Cách nấu canh bún cua đồng như người miền Nam
Cách nấu canh bún cua đồng theo kiểu miền Nam cầu kỳ ở khâu giã tay và chế biến nguyên liệu chính của món ăn.
Nguyên liệu nấu canh bún cua đồng chuẩn miền Nam
Canh bún có hương thơm của dầu điều (cà ri), riêu cua béo ngậy và rau muống giòn.
Xương gà: 2 bộ
Sườn non: 500 gram
Cua: 1 kg
Tôm khô: 100 gram
Thịt heo xay: 100 gram
Trứng gà: 2 trứng
Hạt điều (hạt cà ri): 1 muỗng canh
Cà chua: 200 gram
Đậu hũ: 10 miếng
Huyết heo: 500 gram
Rau muống: 1 kg
Hẹ: 100 gram
Rau thơm: 100 gram
Hành tím bằm: 1 muỗng canh
Mắm tôm: 2 muỗng canh
Me chín: 50 gram
Bột ngọt, đường, tiêu, ớt, dầu ăn
Cách nấu canh bún cua đồng theo kiểu miền Nam
Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch huyết, cắt miếng vừa ăn.
Cắt đậu hũ thành những khối vuông, chiên giòn.
Nhặt rau muống, ngâm với nước muối pha loãng, để ráo. Bắc nồi nước lên bếp, cho chút muối, dầu ăn để luộc rau muống. Khi rau chín, đổ ra rổ, xóc nhẹ cho ráo nước rồi ngâm trong nước đá lạnh.
Nhặt sạch rau thơm, rửa sạch, để ráo.
Cho me chín vào chén, đổ khoảng 100 ml nước sôi, dầm lấy nước cốt.
Nhặt sạch hẹ, rửa sạch, cắt nhỏ.
Rửa sạch cà chua, bổ múi cau.
Làm riêu cua
Rửa sạch cua, xé mai, lấy gạch trong mai cua để riêng. Cho cua cùng chút muối, bột ngọt vào cối giã nhuyễn. Bạn có thể cho cua vào máy sinh tố, xay nát.
Bỏ cua ra một tô lớn, lấy nuớc lọc trộn vào cua đã xay, dùng đũa khuấy đều. Kê rây lên một cái nồi, từ từ đổ cua qua rây để lọc nước vào nồi. Trong lúc lọc, dùng đũa khuấy nhẹ thịt cua trong rây, cho nước chảy xuống. Tiếp tục lọc đến khi hết nước.
Đổ bã cua từ rây vào lại tô, cho thêm một chén nước lạnh vào, dùng đũa khấy nhẹ cho thịt cua còn lại rã ra. Tiếp tục lọc cua qua rây vào nồi.
Đặt nồi lên bếp, bật lửa nhỏ. Vừa đun vừa khuấy đều tay. Khi sờ thấy nồi nóng thì không khuấy nữa (để tránh gạch cua bị nát, không đông thành từng mảng). Tiếp tục đun đến khi nước sôi và thịt cua nổi lên. Tắt bếp, vớt thịt cua ra tô sạch. Bạn có nước nấu cua (1).
Video đang HOT
Lần lượt cho thịt xay, tôm khô giã nhuyễn, trứng vào tô thịt cua. Thêm ít hành tím bằm, tiêu, bột ngọt. Trộn đều các nguyên liệu trên. Lấy một nồi khác, hấp cách thủy hỗn hợp để thành riêu cua. Lưu ý, sau khi hấp chín riêu (khoảng 15-20 phút), bạn mở nồi, rưới gạch cua lên rồi hấp thêm 2 phút để tạo màu.
Nấu nước dùng
Rửa sạch xương gà và sườn heo, chặt miếng vừa ăn. Trụng qua nước sôi, để ráo.
Đun sôi 3 lít nước. Khi nước sôi, cho xương gà vào, hầm xương gà với lửa lớn khoảng 30 phút. Tắt bếp, lọc nước hầm qua rây, bỏ bã. Bạn có nước hầm (2). Cho nước hầm (2) vào nồi, đun sôi.
Phi thơm tỏi trong chảo, cho sườn heo vào, xào chín. Trút sườn heo đã xào chín vào nước hầm (2) đang sôi. Khi nước sôi lần nữa, bạn vặn lửa nhỏ, để trên bếp khoảng 30 phút cho sườn mềm. Bạn có nước hầm (3).
Hòa mắm tôm với 30 ml nước lạnh, lọc lấy nước, bỏ bã.
Khi sườn mềm, bạn cho mắm tôm đã lọc và nước nấu cua (1) vào nồi nước hầm (3). Khi nước hầm (3) sôi lần nữa, bạn lần lượt cho đậu hũ, huyết heo, cà chua vào nồi.
Làm nóng một muỗng canh dầu ăn, cho hạt điều (hạt cà ri) vào. Khi hạt điều ra màu, lọc dầu hạt điều qua rây vào nồi nước hầm (3). Rây giúp giữ hạt điều lại. Nêm nếm vừa ăn. Bạn đã có nước lèo (nước dùng) của canh bún.
