Cách nào xác định lao động tự do để hỗ trợ?
Theo các chuyên gia, việc đưa đối tượng lao động tự do vào nhóm đối tượng được hỗ trợ từ gói an sinh xã hội là cần thiết. Việc xác định nhóm này cần dựa vào xác minh của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội nơi người lao động sinh sống. Tuy nhiên, để thực thiện Nghị quyết cần nêu cụ thể lao động tự do ở ngành nghề, lĩnh vực nào sẽ được hỗ trợ.
Tại dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID – 19, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, có 6 nhóm đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ từ gói an sinh xã hội.
Cụ thể, các đối tượng gồm: Người có công với cách mạng; hộ nghèo, hộ cận nghèo có trong danh sách đến ngày 31/12/2019; người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương tại các doanh nghiệp; người sử dụng lao động bị tác động lớn có nhu cầu vay vốn trả lương cho lao động; hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm; lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động không có giao kết hợp đồng lao động, mất việc làm.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để thực hiện các chính sách hỗ trợ này, sẽ cần có một ngân khoản khoảng trên 52.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 2,2 tỷ USD). Trong đó, ngân sách nhà nước dự kiến chi khoảng 35.880 tỷ đồng, vay Ngân hàng Chính sách là 16.200 tỷ đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết,để thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các lao động sẽ cần có một ngân khoản khoảng trên 52.000 tỷ đồng
Đáng chú ý, việc hỗ trợ nhóm đối tượng “lao động không có giao kết hợp đồng lao động, mất việc làm” với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng trong vòng 3 tháng (4,5,6) đang được nhiều ý kiến tranh luận.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, nếu bổ sung những đối tượng này vào sẽ gặp khó khăn khi tổ chức thực hiện. Theo ông Dũng, những đối tượng nhóm này có thể được hiểu là những lao động làm nghề như xe ôm, bán hàng rong, xổ số… tại các thành phố lớn. Đối tượng quá rộng có thể khiến chính sách dễ bị lợi dụng và phá vỡ.
Ông Dũng cũng cho biết, nếu theo phương án này dự kiến tổng kinh phí sẽ tăng thêm là 36,6 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương tăng 25 nghìn tỷ đồng, địa phương tăng 11,6 nghìn tỷ đồng. Điều này sẽ buộc các đơn vị điều chỉnh tăng thu.
Xác minh cụ thể lao động tự do ở lĩnh vực nào?
Trao đổi với Tiền Phong, nhiều chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn đối tượng lao động tự do (không có hợp đồng lao động) bị mất việc làm vào các nhóm đối tượng được nhận hỗ trợ là hoàn toàn hợp lý. Bởi đây mới chính là những lao động bị tổn thương nặng nhất do dịch COVID – 19 gây ra.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông cho rằng, để xác định đối tượng này, có thể tính toán bằng phương pháp loại trừ, kết hợp với xác minh ở địa phương.
Cụ thể, sử dụng dữ liệu từ ngành Thuế và từ Bảo hiểm xã hội để loại trừ nhóm đối tượng các hộ gia đình có chủ hộ là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể (có nộp thuế môn bài hàng năm cho hộ kinh doanh) và nhóm lao động chính thức (đã được đóng bảo hiểm xã hội).
Sau khi loại trừ 2 nhóm ở trên, cơ quan chức năng sẽ xác định được nhóm phi chính thức và các hộ làm nông nghiệp. Để hỗ trợ tính chính xác hơn, khi giao về cho địa phương thực hiện, các phòng LĐ-TB&XH, thôn/ xóm/ tổ dân phố có thể lập danh sách và xác minh.
Việc hỗ trợ cho lao động tự do sẽ được chính quyền địa phương xác minh nhưng cần nêu rõ cụ thể hơn
Về nguồn kinh phí hỗ trợ, theo ông Đồng, Chính phủ có thể tạo nguồn tiền cho Quỹ hỗ trợ lao động phi chính thức bằng cách cắt 10% chi thường xuyên từ ngân sách (tiết kiệm từ các lễ hội, hoa hoè, sửa sang trụ sở, các chuyến thăm, công tác, học hỏi chưa cần thiết) … để chuyển vào quỹ này.
“Trong bối cảnh toàn xã hội, từ người dân đến doanh nghiệp đều gặp khó khăn, việc thắt lưng buộc bụng từ khu vực nhà nước để hỗ trợ là điều cần thiết. Nếu Chính phủ thực hiện được điều này sẽ rất được người dân hoan nghênh”, ông Đồng chia sẻ.
Lê Đình Quảng, Phó Ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cũng cho rằng, điều quan tâm nhất trong việc tổ chức thực hiện gói hỗ trợ là đối tượng NLĐ không có hợp đồng lao động, lao động tự do.
Theo ông Quảng, số lao động này bị mất việc thường xuyên, chịu tác động nhanh và rõ rệt nhất của đại dịch. Ngoài ra, hầu hết lao động tự do khi mất việc đã trở về địa phương nên chính quyền cần xác định, thống kê nhanh chóng để hỗ trợ, tránh trường hợp người cần được hưởng thì tiền không đến được tay.
Với nhóm đối tượng này, ông Quảng đề xuất chính quyền địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng có thể phối hợp để có hướng xử lý. “Trong các cuộc điều tra về lao động phi chính thức, cơ quan chức năng đã có số liệu lao động này. Do vậy, có thể áp dụng từ những dữ liệu và cách làm trước đó để cập nhật danh sách”, ông Quảng chia sẻ.
Với nhóm lao động tự do (như bán hàng rong, sổ xố…), theo ông Quảng, cần dựa vào xác minh của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội nơi người lao động sinh sống. Thủ tục nhận hỗ trợ cần nhanh, gọn.
Ông Nguyễn Hồng Dân, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, việc xác định lao động tự do, lao động không có hợp đồng trên địa bàn rất khó khăn khi Hà Nội có hơn 4 triệu lao động.
Do đó, ông Dân đề nghị, trong Nghị quyết các Bộ cần nêu rõ và cụ thể hơn. Lao động tự do ở ngành nghề nào, lĩnh vực nào sẽ được hỗ trợ. Chẳng hạn, lao động tự do ở tại các nhà hàng, quán bia, các siêu thị, chợ, trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí, sửa chữa máy móc…
“Nếu xác định được lĩnh vực, Sở sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tiến hành rà soát các hộ kinh doanh, loại hình doanh nghiệp theo tiêu chí đó để lập danh sách. Ngoài ra, với những lao động tự do đã trở về địa phương, Nghị quyết cần nêu rõ ở TP sẽ hỗ trợ, hay địa phương nơi lao động cư trú sẽ hỗ trợ. Như vậy, chính quyền địa phương có phương án và dễ dàng thực hiện hơn”, ông Dân kiến nghị.
