Cách nấu chè bắp ngọt thanh ngày hè, ai ăn cũng thích
Nếu bạn đang muốn tìm một loại chè để giải nhiệt mùa hè, đơn giản và không mất thời gian thì chè bắp là một sự lựa chọn hợp lý. Dưới đây là cách nấu chè bắp vừa đơn giản vừa ngon, chắc chắn ai đã từng thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Chè bắp (chè ngô) là món chè rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực. Chén chè trông đẹp mắt với những hạt bắp vàng ươm, nước chè hơi đặc, thoang thoảng mùi bắp thơm, kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy, không chỉ ngon mà còn cực kỳ nhiều dưỡng chất. Loại chè này mang hương vị thanh mát, không ngọt đậm đà mà chỉ hơi có vị ngọt, phù hợp với tất cả mọi người.
- Bắp tươi: 3 bắp
- Đường cát trắng: 1 chén
- Bột sắn dây: 3 muỗng canh
- Muối trắng
- Nước cốt dừa: 200ml
- Mè rang: 1 muỗng cà phê
Lưu ý khi chọn bắp nấu chè:
- Tùy vào sở thích mà bạn có thể dùng bắp nếp hoặc bắp ngọt để nấu chè.
- Để nấu chè, bạn phải chọn những bắp tươi, vỏ bên ngoài có màu xanh tươi, cầm lên thấy nặng. Hạt bắp phải mẩy và đều, đặc biệt là bắp phải non (không quá non cũng không quá già) thì chè mới dẻo ngọt và thơm.
- Không nên chọn bắp quá to, chỉ chọn bắp có kích thước vừa phải, hình thuôn dài.
Có thể chọn bắp ngọt hoặc bắp nếp để nấu chè
Bước 1: Sơ chế bắp
- Bóc bớt lớp vỏ ngoài của bắp, giữ lại lớp vỏ trong (để khi luộc sẽ giúp nước luộc thơm và ngọt) rồi đem đi rửa sạch với nước.
- Cho bắp vào một nồi lớn để luộc. Bạn chỉ nên luộc cho bắp chín tới là được, nếu luộc kỹ quá bắp sẽ bị nát.
- Khi bắp đã chín, bạn vớt ra để nguội, giữ lại phần nước luộc bắp.
- Nếu muốn nấu chè bắp nguyên hạt cho món ăn đẹp mắt, bạn dùng tay tách từng hạt bắp ra. Nếu muốn nhanh hơn, bạn dùng dao bào gọt hết phần hạt bắp ra ngoài, giữ lại phần lõi.
Bắp sau khi luộc thì đem tách hạt
Bước 2: Nấu chè
Bí quyết để món chè bắp có vị ngọt tự nhiên và hương thơm thoang thoảng chính là ở bước này.
- Cho phần lõi bắp vào nồi nước luộc bắp lúc trước, thêm nước lọc vào để đủ lượng nước nấu chè và đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước có vị ngọt hấp dẫn thì tắt bếp. Thời gian nấu trong khoảng 25 – 30 phút.
- Dùng đũa vớt lõi bắp, vỏ bắp và râu bắp ra ngoài. Khi cặn đã lắng thì lọc qua rây, chỉ lấy phần nước trong để nấu chè.
- Cho phần hạt bắp vào trong nồi nước luộc đã được lọc trong. Nấu cho đến khi bắp chín mềm thì nêm nếm lượng đường vừa ăn.
Công đoạn nấu chè bắp
Lưu ý: Khi nấu, chỉ để lửa nhỏ liu riu, nấu khoảng 20 phút cho hạt bắp chín mềm. Có thể cho thêm chút đường và muối để món chè đậm đà hơn.
Video đang HOT
- Hòa bột sắn dây với nước đun sôi để nguội rồi khuấy đều cho tan hoàn toàn. Sau đó, bạn từ từ đổ bột sắn dây vào nồi, vừa đổ vừa dùng muôi khuấy đều trong vài phút cho đến khi bột sắn chuyển sang màu trong suốt và có độ sánh Chú ý phải làm thật khéo để bột sắn dây không bị vón cục sẽ làm chè mất ngon và có thể bị hỏng. Cuối cùng, bạn tắt bếp rồi múc chè ra bát hoặc cốc và để nguội.
Chè bắp sau khi đã hoàn thành
Bước 3: Thưởng thức chè bắp
- Khi ăn chè bắp, bạn rưới thêm chút nước cốt dừa và rắc mè rang (hoặc lạc rang giã dập), dừa nạo rồi thưởng thức.