Trình bày món
Trụng nóng bún với nước sôi, cho vào tô. Dùng muỗng múc một miếng gạch cua vào. Dùng vá (môi) lần lượt múc huyết, đậu hũ, cà chua, sườn non vào tô. Cho rau muống luộc và hẹ lên trên.
Món này ăn nóng. Khi ăn, bạn đừng quên nêm thêm nước cốt me và mắm tôm.
An Huỳnh
Hướng dẫn nấu 7 món từ thịt và xương gà, ngon dễ làm
Bạn có thể tham khảo những công thức nấu các món ăn siêu ngon từ nguyên liệu xương gà, khiến cho món ăn này ngon từ nước ngọt từ xương
Nước dùng được ninh từ xương gà không chỉ có vị ngọt thanh, mùi thơm dễ chịu mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn dưỡng chất dễ hấp thụ, rất tốt cho hệ tiêu hóa và xương khớp. Đó là lý do chúng có mặt trong rất nhiều món ăn từ mâm cơm đến bàn tiệc. Bạn có thể tham khảo những công thức nấu các món ăn siêu ngon từ nguyên liệu phổ biến này qua bài sau.
1/ Xương gà hầm rau củ
Xương gà kết hợp với rau củ tạo nên vị ngọt đậm đà, vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe. Về rau củ có thể đa dạng, một số loại thường dùng là cà rốt, khoai tây, bí đao...Hoặc chị em có thể tham khảo công thức sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- 1 phần xương gà Phan Rang
- 2 củ khoai tây
- 2 củ cà rốt
- 1 ít cần tây
- 1 củ cải trắng
- Gia vị đi kèm
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch gà, để ráo. Rau củ quả sơ chế sạch, cắt thành từng khúc vừa ăn.
Bước 2: Cho xương gà vào nồi, đổ ngập ngập nước, ninh nhỏ lửa trong 30 phút. Sau đó vớt phần xương ra, lóc lấy phần thịt gà. Đun sôi lại nước dùng rồi cho các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm vừa ăn là được. Cho canh ra bát, thêm phần thịt gà lên trên, rắc thêm ít hành ngò và tiêu là hoàn thành.
2/ Canh xương gà bí xanh
Xương gà nấu với bí xanh (bí đao) là combo số 1 mà bất kỳ bà nội trợ nào cũng đã từng thực hiện hoặc nghe đến. Cùng tham khảo công thức nấu món canh thơm ngon, bổ dưỡng này.
Nguyên liệu cần có gồm:
- 1 phần xương gà Phan Rang
- quả bí đao (300g)
- Gừng
- Hành lá, ngò
- Gia vị
Cách làm:
Bước 1: Xương gà rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn. Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc vừa ăn. Gừng rửa sạch, thái sợi hoặc đập giập. Hành lá và ngò rửa sạch, thái nhỏ (giữ lại phần gốc ngò).
Bước 2: Cho xương gà vào nồi, thêm ít nước mắm, gừng nấu đến khi xương chín ở mặt ngoài và thơm lừng. Sau đó cho nước vào ninh, thả thêm ít phần gốc ngò đã rửa sạch. Ninh đến khi xương mềm thì cho bí xanh vào nấu cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm ít tiêu và hành ngò cho thơm là hoàn thành.
3/ Cháo gạo lứt xương gà
Nếu bạn đang theo đuổi một chế độ ăn kiêng lành mạnh thì tuyệt đối đừng bỏ qua món ăn hấp dẫn này.
Nguyên liệu cần có gồm:
- 200g gạo lứt
- 1 phần xương gà Phan Rang
- Hành lá, ngò, muối, tiêu, gừng...
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch xương gà. Gạo lứt vò sạch. Hành lá, ngò rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch đập dập.
Bước 2: Cho xương gà vào nồi cùng 1,5 lít nước, gừng, ít muối nấu sôi tầm 30 phút thì vớt xương ra, sau đó cho gạo lứt vào, ninh mềm. Để gạo lứt mềm hơn bạn có thể ủ qua đêm bằng nồi giữ nhiệt. Sáng hôm sau nấu sôi cho gà vào, nêm nếm gia vị là hoàn thành.
4/ Nui nấu xương gà
Nui nấu xương gà là món mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều thích, nước ninh gà giàu dinh dưỡng, nui nhai sần sật ngon miệng. Chắc chắn món ăn này sẽ chinh phục được cả gia đình bạn.
