Cách nấu chè hoa cau thanh ngọt cả nhà đều thích
Cách nấu chè hoa cau nghe có vẻ lạ lẫm song công thức này lại cực kỳ dễ thực hiện, đồng thời món chè này lại rất ngon, rất dễ ăn dành cho mọi người.
Dưới đây, ameovat sẽ mách bạn công thức nấu chè hoa cau khiến cả nhà ai cũng phải xuýt xoa.
Cách nấu chè hoa cau thanh ngọt cả nhà đều thích
Nguyên liệu để nấu chè hoa cau
Chè hoa cau không phải là bạn nấu chè với hoa cau. Trên thực tế, đây là món chè được kết hợp bởi đậu xanh, các loại bột cùng nhiều hương liệu, nguyên liệu khác. Dưới đây là những thứ bạn cần chuẩn bị.
Đậu xanh: Đậu xanh hay đỗ xanh bạn chuẩn bị loại đã tách vỏ. Chọn hạt đỗ to, mẩy và không bị sâu hay mọt để nấu. Chuẩn bị khoảng 150 – 200 gram đỗ xanh.
Đậu xanh, bột và đường – cách làm chè hoa cau
Bột năng: Cũng như các món chè khác, phần bột năng này giúp chè được quyện và sánh hơn. Chuẩn bị chừng 30 – 40 gram bột năng.
Lá dứa nước cốt dừa: Chuẩn bị khoảng 3 – 5 lá dứa để tạo mùi thơm cho món chè. Phần nước cốt dừa, bạn chuẩn bị khoảng 150 – 200 ml.
Lá dứa và nước cốt dừa – cach nau che hoa cau
Đường vani: Chuẩn bị 200 gram đường để tạo vị ngọt cho món chè. Phần vani, bạn chuẩn bị 2 ống vani dạng bột hoặc lỏng đều được.
Nguyên liệu, hương liệu khác: Món chè hoa cau sẽ thơm và ngon hơn rất nhiều nếu bạn chuẩn bị thêm các loại nguyên liệu sau: thìa cafe muối, 10ml tinh dầu hoa bưởi, 50 gram dừa tươi nạo sợi.
Bước 1: Sơ chế đậu xanh và các loại nguyên liệu
Đậu xanh: Đem vo sạch phần đậu xanh sau đó ngâm từ 5 – 6 tiếng. Để cho tiết kiệm thời gian thì bạn nên ngâm qua đêm để sáng thực hiện hoặc ngâm từ sáng để chiều tối làm chè. Sau khi ngâm đậu xong, bạn vớt đậu ra và cho vào nồi hấp hoặc chõ xôi để đồ cho chín.
Đồ chín đậu xanh – cách nấu chè hoa cau
Bột năng: Cho bột năng vào một chiếc bát tô sạch. Tiếp đến, bạn rót từ từ nước lạnh vào bột và khuấy cho thật đều để đảm bảo bột tan hết.
Bước 2: Nấu nước chè
Khuấy tan 1/3 lượng đường nước dừa. Tiếp đến, bạn trút hỗn hợp này vào trong một chiếc nồi nhỏ rồi bật bếp lửa để ở chế độ min. Trong lúc đun, liên tục dùng đũa khuấy đều và nhẹ để đường tan hết và nước cốt dừa không bị cháy ở phần đáy nồi. Khi nước bắt đầu sôi lăn tăn thì bạn múc 1 muỗng canh bột năng đã hoà vào hoà chung. Sau 1 – 2 phút nồi nước sôi trở lại thì bạn tắt bếp.
Video đang HOT
Nấu phần nước cốt dừa – cách nấu chè hoa cau
Lấy một chiếc nồi sạch khác và cho vào khoảng 1 lít nước. Cho phần đường còn lại lá dứa đã rửa sạch rồi đun lớn lửa. Chờ cho nồi nước sôi từ 5 – 7 phút để lá dứa dậy mùi thì bạn vớt bỏ lá và trút phần bột năng còn lại vào nồi nước. Khuấy đều cho đến khi nồi nước trong, sánh là được.
Bước 3: Hoàn thiện món chè hoa cau
Ở công đoạn tiếp theo, bạn vẫn giữ nguyên lửa trên bếp nhưng hạ lửa về mức thấp nhất. Cho từ từ phần đậu xanh đã hấp chín nước hoa bưởi vani thìa cafe muối rồi khuấy đều nhẹ. Đun hỗn hợp trong khoảng 1 – 2 phút nữa thì tắt bếp
Nấu chè hoa cau – cách nấu chè hoa cau
Cách thưởng thức chè hoa cau: Cho đá bào vào trong ly. Tiếp đến, múc phần chè hoa cau lên phía trên. Cuối cùng, bạn múc thìa canh nước cốt dừa đã đun và rắc phần dừa tươi nạo sợi lên trên cùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm thạch, thêm một vài loại chè khác nếu muốn. Trộn đều và thưởng thức.
