Cách nấu bánh đa cua Hải Phòng vừa ngon vừa đậm đà chuẩn vị
Cách nấu bánh đa cua Hải Phòng vừa ngon vừa đậm đà chuẩn vị: mặn, ngọt, chua, cay, bùi, thanh… hòa lẫn tạo ấn tượng sâu đậm ngay sau khi thưởng thức.
Đến Hải Phòng, bạn sẽ bắt gặp bánh đa cua ở khắp các phố phường, từ nhà hàng sang trọng cho đến những con ngõ bình dân suốt từ đông sang hè. Với người dân Hải Phòng, trong bát bánh đa cua có hương sắc của trời, vị mặn mòi, chân chất của vùng đồng biển. Món ăn này được xem là một trong những món ăn Việt Nam ngon, được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích.
Nguyên liệu nấu bánh đa cua Hải Phòng
500g cua đồng
20g gạch cua
500g sườn non
200g thịt nạc vai băm
300g chả cá chiên
300g mỡ gáy
20g hành tím băm, 5g hành tím cắt lát, 5g hành tím để nguyên củ nướng50g nấm mèo băm1 ít lá lốt
5g tôm khô
15g mắm tôm
15g nước cốt me
Video đang HOT
2 trái cà chua
Bánh đa cua
Gia vị bao gồm: hạt nêm, đường, tiêu, nước mắm, dầu ăn, bột canh, bột ngọtRau ăn kèm: xà lách, cần nước, tía tô, rau muống, ngò rí, rau nhút. Với cần nước, rau muống, rau nhút, bạn nên luộc sơ qua.
Cách nấu bánh đa cua Hải Phòng
Bước 1: Sơ chế cua đồng
Cho cua vào nồi, đậy vung rồi xóc cho sạch. Tách bỏ phần yếm và mai cua chỉ lấy phần thân, lấy phần gạch cua ở mai ra để riêng. Cho thân cua vào máy xay nhuyễn (nếu không có máy xay bạn có thể lấy cối giã nát).
Thịt cua sau khi đã xay pha với nước (tỷ lệ 1:2), khuấy đều, dùng rây hoặc túi vải thưa lược để tránh phần xác cua rớt xuống.
Bước 2: Nấu nước dùng cua
Sau khi đã lọc nước cua xay, bạn đổ vào nồi nêm thêm 5g hạt nêm, khuấy theo chiều kim đồng hồ và đun sôi cho đến khi riêu cua nổi lên mặt nồi thì dùng vợt vớt ra. Bạn để riêng phần riêu và phần nước dùng cua.
Bước 3: Nấu nước dùng xương
Bạn chần sơ sườn heo qua nước sôi có pha 1 ít muối trong 3 phút để loại bỏ các chất bẩn. Sau đó mang đi rửa sạch, để ráo nước. Có thể thả thêm vài củ hành khô (nướng xém vàng, bóc vỏ) cho thơm.
Bắc một nồi nước lạnh lên bếp (khoảng 3 lít), cho sườn vào cùng với hành tím nướng để nước dùng thơm hơn. Hầm cho đến khi sườn chín mềm, vớt sườn để riêng ra và giữ lại nước dùng. Lưu ý trong quá trình nấu, bạn nhớ thường xuyên vớt bọt.
Bước 4: Làm tóp mỡ
Mỡ cắt hạt lựu, đem chần sơ qua nước sôi và 1 ít muối cho sạch. Sau đó đem rửa sạch và đem thắng cho vàng, giòn.
Bước 5: Cách làm chả lá lốt
Cho thịt nạc xay vào tô nêm vào 20g hành tím băm, nấm mèo, 5g đường, 5g tiêu, 5g nước mắm, 5g hạt nêm trộn đều lên để nguyên liệu và gia vị thấm vào nhau.
Cho thịt vào giữa lá lốt và cuốn chặt lại. Bắc chảo lên bếp, cho vào 5g dầu ăn, thả cuốn lá lốt vào chiên cho đến khi chín đều.