Nguyên liệu cần có gồm:
- 1 phần xương gà Phan Rang
- 2 củ cải trắng
- 300g cải ngọt
- 300g nui
- Gia vị
Cách làm:
Bước 1: Xương gà rửa sạch, chặt khúc vừa ăn. Nui ngâm trong nước 3 tiếng cho mềm. Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Rau cải ngọt rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Bước 2: Ninh xương gà trong 1.5 lít nước trong 15 phút, tiếp đó cho củ cải vào ninh tiếp để nước dùng thêm ngọt. Khi gà mềm bạn có thể tách xương lấy phần thịt (nếu gia đình có em nhỏ). Sau đó đun sôi cho nui vào nấu cùng, nui mềm thì bạn cho rau vào, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
5/ Phở xương gà
Khởi đầu ngày mới tràn năng lượng bằng phở cùng nước dùng ninh từ xương gà ngọt dịu là ý tưởng tuyệt vời.
Nguyên liệu cần có gồm:
- 1 phần xương gà Phan Rang
- 1 phần đùi gà, thịt gà (tùy thích)
- 1 phần bánh phở
- Hành tím, hành tây, gừng nướng
- Gia vị
- Giá, hành lá, hành tây, chanh, ớt...
Cách làm:
Bước 1: Xương gà (thịt gà nếu có) chị em rửa sạch, cho vào nồi ninh cùng hành tím, hành tây, gừng đã nướng, một ít muối trong 30 phút. Khi gà mềm, bạn lấy phần gà ra, tách thịt, bỏ xương. Nêm nếm gia vị cho phần nước dùng đậm đà là được.
Bước 2: Hành lá thái nhỏ, hành tây thái sợi, giá rửa sạch, chanh cắt miếng, ớt thái nhỏ, lá chanh thái sợi...
Bước 3: Chần bánh phở mềm cho a bát, sau đó cho nước dùng vào, thêm phần thịt lên trên và ít hành ngò, hành tây, tiêu, ớt, lá chanh là đã có thể thưởng thức.
6/ Xương gà nấu măng
Gà nấu măng là món ăn "huyền thoại", bạn có thể kết hợp phần xương gà để tăng thêm phần hấp dẫn, độ ngọt cho món ăn.
Nguyên liệu cần có gồm:
- 1 phần xương gà Phan Rang
- 1 phần măng tươi luộc
- Hành lá, gia vị
Cách làm:
Bước 1: Xương gà rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn. Măng luộc bạn rửa sạch, có thể luộc lại nếu không an tâm, sau đó cắt miếng nhỏ vừa ăn. Hành lá sơ chế, rửa sạch và thái nhỏ
Bước 2: Phần đầu hành đập dập phi với dầu cho thơ, sau đs cho xương gà vào đảo đều với ít nước mắm. Khi gà săn lại thì cho nước dùng vào, ninh đến khi gà vừa chín tới thì cho măng vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn, cuối cùng thêm ít hành lá và tiêu là hoàn thành.
7/ Xương gà nấu súp
Nước dùng ninh từ xương gà được sử dụng để nấu súp vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể sử dụng thêm phần thịt gà để món ăn thêm hấp dẫn.
Nguyên liệu gồm có:
- 1 phần xương gà Phan Rang
- 2 quả trứng gà
- 5 tai nấm hương
- 2 thìa bột năng
- 1 trái bắp tươi
- Hành lá, ngò, 2 củ hành tím, gia vị...
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Xương gà rửa sạch
- Nấm rửa sạch, bỏ chân, ngâm trong nước nóng 20 phút
- Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhỏ
- Bắp tách lấy hạt
- Trứng tách riêng lòng đỏ và lòng trắng
- Bột năng hòa tan với một ít nước sôi để nguội
Cách làm:
Bước 1: Ninh xương gà cùng phần lõi bắp. Đến khi xương mềm rục, bạn tách lấy thịt, bỏ xương. Bắp luộc chín, sau đó cho vào nồi nước gà. Phần thịt gà xào với nấm hương, nêm thêm hạt nêm, ít muối. Sau đó cho vào phần nước gà đun sôi lần 2, thêm bột năng và trứng vào. Nêm nếm gia vị, thêm hành ngò, tiêu là có thể dùng.
Xương gà rất giàu giá trị dinh dưỡng giúp cho phần nước dùng ngọt thanh tự nhiên, để món ăn thêm hấp dẫn. Tuy nhiên khi lựa chọn xương gà, bạn cũng cần lưu ý.
Nên chọn xương có nguồn gốc rõ ràng, gà được nuôi theo phương thức thả vườn thì dinh dưỡng sẽ cao hơn, tránh gà sử dụng kháng sinh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Hy vọng với những gợi ý trên đã giúp các chị em có thêm nhiều ý tưởng cho mâm cơm của gia đình mình từ nguyên liệu quen thuộc như xương gà.
Người đàn ông khó thở, tím tái sau khi ăn thịt gà Sau khi nội soi hạ họng - thanh quản, các bác sĩ phát hiện mảnh xương gà sắc nhọn mắc kẹt tại tầng thanh môn của bệnh nhân. Các bác sĩ khoa liên chuyên khoa Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Phọ, vừa nội soi gắp dị vật thành công cho một nam bệnh...