Báo cáo lao động phi chính thức gần nhất của Việt Nam vào năm 2016 do Tổng cục thống kê (Bộ KH&ĐT) và Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thực hiện cho thấy, quy mô của lao động phi chính thức của Việt Nam khá lớn với trên 20 triệu người. Trong đó, Hà Nội và TP HCM là hai thành phố lớn có số lao động phi chính thức lớn nhất, chiếm trên 20% tổng số lao động phi chính thức của cả nước.
Báo cáo này cũng chỉ ra, những lao động trong khu vực phi chính thức thường có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội…Trong đó, có đến 43,9% lao động phi chính thức được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương (bao gồm 32,1% là lao động tự làm và 11,8% là lao động gia đình không được trả lương) trong khi lao động chính thức chỉ có chỉ có 14,0% được xếp vào nhóm này.
Cũng theo báo cáo, phần lớn lao động phi chính thức làm việc trong 3 nhóm ngành: “Công nghiệp chế biến, chế tạo”, “Xây dựng” và “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy” với tỷ trọng gần 70% tổng số lao động phi chính thức. Tiếp theo đó, nhóm ngành “Dịch vụ lưu trú và ăn uống” với khoảng 11%.
DƯƠNG HƯNG
Đẩy mạnh giao dịch trực tuyến, chi trả lương và trợ cấp kịp thời
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tổng kinh phí cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong 3 tháng đầu năm hơn 4,8 nghìn tỷ đồng. Và hơn 17,5 triệu thẻ BHYT/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng thụ hưởng. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang đẩy mạnh giao dịch trực tuyến, hỗ trợ chi trả lương hưu và trợ cấp tháng 4 và 5 vào một kỳ.
BHXH Việt Nam đẩy mạnh giao dịch trực tuyến để phòng chống COVID-19
Hơn 17,5 triệu thẻ BHYT/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2020 Tổng Cục thống kê vừa công bố mới đây, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, đặc biệt là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19) bùng phát mạnh trên toàn cầu đang đe dọa chuỗi cung ứng và làm tăng nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng.
Ở trong nước, toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng đặt ưu tiên hàng đầu là phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân. Nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và người dân để đẩy lùi dịch bệnh, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo cũng cho biết, trong quý I/2020, khu vực DN gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19. Số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18,6 nghìn DN, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các DN kỳ vọng dịch Covid-19 sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II khả quan hơn quý I.
Chi ngân sách Nhà nước 3 tháng đầu năm tập trung bảo đảm các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, y tế, quản lý Nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong mức giảm 0,72% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 so với tháng trước có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất. CPI bình quân quý I/2020 tăng 5,56% so với bình quân cùng kỳ năm 2019; Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và do tác động của đầu kỳ giáp hạt đời sống dân cư tháng Ba gặp nhiều khó khăn; công tác an sinh xã hội được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện. Từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 243,3 tấn gạo.
Theo báo cáo sơ bộ, tổng kinh phí cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong 3 tháng đầu năm là hơn 4,8 nghìn tỷ đồng (trong đó quà cho đối tượng chính sách, người có công là 2,9 nghìn tỷ đồng; người nghèo là 1,3 nghìn tỷ đồng; cứu đói, cứu trợ khác là 0,6 nghìn tỷ đồng), hơn 17,5 triệu thẻ BHYT/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng thụ hưởng.
Đẩy mạnh giao dịch điện tử, chi trả lương hưu và trợ cấp nhanh gọn
Do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nên nhiều trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành lớn cả nước đã đề nghị các cơ quan chức năng cho phép giải quyết thủ tục liên quan đến chính sách trợ cấp thất nghiệp theo hình thức trực tuyến.
Ông Tạ Văn Thảo, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, trong quý I/2020, Trung tâm tiếp nhận hơn 12.000 hồ sơ của người lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo ông Thảo, số lượng người đến nộp hồ sơ hưởng chính sách BH thất nghiệp tăng trong những tháng đầu năm nay do nhiều yếu tố, trong đó có tác động của dịch COVID-19. Để tránh tập trung đông người, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đề nghị các cơ quan chức năng cho phép giải quyết thủ tục liên quan đến chính sách trợ cấp thất nghiệp theo hình thức trực tuyến. Đặc biệt, khâu tư vấn, hỗ trợ việc làm cho người lao động nên triển khai tư vấn qua email, trực tuyến, điện thoại...
Ngày 30/3 vừa qua, BHXH Việt Nam cũng đã ban hành Công văn số 1020/BHXH-TCKT bổ sung nội dung thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp tháng 4 và tháng 5/2020 qua hệ thống Bưu điện.
Theo đó, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4 và tháng 5/2020 sẽ tổ chức vào cùng một kỳ. Cơ quan Bưu điện xây dựng phương án tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp cho người hưởng nhận bằng tiền mặt phải đảm bảo an toàn, không được tập trung đông người theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Công văn, BHXH Việt Nam giao BHXH các tỉnh, thành phố chủ trì, thống nhất với Bưu điện tỉnh về thời gian chi trả; báo cáo UBND tỉnh về phương án tổ chức, thời gian chi trả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương bảo đảm an toàn cho người hưởng theo đúng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo xong trước ngày 31/5/2020.
AN PHÚ
Chủ tịch Quốc hội kêu gọi ĐB sát cánh cùng dân chống dịch Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân hôm nay gửi thư đề nghị ĐBQH bằng trí tuệ, tâm huyết và trách nhiệm của mình sát cánh trong cuộc chiến đấu phòng, chống dịch Covid-19. Đầu thư, Chủ tịch QH nhắc lại trong những tháng đầu năm 2020, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang phải căng mình đối mặt với...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thực hư thông tin về "virus lạ" khiến bệnh nhân ho ra máu ở Nga

