Cách nấu bún dọc mùng chân giò kiểu mới cực kì ngon mà không hề ngán
Bạn có thường hay đau đầu khi nghĩ sáng nay phải nấu gì cho gia đình ăn sáng hay bữa cơm hôm nay phải gồm những món gì không?
Một câu hỏi thường nhật là: “Hôm nay ăn gì?” chắc chắn sẽ khiến bạn phải đắn đo nhiều. Đừng lo vì đã có chúng tôi mách bạn cách nấu bún dọc mùng vừa thơm ngon bổ dưỡng cho một ngày làm việc hiệu quả!Nguyên liệu nấu bún dọc mùng
Món bún dọc mùng chân giò không thể thiếu các nguyên liệu sau:
Bún tươi: 500 gramChân giò: 1 kgDọc mùng: 4 – 5 dọcCà chua: 3 quảHành khô: 2 củBột nghệ: 2 thìa cà phêHành hoa, rau thì là: Mỗi loại 2 mớ
Gia vị: Dầu ăn, tương ớt, mì chính, bột canh,…Rau ăn kèm: Rau xà lách, rau húng…
Nguyên liệu nấu bún dọc mùng chân giò
Cách nấu bún dọc mùng chân giò
Trong cách nấu bún dọc mùng móng giò thì điều đầu tiên bạn phải chuẩn bị được các nguyên liệu ngon, tươi sau đó sơ chế và chế biến bún. Chỉ với các bước sau đây bạn sẽ có một bát bún dọc mùng ngon như ý.
Bước 1: Chọn và sơ chế nguyên liệu
Muốn có món ăn ngon thì việc lựa chọn chân giò quan trọng bởi chân trước và phần chân sau của lợn có sự khác nhau về mùi vị và phần thịt chân giò. Đối với chân trước thì thịt mềm hơn, ngọt hơn. Ở phần chân sau thì thịt nhiều mỡ và da dày hơn, có nhiều gân hơn. Do đó khi nấu bún dọc mùng chân giò thì bạn nên chọn chân giò trước để hầm.
Video đang HOT
Chân giò mua về bạn cạo sạch, rửa sạch rồi chặt thành từng miếng vừa ăn. Tiếp đến bạn cho vào một nồi nước sôi sau đó trần qua để khi hầm nước xương trong và không có bọt. Bạn tiến hành sơ chế dọc mùng, tước hết vỏ của dọc mùng, khi làm dọc mùng bạn nhớ đeo găng tay nilon hoặc găng tay cao su để tránh bị nhựa dọc mùng làm ngứa nhé.
Sơ chế dọc mùng nấu bún
Cắt dọc mùng vát thành từng miếng mỏng vừa, sau đó cho vào nước muối loãng để ngâm cho hết nhựa. Bạn cho thêm muối hạt để bóp dọc mùng lại, sau đó rửa sạch với nước. Với cách sơ chế này thì bạn khi ăn sẽ không sợ bị ngứa nữa. Cà chua rửa sạch rồi sau đó bổ múi cau để nấu. Hành lá và thì là rửa sạch sau đó thái thành từng đoạn vừa ăn.
Bước 2: Chế biến bún dọc mùng chân giò
Chân giò sau khi sơ chế xong bạn cho vào hầm, để tiết kiệm thời gian bạn có thể dùng nồi áp suất hầm cho nhanh. Nêm gia vị cho vừa ăn để làm nước dùng.
Tiếp đến bạn phi hành khô và phi thơm, sau đó thêm dọc mùng vào để xào cùng, chú ý xào sơ qua cho dọc mùng ngấm gia vị thôi. Cho thêm bột nghệ để có màu đẹp mắt hơn. Cho dọc mùng ra sau đó phi hành khô rồi xào cà chua cho chín tới.