- Chè bắp có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh. Nếu muốn ăn nóng, bạn đợi cho chè nguội bớt rồi thưởng thức khi còn ấm. Còn khi thích ăn lạnh, bạn ăn chè cùng đá bào hoặc cho vào tủ lạnh để làm mát.
Chè bắp có thể ăn nóng hoặc lạnh đều rất ngon
Nấu chè bắp bằng nồi cơm điện
Ngoài cách nấu như trên thì bạn cũng có thể nấu chè bắp bằng cách khác. Đó là sử dụng nồi cơm điện, cụ thể như sau:
- Cho hạt bắp, cùi bắp, gạo nếp vào nồi cơm điện nấu với nước.
- Khi nồi cơm điện bốc hơi, mở nắp lấy cùi bắp ra ngoài và cho lá dứa (nếu có) vào nồi, bật qua chế độ nấu như ban đầu.
- Đợi cho chè sôi lại, bạn cho đường vào và khuấy thật nhanh, đều tay. Để chè sôi đến khi nước gần sệt, bật sang chế độ warm và để nguyên vậy thêm 10 phút.
- Trong lúc chờ chè chín, bạn đun nước cốt dừa, cho thêm chút muối và khuấy đều trên bếp. Khi nước cốt dừa sôi, cho ít bột năng vào khuấy đều tay một lúc rồi tắt bếp.
- Múc chè ra bát hoặc cốc rồi chan ít nước cốt dừa lên trên bề mặt để tăng thêm phần hấp dẫn và hương vị thơm ngon cho món ăn.
3. Một số cách nấu chè bắp khác:
Nguyên liệu cần thêm:
- Cơm dừa non
- Lá dứa
- Bột bắp
- Bột báng
Cách làm chè bắp dừa non:
- Cho lá dứa và nước vào nồi nấu sôi. Sau đó cho bột báng vào nấu 10 phút đến khi bột báng chín trong.
- Bạn đun phần nước cốt dừa trong một nồi khác trên nhỏ lửa. Khi nước cốt dừa đã nóng, cho tinh bột bắp đã được hòa với nước vào tiếp tục nấu và khuấy để nước cốt dừa hơi sánh là tắt bếp.
- Bắp đem tách hạt. Cùi dừa non thái lát. Sau đó, cho bắp và dừa non vào nồi bột báng nấu trong 5 phút.
- Cuối cùng nêm thêm đường, muối cho vừa ăn rồi khuấy đều, nấu thêm 5-7 phút là được.
Các bước nấu chè bắp dừa non
- Để chè nguội rồi cho vào tủ lạnh rồi thưởng thức.
Chè bắp dừa non có vị ngọt thanh nhẹ nhàng
Nguyên liệu cần thêm:
- Vani
- Sương sáo đen (thạch đen)
- Hạt é
Chi tiết cách làm chè bắp sương sáo:
- Bóc vỏ và rửa sạch bắp, tách hạt hoặc gọt lấy hạt bắp. Hạt é đem ngâm vào nước cho nở.
Sơ chế nguyên liệu nấu chè bắp sương sáo
- Đun sôi nước rồi cho bắp vào. Để nước được trong, bạn nên thường xuyên hớt bọt trong khi đun.
- Cho đường vào nồi chè, nếm lại cho vừa ăn. Hòa tan bột sắn dây với nước rồi cho từ từ vào nồi chè. Tiếp tục khuấy đều đến khi bột sắn chín và không vón cục. Cuối cùng cho thêm vani vào và khuấy đều (có thể cho thêm một ít dầu chuối).
Đun bắp chín mềm và cho đường vào chè
- Múc chè ra chén và để vào ngăn mát tủ lạnh hoặc có thể ăn liền bằng cách cho thêm đá.
- Cắt sương sáo thành những miếng vừa ăn. Cho sương sáo và hạt é vào chè là hoàn thành món chè bắp sương sáo.
Chè bắp sương sáo lạ miệng nhưng cũng rất hấp dẫn
Chè bắp đậu đỏ
Nguyên liệu cần thêm:
- Đậu đỏ
- Bột năng
Các bước làm chè bắp đậu đỏ:
- Bắp rửa sạch, bỏ râu ngô, để ráo. Sau đó, bạn thái hoặc dùng tay tách để hạt rời khỏi lõi.
- Ngâm đậu đỏ trong nước từ 3-4 tiếng, sau đó rửa sạch rồi đem ninh mềm.
- Sau khi đậu đỏ đã mềm, cho bắp ngọt vào nấu cùng và đun sôi khoảng 3-5 phút thì hạ nhỏ lửa. Khi ngô bắt đầu chín, bạn đổ đường vào nồi, lắc nhẹ nhàng để đường bám vào các nguyên liệu (không dùng đũa đảo vì dễ làm đậu đỏ bị nát). Nếu thấy nồi cạn nước, bạn có thể cho thêm 1 lượng nước vừa ăn vào nồi.