Bước 6: Nấu nước dùng bánh đa cua
Bắc chảo lên bếp, cho vào 5g dầu ăn, phi thơm 5g hành tím cắt lát rồi cho gạch cua, cà chua cắt múi cau vào, nêm thêm 5g bột nêm, xào thơm.
cách nấu bánh đa cua – daotaobeptruong
Bắc nồi lên bếp, cho nước dùng cua, nước dùng sườn đã nấu vào nồi. Để nước dùng bánh đa cua thêm đậm đà, bạn nêm vào nồi 20g đường cát, 25g bột canh, 15g bột ngọt, 5g tôm khô, 15g mắm tôm, 15g nước cốt me cùng với cà chua xào vào đun sôi lên.
Bánh đa cua ngâm nước lạnh 3 – 5 phút rồi rửa sạch, để ráo nước khi nào ăn chần qua nước sôi 20 giây rồi cho vào tô. Cho sườn, riêu cua, chả cá chiên cắt lát mỏng, tóp mỡ vào tô, chan nước dùng lên trên và ăn kèm với các loại rau.
Điều gì là quan trọng nhất để tạo nên vị ngon ngây ngất cho bát bánh đa cua Hải Phòng?
Bánh đa cua, một món ăn dân dã nhưng rất nổi tiếng và đậm đà hương vị quê hương của người dân đất cảng Hải Phòng. Nhờ có cách bày biện hấp dẫn, bắt mắt, mang một hương vị đặc biệt mà món ăn này đã lan tỏa và phổ biến khắp Việt Nam.
Bánh đa cua - Món ăn dân dã của đất cảng Hải Phòng. (Ảnh nguồn Internet)
Một bát bánh đa cua ngon, hấp dẫn phải hội tụ đủ 5 màu: màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô. Màu sắc bắt mắt kết hợp với hương vị thơm ngon, béo ngậy là hương vị nhớ về của những người đi xa.
Nước dùng được chế biến từ cua nên có vị ngọt thanh tự nhiên, đậm đà. (Ảnh nguồn Internet)
Để làm nên món ăn này người dân Hải Phòng thường lựa chọn những con cua béo ngậy, phần yếm cua đầy đặn, rửa thật sạch rồi đem bóc bỏ mai và yếm.
Phần gạch cua nằm trong vỏ được lấy riêng ra, phi hành thật thơm rồi cho vào đảo nhẹ tay đến khi vàng đều, thơm ngậy là được. Riêng phần thân và chân cua thì cho chút muối vào xóc đều cho ra hết nước đen, tanh rồi mới đem vào giã.
Để có được bát bánh đa cua ngon đúng điệu người ta thường giã cua theo phương thức truyền thống bằng chày gỗ và cối đá.
Cua giã xong đem lọc kỹ lấy nước rồi đun sôi nhỏ lửa đến khi phần thịt cua nổi lên thành tảng thì ngừng. Sau đó cho phần gạch cua đã xào vào để tạo màu sắc và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Có người còn cầu kỳ ninh cả xương ống lợn lấy nước pha thêm vào để tăng độ ngọt cho nồi nước dùng.
Linh hồn của món bánh đa cua là loại bánh đa đỏ tươi có sợi bánh mềm, dẻo, dai và thơm mùi bột gạo ngon. (Ảnh nguồn Internet)
Sức hấp dẫn của món bánh đa cua Hải Phòng không chỉ ở màu sắc mà còn sự thanh mát, đậm đà hương vị biển cả. (Ảnh nguồn Internet)
Những sợi bánh đa có màu nâu đỏ "một nắng, một sương" đem chần kỹ qua nước sôi, xếp vào bát, bên trên bày thêm mấy con tôm nõn, vài miếng chả cá thu, mấy cọng rau muống chần xanh mướt. Có người còn cho thêm cả giò tai, thịt lợn, trứng... tùy theo khẩu vị. Sau đó chan nước dùng còn nóng hôi hổi vào.
Bát bánh đa cua Hải Phòng có nhiều màu sắc bắt mắt, hương vị thanh mát, không mỡ màng béo ngấy lại đậm đà hương vị của biển cả, đúng là món ngon nổi tiếng nhớ mãi không quên.
Về Hải Phòng "húp" bát bánh đa cua Vị ngọt mềm từ nước dùng, chất dẻo, giòn của sợi bánh đã tạo nên một món ăn nức tiếng đất Cảng - bánh đa cua - để rồi mỗi người con của quê hương khi đi xa đều thổn thức nhớ về. Tinh túy từ biển cả Không ít người thắc mắc, Hải Phòng là thành phố biển, tại sao nơi đây...