Chân giò hầm để nấu bún
Sau khi hầm xong chân giò bạn vớt bớt chân giò ra rồi cho cà chua vào nồi ninh khoảng 3 phút nữa rồi nêm nếm cho vừa ăn. Thả dọc mùng vào nồi và đun chín khoảng 1 phút vì dọc mùng rất nhanh chín.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức
Sau khi đã chế biến xong món bún chân giò dọc mùng thì bạn trần qua bún sau đó cho ra bát, thêm hành, thì là sau đó cho móng giò lên. Chan nước dùng và thưởng thức bát bún chân giò thơm ngon hấp dẫn mà lại vô cùng bổ dưỡng.
Với cách nấu bún móng giò dọc mùng ngon này thì bạn có thể “đổi gió” cho cả gia đình vào bữa sáng hoặc nếu bạn không muốn ăn cơm thì có thể nấu ngay bún dọc mùng chân giò để thưởng thức.
Bát bún dọc mùng nóng hổi thơm ngon
Ngoài cách làm bún dọc mùng chân giò thì bạn có thể tham khảo cách nấu bún ốc dọc mùng cũng rất hấp dẫn. Bên cạnh đó còn có cách nấu bún riêu giò heo, cách nấu bún cá rô phi… Mỗi loại bún lại có một vị ngon riêng, do đó bạn có thể chế biến các món bún theo sở thích và thay đổi món ăn trong thực đơn nhà mình nhé!
Lưu ý khi nấu bún dọc mùng
Bạn nên lưu ý một số điểm sau trong cách chế biến bún dọc mùng:
Khi cho dọc mùng vào bún thì nên dùng luôn để dọc không bị nhũn, khi nhũn sẽ không ngon nữa.Nếu chân giò to bạn có thể lọc bớt thịt ra rồi luộc sau đó ăn kèm với bún cũng rất hấp dẫn. Phải sơ chế kĩ dọc mùng để khi ăn không bị ngứa. Nếu không có nồi áp suất để ninh nhừ xương thì bạn có thể thả vào nồi một miếng đu đủ xanh để xương nhanh chín và nhừ hơn.Bạn có thể thưởng thức bún dọc mùng kèm các loại rau thơm và chanh, giấm tỏi ớt…Tùy khẩu vị và sở thích mà bạn có thể biến tấu món ăn bằng cách chế biến bún mọc dọc mùng, thêm mọc hoặc xương sườn vào bát bún. Ngoài ra bạn có thể cho thêm giá đỗ, nấm hương vào bún để tạo vị ngọt thanh và thơm tự nhiên.
Với những chia sẻ của chúng tôi về cách nấu bún dọc mùng ngon này hi vọng bạn và gia đình đã có những bữa sáng tuyệt vời, đầy đủ dinh dưỡng cho một ngày làm việc và học tập hiệu quả. Bạn đừng quên chia sẻ với chúng tôi hình ảnh bún dọc mùng mà chính tay bạn thực hiện nhé. Chúc bạn thành công và ngon miệng với món bún dọc mùng chân giò hấp dẫn ăn là nghiền!
Theo Giadinh
Bún sườn chua Hà Nội
Bún sườn chua là món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng khi tới Hà Nội, bạn sẽ cảm nhận vị chua dịu thanh mát riêng có nơi đây.
Bạn có biết tại sao không? Bởi người Hà Nội thường nấu món bún sườn chua với quả sấu. Đây là một thứ quả tạo nên "phong vị" của món ăn này.
Nguyên liệu để nấu món bún sườn chua không quá cầu kỳ. Người nội trợ khéo thường chọn miếng sườn non còn tươi, giò sống dẻo quyện, mộc nhĩ, thêm vài quả sấu, cà chua, dọc mùng, hành, mùi tàu.
Sườn mua về được rửa sạch, chặt khúc vừa ăn rồi chần qua nước sôi. Sau đó rửa lại với nước lạnh, vớt ra ướp muối gia vị, hành khô đập dập, vẩy một xíu nước mắm ngon trong khoảng 20 phút. Để sườn nhanh mềm, người trội trợ thường ướp thêm chút dấm. Sau đó, phi thơm hành khô, đổ sườn vào xào săn rồi cho nước vào hầm cho mềm. Theo kinh nghiệm, sườn không nên hầm bằng nồi áp suất sẽ mất ngon. Ta nên đun sôi bùng lên rồi hạ lửa liu riu để miếng sườn chín mềm mà không nát.
