Cách nấu canh gà lá gừng món bồi bổ cho người ốm
Đây là món ăn của người Tày ở Lào Cai khi tiếp đãi khách quý hoặc bồi bổ, giải cảm rất tốt cho người ốm khi thời tiết giao mùa.
Nguyên liệu
(5)
1 con gà mái ta (khoảng 1,3kg)
1 nhánh gừng
1 bó lá gừng non
3 – 4 củ hành khô
Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu (hoặc hạt dổi càng thơm), bột nghệ (tùy chọn)
Cách làm
1. Sơ chế
Gừng củ băm nhỏ, hành khô băm nhỏ. Lá gừng non rửa sạch, thái nhỏ.
Video đang HOT
Gà làm sạch, chà xát chanh và muối hạt khử mùi, rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Phần cổ, cánh và chân gà luộc riêng lấy nước dùng nấu canh.
2. Tẩm ướp
Phần thịt gà ướp với 2 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê hạt nêm cùng gừng băm nhỏ. Để ướp trong 15 – 20 phút cho thấm vị.
3. Chế biến
Phi thơm hành khô, cho thịt gà đã ướp vào đảo đều tay, thêm chút bột nghệ nếu muốn lên màu vàng đẹp mắt (tùy chọn). Sau đó, úp vung nồi lại, đun trên lửa vừa khoảng 2 – 3 phút cho nước tiết ra từ thịt gà giúp cho thịt săn lại. Cho phần nước luộc gà (từ cổ, cánh, chân) vào xâm xấp bề mặt, đun sôi, hớt bỏ bọt. Chú ý căn lượng nước cho vào canh vừa đủ người ăn. Nếu nhiều quá thì món canh bị loãng, giảm mất vị ngọt tự nhiên.
Sau khoảng 20 – 25 phút, nêm nếm lại gia vị mắm, muối, hạt nêm cho vừa miệng. Khi nước canh gà chuyển màu vàng óng tiết ra từ mỡ gà, quyện mùi thơm của gừng, vị ngọt tự nhiên thì cho lá gừng non vào đảo đều, rắc chút hạt tiêu (hoặc có hạt dổi càng thơm ngon) cho đậm đà. Tắt bếp, múc ra thưởng thức nóng.
Yêu cầu thành phẩm: Thịt gà bên ngoài da vẫn giòn dai, thịt bên trong mềm ngọt, trong ống xương tủy còn hơi hồng là đạt yêu cầu. Nước canh sóng sánh ánh vàng, dậy mùi thơm đặc trưng từ gừng, lá gừng non rất hấp dẫn.
Chú ý:
Nên chọn gà đồi, gà dò (loại gà mái bắt đầu nhảy ổ, gà trống mới đạp mái) thì thịt thơm ngon. Không nên dùng gà già vì thịt dai, khô.
Chỉ xào săn thịt thì cho nước dùng gà hoặc nước sôi vào. Không nên xào lâu quá sẽ bị cứng thịt).
Gừng theo Đông y có vị cay, tính ấm, có tác dụng chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, hoa mắt, giải độc, kích thích tiêu hóa… thịt gà có vị ngọt, tính ấm, giúp ôn trung khí ích, bổ tinh tủy. Canh gà lá gừng tốt cho người ốm vì vừa kích thích vị giác ăn ngon miệng hơn, vừa giúp giải cảm và bồi bổ sức khỏe.
Tùy theo đặc trưng và khẩu vị mỗi vùng miền, mà món canh gà lá gừng có những biến tấu khác nhau. Ở Nghệ An thì thêm hành tăm, nước cốt nghệ khi nấu thành món có tên gọi xáo gà cũng rất ngon.
Đặc sản Lào Cai giống khoai lang, thơm mùi nhân sâm, giá "hạt dẻ"
Nhìn bên ngoài loại củ này giống hệt củ khoai lang, bên trong có màu vàng nhạt, ăn ngọt mát như lê và thơm mùi nhân sâm đang được bán với giá siêu rẻ khiến chị em thích thú mua về ăn thử.
Vừa đặt đơn hàng 5kg khoai sâm với giá 100 nghìn đồng, chị Nguyễn Khánh Ly, trú tại Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) vội vàng mang rửa sạch rồi gọt vỏ ăn ngon lành.
"Lần đầu ăn, tôi còn thái ra từng lát, cho ra đĩa chứ giờ cứ cầm cả củ ăn luôn cho nhanh, đỡ mất thời gian. Cả nhà tôi ai cũng thích vì rẻ như khoai lang mà lại thơm mùi nhân sâm, giòn, ngọt mát như lê", chị Ly thích thú nói.
Nhìn giống củ khoai nhưng thơm mùi nhân sâm nên loại củ này được gọi là khoai sâm.