Bé trai 9 tuổi ngủ quên trên cây xoài, cả làng đổ xô đi tìm

Gần 30 tấn vàng ở Tây Bắc chỉ là một phần kho vàng ngầm tại Việt Nam

Nam tài xế đi giao hàng rồi vào nhà hoang treo cổ tự tử

Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa

Ninh Thuận thông tin về vụ ngộ độc của đoàn du khách đến từ Tiền Giang

Bé gái bị bỏ rơi, hàng chục gia đình tha thiết xin nuôi, chọn ai?

Cháy nhà lúc nửa đêm ở Hà Nội, 1 người tử vong

2 ngư dân ôm can nhựa lênh đênh trên biển Phú Quý 20 giờ

Bố trí chỗ ở cho gia đình có 3 người tử vong sau vụ cháy ở TPHCM

Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ
Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc triển khai hơn 80 máy bay, tàu chiến sát Đài Loan?
Thế giới
2 phút trước
Quốc gia an toàn nhất thế giới dành cho du khách nước ngoài
Du lịch
4 phút trước
Cận cảnh khu điều trị cho bệnh nhân mắc sởi ở Bệnh viện Nhi Hà Nội
Sức khỏe
23 phút trước
Những con giáp sinh ra được hưởng phước lành, có số "ngồi mát ăn bát vàng", làm một hưởng hai, hậu vận dư dả
Trắc nghiệm
25 phút trước
Lê Phương "lột xác" ở tuổi 40: Giảm 30kg sau khi sinh, nhan sắc thăng hạng
Sao việt
33 phút trước
1.001 cách phối đồ với quần trắng chinh phục mùa hè
Thời trang
34 phút trước
Tuyệt chiêu làm vịt kho gừng không bị hôi, mềm thơm hấp dẫn
Ẩm thực
37 phút trước
Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng hơn 120 năm bất ngờ tái xuất: Vẻ ngoài nhỏ bé nhưng rất khỏe và khá "nóng nảy"
Lạ vui
1 giờ trước
Giám đốc bỏ phố về ngoại ô Hà Nội, dành 6 năm làm khu vườn 3.500m2 'trong mơ'
Sáng tạo
1 giờ trước
1 nữ diễn viên bị tịch thu 15kg vàng trong người ngay tại sân bay: Cảnh sát khám xét nhà riêng phát hiện thêm 14 tỷ đồng
Sao châu á
2 giờ trước