Để làm nên vị chua chuẩn vị Hà Nội, người nội trợ thường nấu với quả sấu. Đây là loại quả thường xuất hiện vào mùa hè. Thế nhưng, với người nội trợ trợ khéo của Hà thành thì mùa nào cũng có sấu để nấu canh chua. Khi chính vụ, các bà các mẹ thường mua về, rửa sạch, cất vào ngăn đá tủ lạnh để dành ăn cho đến tận mùa sau. Quả sấu được gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào nồi nước hầm sườn.
Trong khi hầm sườn mềm, ta chuẩn bị các thức nguyên liệu khác cho món này. Dọc mùng tước vỏ, cắt van vát từng miếng vừa ăn rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Tiếp đó, vắt dọc mùng sao cho kiệt nước rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh. Đun nước sôi, chần sơ qua dọc mùng rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
Các bà các mẹ thường dùng thêm cà chua để màu nước món bún sườn chua thêm đẹp. Cà chua được rửa sạch, thái múi cau. Dầu ăn được đun nóng, phi thơm hành khô đã cắt nhỏ rồi trút cà chua vào xào cùng hạt nêm. Khi cà chua bắt đầu tiết ra màu đỏ đẹp, ta trút vào nồi nước hầm sườn. Lúc này, ta có thể dầm sấu ra và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
Các bà các mẹ thường làm thêm món mọc để cho vào bát bún sườn nấu chua. Mộc nhĩ ngâm với nước ấm cho mềm và nở tung. Sau đó rửa sạch, thái thật nhỏ, trộn cùng giò sống. Nêm thêm chút hạt tiêu và bột nêm rồi vê thành từng viên nhỏ vừa ăn thả vào nồi nước hầm sườn. Khi những viên mọc đã chín, ta cho dọc mùng vào nồi nước dùng rồi đun sôi bùng lên một chút, nêm nếm lại gia vị lần nữa là được.
Khi cả nhà đã ngồi vào bàn, người nội trợ chia bún vào bát, bày sườn, vài viên mọc, một gắp dọc mùng, bày hành hoa, rau thơm mùi tàu thái nhỏ lên trên rồi chan một muôi nước dùng nóng hổi kèm miếng cà chua bổ múi cau. Lúc này, bát bún sườn chua trông thật hấp dẫn. Những sợi bún trắng nõn sánh cùng miếng sườn non óng ả, miếng cả chua bổ múi cau rực rỡ trên nền xanh mát của dọc mùng. Hương thơm của hành hoa, rau thơm, mùi tàu tỏa ra đánh thức vị giác.
Nếm nhẹ một thìa nước dùng, ta từ từ cảm nhận vị chua dịu riêng có của trái sấu, cắn miếng sườn mềm mà không nát, đôi khi có miếng sụn sần sật khiến người ăn thật thích thú. Thêm nữa, ta nên nếm thử viên mọc chín mềm, thơm mùi hạt tiêu, hành khô đưa kèm dọc mùng chín tới sao mà hợp vị đến thế.
Có lẽ, bởi món bún sườn chua Hà Nội có phong vị riêng có nên dẫu xa bao lâu ta vẫn nhớ về.
Theo Phapluatxahoi
Quán bún cá Sâm cây si hơn 20 năm 'ghi điểm' vì có món không... đụng hàng Thực khách sành ăn thì chắc hẳn không thể bỏ qua ngõ Trung Yên, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, bởi từ lâu con ngõ nhỏ xíu, ngoằn nghèo đã nổi tiếng với nhiều món ăn ngon như bún cá Sâm cây si. Tô bún cá đầy đặn, cá được lóc xương, chiên vàng giòn, thêm dọc mùng, cần tây, cà chua, thì là,...