Cho ngô vào ninh cùng với đậu đỏ
- Hòa tan bột năng với nước rồi đổ vào nồi chè đang sôi. Vừa đổ vừa dùng thìa nhẹ nhàng khuấy để chè sánh lại.
- Khi chè đã sánh, đun thêm 30 giây nữa là có thể tắt bếp. Có thể nêm nếm thêm đường cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Chè bắp đậu đỏ có màu sắc vô cùng bắt mắt
Ăn chè bắp sẽ có lợi cho sức khỏe nên bạn hãy thử áp dụng cách nấu chè bắp như trên đây để cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Làm trân châu nhân dừa trắng trong, dẻo dai thật đơn giản
Trân châu nhân dừa là thành phần không thể thiếu trong các món chè ngon bởi vị dẻo dai của bột năng với nhân dừa giòn béo. Cách làm trân châu rất đơn giản các bạn nhé!
Trân châu nhân dừa cho các món chè ngon.
Để làm trân châu nhân dừa các bạn cần chuẩn bị 500g bột năng và 200g cùi dừa tươi.
Cách làm trân châu nhân dừa như sau:
- Bột năng cho ra bát to. Đun 250ml nước sôi, đổ từ từ vào phần bột năng, vừa cho nước sôi vừa dùng muỗng đánh đều cho 1 phần bột nửa sống nửa chín.
- Lúc bột nóng, các bạn đeo găng tay và nhào thật kỹ để bột nhuyễn mịn. Lúc này bột sẽ rất dẻo và trong trạng thái nửa sống nửa chín.
Lưu ý: bắt buộc phải nhào bột năng bằng nước sôi thì mới nhào được bột thành dạng bột dẻo nửa sống nửa chín để làm trân châu nhé.
- Cùi dừa tươi nạo sạch vỏ nâu, rửa sạch, cắt hạt lựu nhỏ. Tùy sở thích nhiều nhân dừa hay không có thể cắt hạt lựu to hoặc bé.
- Dùng bột năng còn đang nóng dẻo, dàn mỏng cho nhân dừa vào và vê tròn. Làm hết số bột và nhân dừa đã chuẩn bị.
Công đoạn này các bạn cần nặn trân châu nhanh tay khi bột còn đang ấm thì bột sẽ dẻo, dễ nặn và khi luộc trân châu không bị vỡ.
Nếu để bột nguội, bột sẽ cứng, khó nặn, khi vê tròn bột không dính chặt nên luộc trân châu sẽ dễ bị vỡ, làm rơi nhân dừa ra ngoài.
Trong trường hợp bột nguội, các bạn hãy cho bát bột vào lò vi sóng quay ở mức nhiệt độ trung bình trong khoảng 1 phút hoặc cho vào hấp cách thủy trong khoảng 5 phút rồi bỏ ra nhào lại cho bột dẻo.
- Đun sôi 1 nồi nước, cho trân châu vào luộc trong lửa vừa khoảng 5-7 phút tùy viên trân châu to hay bé.
- Khi trân châu nổi lên, các bạn chuẩn bị sẵn 1 bát nước lạnh, vớt trân châu thả ngay vào bát nước lạnh cho trân châu trong và săn lại.
- Bí quyết để trân châu trong và dẻo dai là bạn nên lặp lại bước luộc và ngâm trân châu vào nước lạnh 2 lần, đảm bảo trân châu sẽ trong veo, nhìn rõ nhân dừa bên trong.
- Trân châu làm theo cách này sẽ giòn dai, trong veo ăn rất ngon miệng. Tùy theo mục đích sử dụng mà các bạn có thể vớt ra để ráo nước và dùng trực tiếp hoặc có thể trộn thêm vài thìa đường trắng hoặc mật ong để tăng thêm hương vị.
- Các món chè ngon, sữa chua đều có thể cho trân châu vào ăn kèm rất hợp vị, vì vậy các bạn có thể làm 1 lần nhiều trân châu rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, khi cần chỉ cần mang ra luộc là có ngay để dùng.
Chúc các bạn thành công với cách làm trân châu dẻo dai này nhé!
Lạ miệng với nai cuốn ba rọi Thịt nai ít gân, mềm hơn thịt bê, vị ngọt thanh và không có mùi gây như thịt bò hay thịt dê. Thịt nai là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, hiếm khi được xuất hiện trong bữa ăn gia đình Việt. Thịt nai ít gân, mềm hơn thịt bê, vị ngọt thanh và không có mùi gây như thịt bò hay thịt...