nước cốt dừa cùng trân châu rải trên mặt là có thể thưởng thức ngay.
Những cách nấu chè sắn dây được hướng dẫn trên đây không khó. Tùy vào sở thích của mình mà chị em có thể chọn thêm loại nguyên liệu nấu cùng để chè càng hấp dẫn và “bắt miệng”. Chúc bạn thành công!
Theo Bảo San/Phụ nữ sức khỏe
Món ngon cá ngừ cứng như đá ở nước Nhật
Katsuobushi được làm từ cá ngừ boniti. Katsuo trong tiếng Nhật được lấy từ tên Latin của loài cá Katsuwonus Pelamis. Mỗi vùng miền ở Nhật lại có một biến thể riêng của cách chế biến và sử dụng katsuobushi.
Ngày nay, cách chế biến cá ngừ khô đã giản lược hơn nhưng giá trị của món ăn vẫn còn tồn tại và danh tiếng được lan truyền rộng rãi hơn. Hiện tại chỉ còn một lượng nhỏ katsuobushi được chế biến theo đúng tiến trình truyền thống.
Cá được làm sạch, cắt thành 4 miếng phi lê, đem luộc nhỏ lửa trong vài giờ, sau đó tách hết xương. Mỗi miếng phi lê được tẩm bột cá sao cho khít các lỗ hổng do rút xương, để bề mặt mịn hơn, trước khi đem hun khói trong một tháng.
Tiếp đó, cá được cạo bỏ phần bên ngoài cùng, phun mốc kji (loại mốc thông thường sẽ có trong tiến trình làm rượu sake của Nhật Bản). Cá được bảo quản trong điều kiện thuận lợi cho men vi sinh phát triển trong khoảng 6 tháng, trước khi đem phơi nắng. Cuối cùng, những miếng cá sẽ có màu hổ phách và cứng như đá.
Do cá ngừ khô katsuobushi rất cứng, nguyên liệu này chỉ thường dùng dưới dạng đã bào mỏng như giấy. Dụng cụ bào cá ngừ khô cũng được làm thủ công bằng kezuriki - một hộp gỗ có lưỡi dao sắc trên nắp, ngăn kéo hứng dăm cá bào phía dưới.
Khi mới thấy bề ngoài nguyên gốc của katsuobushi, bạn không nên phát hoảng. Nếu là người yêu ẩm thực Nhật, bạn thực sự đã ăn món cá này không ít. Katsuobushi xuất hiện trong nhiều món ăn khác nhau, phổ biến nhất là đậu phụ hiyayakko, bánh xèo okonomiyaki, hay bạch tuộc viên takoyaki. Đây cũng là nguyên liệu rất quan trọng khi nấu nước dùng dashi của súp miso, mì udon, trứng hấp chawanmushi...
Cá ngừ khô katsuobushi được bào mỏng để rắc lên trên bánh xèo okonomiyaki. Ảnh: Jacki Hoffart.
Lý do katsuobushi được yêu thích và phổ biến ở Nhật chính là mốc kji (hay men vi sinh) tạo được hương vị của nó. Mốc hút ẩm làm cá nhanh khô hơn, ngoài ra mốc phân hủy chất béo trong cá thành acid béo hòa tan, quá trình này làm tăng vị ngon, mùi thơm cho cá.
Hiện nay, nếu mua katsuobushi bạn chỉ được thấy chúng dưới dạng đã bào mỏng đóng túi. Nhưng trước thế kỷ 20, người Nhật phải tự bào katsuobushi tại nhà để dùng từng ngày. Thành lập từ năm 1916, Akiyama Shouten là cửa hàng đầu tiên bán katsuobushi ở dạng bào thành dăm nhỏ. Ngày nay, bạn vẫn rất có khả năng tìm đến cửa hàng này trong chợ cá Tsuskiji.
Theo Dulich,net
Làm ngay món chim cút rô ti ngon tuyệt cú mèo để cả nhà cùng thưởng thức ! Hướng dẫn cách làm món chim cút rô ti ngon tuyệt cú mèo để cả nhà cùng thưởng thức: Chim cút rô ti là món ăn vừa xuất hiện trong bữa cơm tối qua của gia đình mình. Đây là lần đầu tiên mình chế biến món ăn này theo công thức của một người bạn chia sẻ và thu được những kết...