Chè hoa cau – cách làm chè hoa cau
Với cách nấu chè hoa cau này, bạn có thể thực hiện để nấu thành món chè riêng biệt hoặc trộn chung để tạo ra nhiều hương vị khác nhau. Món chè này có đặc điểm là ngọt thanh, hương thơm nhẹ và rất dễ ăn nên sẽ đảm bảo là cả nhà ai cũng thích.
Cách nấu chè hoa cau đơn giản, bổ dưỡng cho ngày nắng hè
Chè hoa cau (còn gọi là chè táo soạn) rất thơm ngon, bổ dưỡng. Cách nấu chè hoa cau khá đơn giản. Hãy học ngay cách nấu chè hoa cau qua công thức dưới đây để chiêu đãi cả nhà trong ngày nắng hè nhé.
1. Nguyên liệu làm món chè hoa cau
Đậu xanh không vỏ: 200g
Bột năng: 60g
Nước ấm: 120ml
Nước lọc: 3,5 lít
Nước cốt dừa: 250ml
Sữa đặc: 80ml
Gia vị: Muối, đường
2. Cách nấu chè hoa cau
Sơ chế đậu xanh (Ảnh: bachhoaxanh.com)
Bước 1: Sơ chế đậu xanh
Đậu xanh đem rửa sơ qua cho sạch. Tiếp đó, cho vào 1 cái nồi rồi ngâm với 120ml nước ấm trong vòng 2 giờ.
Sau đó, đổ nước, rửa sạch đậu, để cho ráo. Tiếp đến, đổ đậu vào nồi cùng với bát nước, bắc nồi lên bếp nấu lửa nhỏ khoảng 15 phút thấy hạt đậu nở ra, mềm hơn thì tắt bếp.
Bước 2 : Nấu chè hoa cau
Hòa bột năng với một ít nước, khuấy cho đều tay. Sau đó, đặt một chiếc nồi lên bếp, cho 3,5 lít nước lọc, thêm 100g đường nấu lên cho tới khi sôi. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa, rồi từ từ cho bột năng vào trong nồi, dùng muỗng khuấy đều cho đến khi bột trong thì thêm phần đậu xanh đã được hấp chín vào trong nồi, dùng một chiếc muôi khuấy cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau. Đậu xanh còn hạt ăn sẽ ngon hơn. Do đó, cần khuấy nhẹ nhàng.
Bước 3: Làm nước cốt dừa
Cho vào nồi 200ml nước lọc, 250ml nước cốt dừa, 1/4 muỗng cà phê muối rồi ặt nồi lên bếp, bật lửa vừa, khuấy đều tay đến khi nước cốt dừa sôi thì thêm vào 1 muỗng canh đường, 80ml sữa đặc rồi tiếp tục khuấy đều. Khi nước cốt dừa sôi trở lại, vặn lửa nhỏ, đun đến khi nước cốt dừa hơi sền sệt thì tắt bếp.
Bước 4: Thành phẩm
Múc chè ra bát, lấy 1 ít nước cốt dừa vừa nấu xong rưới lên trên, có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh cũng rất ngon.
Chè hoa cau với màu vàng ươm của hạt đậu xanh cùng màu trắng phau của nước cốt dừa trông hấp dẫn vô cùng. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh từ chè, hạt đậu xanh chín mềm, ăn kèm với nước cốt dừa beo béo.
Chè hoa cau thơm ngon, bổ dưỡng (Ảnh: dienmayxanh.com)
3. Một số lưu ý khi làm và bảo quản chè hoa cau
Để nấu chè hoa cau ngon, nên chọn mua đậu xanh vàng đều, có kích thước vừa phải, không bị nổi mốc, không có mùi hôi, hạt đậu bóng đẹp. Không nên chọn mua những hạt quá nhỏ, có kích thước không đều, màu vàng nhạt có nổi mốc xám, có mùi hôi vì những hạt này có thể đã để quá lâu và chế biến sẽ không ngon.
Không nấu quá lâu tránh làm đậu xanh bị quá nhừ, không ngon.
Đun nước cốt với lửa nhỏ để nước cốt không mất dầu và giữ được độ béo.
