Cách nấu chè cốm nước cốt dừa dẻo ngọt thơm béo ấm áp ngày trở lạnh
Cốm không chỉ là món ăn mà còn là nguyên liệu đặc biệt cho những thức quà khác như món chè nữa. Hôm nay hãy vào bếp để làm chè cốm nước cốt dừa thơm ngon nhé!
Nguyên liệu làm Chè cốm nước cốt dừa
Cốm xanh 400 gr (cốm khô hay cốm tươi đều được)
Nước cốt dừa 70 ml
Bột năng 100 gr
Bột béo 1 muỗng canh
Đường nâu 200 gr (hoặc đường trắng)
Dừa khô 1 ít
Đá bào 1 tô
Cách chọn mua cốm tươi ngon đúng chuẩn
Nếu không có cốm tươi bạn cũng có thể sử dụng cốm khô để chế biến món chè cốm nước cốt dừa này nhé!Bạn nên chọn mua những hạt cốm có màu xanh lá ánh vàng tươi sáng, hạt cốm mỏng dẹt, trông chắc chắn.
Cốm ngon có mùi hương thoang thoảng tự nhiên, khi ăn thử sẽ cảm nhận được độ dai, vị ngọt bùi của lúa non.Bạn nên hạn chế mua cốm có màu quá đậm hoặc quá tươi bởi đó là cốm đã bị nhuộm phẩm màu.Không nên mua cốm có dấu hiệu ẩm mốc, chảy nước và có mùi bất thường vì đó là cốm cũ đã hư khi chế biến sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và hương vị món ăn.
Cách chế biến Chè cốm nước cốt dừa
1
Vo sạch cốm
Đầu tiên, để rửa sạch bụi bẩn bạn chuẩn bị một thau nước lớn, đổ 400gr cốm vào một cái rổ rồi cho rổ vào thau để đãi cốm khoảng 3 phút.
Lưu ý: Bạn không nên đãi cốm quá lâu để tránh làm hạt cốm mềm khi nấu dễ bị mủn và nát.
Video đang HOT
2
Nấu chè cốm
Bắc nồi với 1 lít nước lên bếp và mở lửa lớn. Khi nước sôi thì cho 200gr đường nâu và toàn bộ cốm đã sơ chế vào, dùng đũa khuấy nhẹ tay để cốm không bị nát, đồng thời hạ lửa vừa để nấu chè cốm trong khoảng 10 phút.
Bạn nhớ kiểm tra nồi chè cốm thường xuyên, khi hạt cốm bắt đầu nở thì hạ lửa nhỏ để nấu chè thêm khoảng 10 phút nữa hạt cốm mềm đạt chuẩn.
Trong khi đang nấu cốm, bạn hòa tan 100gr bột năng với 100ml nước lọc, dùng muỗng khuấy đều cho bột tan hết.
Sau đó, đổ hỗn hợp bột năng vào nồi cốm đang nấu, vừa đổ vừa khuấy đều, phần chè sẽ nhanh chóng sánh lại. Đun thêm 3 phút nữa để phần hỗn hợp bột năng chín, chè chuyển trạng thái sánh dẻo thì tắt bếp.
Lưu ý: Để món chè không bị ngán bạn có thể thêm vào nồi chè 1 ít muối nhé!
3
Nấu nước cốt dừa
Tiếp theo, bạn pha hỗn hợp 70ml nước cốt dừa và 1 muỗng canh bột béo, dùng đũa khuấy đều cho bột tan rồi bắc lên bếp. Mở lửa nhỏ rồi khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sánh lại là được.
4
Hoàn thành
Cho chè cốm và nước cốt dừa ra tô và chén để nguội bớt.
Lần lượt cho đá xay nhỏ, chè cốm, nước cốt dừa và rắc một ít dừa khô lên cho đẹp mắt. Khi ăn thì trộn đều lên để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị thành phẩm thôi. Nếu bạn không muốn ăn lạnh thì có thể không cho thêm đá cũng được nhé!
5
Thành phẩm
Chè cốm nước cốt dừa có mùi thơm nhè nhẹ, thoang thoảng rất dễ chịu của cốm hòa quyện với mùi thơm ngọt của nước cốt dừa. Khi ăn thử một miếng bạn sẽ cảm thấy như mùa thu Hà Nội đang thu lại chỉ trong một món ăn thơm ngon cực đơn giản.
Hạt cốm dai, dẻo, thơm thơm kết hợp với vị ngọt béo đặc trưng của nước cốt dừa đã tạo nên một món chè hấp dẫn khó chối từ!
Bánh Trôi nước cốt dừa
Chỉ một vài bước đơn giản, bạn đã có thể làm ra những đĩa bánh trôi nước cốt dừa thơm ngọt cho cả gia đình thưởng thức.
Nguyên liệu
- 250gr bột nếp
- 150gr đậu xanh
- 50 gam dừa khô
- 300ml nước cốt dừa
- 1 nhánh gừng
- Đường, muối, lạc rang
Cách tiến hành
Bước 1: Cho đậu xanh vào ninh nhừ, sau đó tán nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tốt xay nhuyễn. Dừa khô cho vào chung với đậu xanh, dùng muỗng trộn đều.
Bước 2: Tiếp theo bạn thêm 50 gam dừa nạo, thêm khoảng 2 muỗng đường vào, trộn đều cho tan hết đường rồi nếm lại có vị hơi ngọt (đừng cho ngọt quá).
Bước 3: Vo đậu xanh thành những viên tròn có kích cỡ vừa phải.
Bước 4: Dùng bột nếp ướt nhưng nếu hơi khô thì thêm chút nước, bột nhão bọc khăn theo lên cho nước hút vào khăn cho đỡ ướt, nhào bột kĩ đến khi dẻo mịn, không dính tay là được. Lấy một lượng bột nhỏ, vo tròn rồi cán dẹp, đặt viên đậu xanh vào giữa.
Khéo léo vê phần bột bọc kín nhân đậu xanh lại.
Bước 5: Cho nước vào nồi, đun đến khi nước sôi thì bạn thả từng viên trôi nước vào luộc đến khi chín (thường trôi nước nổi lên trên là đã chín).
Trôi nước chín bạn vớt ra thả vào nước lạnh, để chè không bị dính.
Bước 6: Cho 400ml nước, 5 thìa canh đường (đường nâu) vào nồi, nấu cho đường tan hẳn, có vị ngọt vừa, nếu dùng đường trắng bạn có thể cho vào ít màu thực phẩm cho đẹp. Đun đến khi đường tan hẳn, nước đường sôi thì thả gừng đã đập dập vào, rồi cho trôi nước vào cùng, đợi nước đường sôi trở lại thì tắt bếp.
Bước 7: Làm nước cốt dừa ăn với chè: cho 300ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ bột năng vào, khuấy tan bột năng rồi thêm ít muối, đặt lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy cho đến khi nước dừa hơi sánh sệt lại là được.
Múc viên trôi nước ra chén, chan thêm nước đường, rắc lên trên bề mặt ít lạc.
2 cách làm pudding sữa dừa và pudding trái dừa thơm ngon, núng nính béo mịn Pudding là món tráng miệng thơm ngon và rất dễ thực hiện. Hôm nay,bỏ túi thêm cho mình 2 công thức pudding hương vị mới nhé! Vào bếp và thực hiện ngay món pudding sữa dừa và pudding trái dừa ngay thôi nào! 1. Pudding sữa dừa Nguyên liệu làm Pudding sữa dừa Sữa tươi 200 ml Bột bắp 40 gr (4 muỗng...