Theo chị Ly, cách đây vài năm, chị phải mua khoai sâm với giá từ 30-40 nghìn đồng/kg nhưng năm nay có nhiều người bán, giá cũng rẻ hơn, chỉ từ 20-25 nghìn đồng/kg.
Khoai sâm ngoài gọt vỏ ăn luôn như hoa quả thì còn chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn khác như chiên, xào, nấu canh, làm nộm.
"Các món chế biến từ khoai sâm thì nhà tôi thích nhất là khoai sâm bào sợi làm nộm với thịt ba chỉ lợn, nõn tôm, rau mùi tía và nước sốt. Tiếp đó là món khoai sâm xào thịt bò hay khoai sâm hầm chân giò cũng rất ngon. Một loại củ mà chế biến đủ món, vừa rẻ vừa bổ", chị Ly chia sẻ.
Khoai sâm xào thịt bò.
Bán khoai sâm tại Hà Nội nhiều năm, chị Phạm Thị Hoan, trú tại Thanh Trì (Hà Nội) cho biết, khoai sâm cho thu hoạch từ tháng 9-11 hàng năm nên vào thời điểm này chị lại nhập về bán với giá 25 nghìn đồng/kg.
"Trước tôi mới bán, ít người biết nên mỗi ngày được khoảng 20-30kg là nhiều. Giờ trung bình cửa hàng tôi bán lẻ được 2-3 tạ/ngày, bán buôn được khoảng 4-5 tạ. Sở dĩ loại củ này ngày càng nhiều người ưa chuộng vì giá thành rẻ, ăn mát ngon hơn củ đậu lại bổ nữa", chị Hoan cho hay.
Nhìn bên ngoài loại củ này giống hệt củ khoai lang.
Không chỉ phụ nữ mua khoai sâm về ăn mà cả "đấng mày râu" cũng mua về ngâm rượu uống. Thời gian thu hoạch loại củ này chỉ kéo dài 3 tháng nhưng nếu bảo quản ở nơi thoáng mát có thể để được nửa năm nên có người mua cả yến về ăn dần. Càng để lâu, củ sâm càng xuống nước và có vị ngọt hơn.
Theo chị Hoan, khoai sâm được bà con người Hà Nhì, người Mông trồng chủ yếu ở khu vực núi cao, đất tơi xốp và có khí hậu lạnh thuộc các xã Alu, Ngải Thầu, Y Tý, Trịnh Tường của huyện Bát Xát (Lào Cai).
Lớp thịt bên trong có màu trắng hoặc vàng nhạt, ăn ngọt mát như lê.
Theo tìm hiểu của PV, hiện tại, khoai sâm hay còn được gọi là sâm đất đang được bán chủ yếu tại các cửa hàng đặc sản vùng miền, trên các chợ online và xuất hiện trên các xe thồ bán hàng rong tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội.
Khoai sâm được triển khai trồng tại địa bàn huyện Bát Xát từ khoảng hơn 10 năm trước. Trước đây, khoai sâm chủ yếu được trồng để phục vụ nhu cầu tại địa phương nhưng 5-6 năm gần đây đã trở thành hàng hóa được tiêu thụ với số lượng lớn trên cả nước.
Nhiều người mua khoai sâm về ăn sống, chế biến các món ăn hoặc ngâm rượu để uống.
Toàn huyện Bát Xát hiện có hơn 100ha trồng khoai sâm với sản lượng trên 4.000 tấn/vụ. Do là loại cây trồng đặc biệt, cây khoai sâm chỉ thích hợp với một số địa phương có diện tích đất có độ cao trên 1.600 mét so với mực nước biển, mỗi năm cho thu hoạch 1 vụ. Vài năm trở lại đây, khoai sâm được một số đơn vị thu mua số lượng lớn để sấy, làm nước uống và làm mứt... trở thành loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao của địa phương.
Sâm đất vị ngọt thanh, mát, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, long đờm, giảm đau, sưng trong viêm khớp... Nếu ăn tươi sống thì sâm đất còn giúp cơ thể giải nhiệt, mát gan, hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp, còn trị được các bệnh ngoài da (ghẻ lở), giúp liền sẹo nhanh.
Cách làm ốc xào khế lá gừng thức quà mùa thu Hà Nội Ốc béo giòn quyện vị chua nhẹ từ khế, thoảng mùi thơm ngọt thanh từ lá gừng là món quà trong tiết Thu sang của ẩm thực Hà Nội. Nguyên liệu 1,5 kg ốc nhồi 2 - 3 quả khế chua 2 củ hành khô 1 nhánh nghệ tươi 1 nắm lá gừng non 1 nắm hành lá (tùy chọn) Gia vị: Mắm,...