Nếu không sử dụng hết thì không nên cho nước cốt dừa sẵn vào nồi chè mà ăn tới đâu thì múc ra chén rồi mới cho nước cốt dừa vào để tránh làm hư chè.
Bảo quản chè và phần nước cốt dừa ăn không hết trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được từ 1 - 2 ngày.
Chúc các bạn thành công với cách nấu chè hoa cau trên đây!
1. Nguyên liệu làm món chè hoa cau
Đậu xanh không vỏ: 200g
Bột năng: 60g
Nước ấm: 120ml
Nước lọc: 3,5 lít
Nước cốt dừa: 250ml
Sữa đặc: 80ml
Gia vị: Muối, đường
2. Cách nấu chè hoa cau
Sơ chế đậu xanh (Ảnh: bachhoaxanh.com)
Bước 1: Sơ chế đậu xanh
Đậu xanh đem rửa sơ qua cho sạch. Tiếp đó, cho vào 1 cái nồi rồi ngâm với 120ml nước ấm trong vòng 2 giờ.
Sau đó, đổ nước, rửa sạch đậu, để cho ráo. Tiếp đến, đổ đậu vào nồi cùng với bát nước, bắc nồi lên bếp nấu lửa nhỏ khoảng 15 phút thấy hạt đậu nở ra, mềm hơn thì tắt bếp.
Bước 2 : Nấu chè hoa cau
Hòa bột năng với một ít nước, khuấy cho đều tay. Sau đó, đặt một chiếc nồi lên bếp, cho 3,5 lít nước lọc, thêm 100g đường nấu lên cho tới khi sôi. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa, rồi từ từ cho bột năng vào trong nồi, dùng muỗng khuấy đều cho đến khi bột trong thì thêm phần đậu xanh đã được hấp chín vào trong nồi, dùng một chiếc muôi khuấy cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau. Đậu xanh còn hạt ăn sẽ ngon hơn. Do đó, cần khuấy nhẹ nhàng.
Bước 3: Làm nước cốt dừa
Cho vào nồi 200ml nước lọc, 250ml nước cốt dừa, 1/4 muỗng cà phê muối rồi ặt nồi lên bếp, bật lửa vừa, khuấy đều tay đến khi nước cốt dừa sôi thì thêm vào 1 muỗng canh đường, 80ml sữa đặc rồi tiếp tục khuấy đều. Khi nước cốt dừa sôi trở lại, vặn lửa nhỏ, đun đến khi nước cốt dừa hơi sền sệt thì tắt bếp.
Bước 4: Thành phẩm
Múc chè ra bát, lấy 1 ít nước cốt dừa vừa nấu xong rưới lên trên, có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh cũng rất ngon.
Chè hoa cau với màu vàng ươm của hạt đậu xanh cùng màu trắng phau của nước cốt dừa trông hấp dẫn vô cùng. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh từ chè, hạt đậu xanh chín mềm, ăn kèm với nước cốt dừa beo béo.
Chè hoa cau thơm ngon, bổ dưỡng (Ảnh: dienmayxanh.com)
3. Một số lưu ý khi làm và bảo quản chè hoa cau
Để nấu chè hoa cau ngon, nên chọn mua đậu xanh vàng đều, có kích thước vừa phải, không bị nổi mốc, không có mùi hôi, hạt đậu bóng đẹp. Không nên chọn mua những hạt quá nhỏ, có kích thước không đều, màu vàng nhạt có nổi mốc xám, có mùi hôi vì những hạt này có thể đã để quá lâu và chế biến sẽ không ngon.
Không nấu quá lâu tránh làm đậu xanh bị quá nhừ, không ngon.
Đun nước cốt với lửa nhỏ để nước cốt không mất dầu và giữ được độ béo.
Nếu không sử dụng hết thì không nên cho nước cốt dừa sẵn vào nồi chè mà ăn tới đâu thì múc ra chén rồi mới cho nước cốt dừa vào để tránh làm hư chè.
Bảo quản chè và phần nước cốt dừa ăn không hết trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được từ 1 - 2 ngày.
Chúc các bạn thành công với cách nấu chè hoa cau trên đây!
Chè hoa cau thơm bùi hương hoa Chè hoa cau là một trong những món ăn cổ truyền của người Hà nội. Nước chè sánh mịn với vị ngọt mát dịu nhẹ hương hoa sẽ khiến bạn không thể chối từ. Hãy cũng làm món ăn ngon thơm lừng này làm món tráng miệng cho cả nhà nhé! Thành phần 200 g đậu xanh, 1.2 lít nước, 100 g bột...