Cách nào phòng cục máu đông sau phẫu thuật?
Phẫu thuật là một trong những nguyên nhân chính gây huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), nói cách khác là có cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu trong cơ thể và thường ở chân.
Nếu hiện tượng này xảy ra không nhiều có thể là một điều tốt vì nó ngăn ngừa ra máu sau phẫu thuật, nhưng nhiều khi cục máu đông hình thành bên trong các mạch máu cũng có thể di chuyển đến phổi của bạn và gây tắc nghẽn phổi (pulmonary embolism – PE). Điều này có thể đe dọa tính mạng nếu nó làm tắc nghẽn dòng máu.
Cục máu đông có thể hình thành sau bất kỳ thủ thuật nào, tuy nhiên nó sẽ nhiều hơn nếu bạn đã trải qua cuộc phẫu thuật lớn, đặc biệt ở vùng bụng, xương chậu, hông hoặc chân.
Các triệu chứng cần theo dõi
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng sau, người nhà hoặc bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và xử lý kịp thời: Sưng nóng ở chân; da tấy đỏ hoặc bị đổi màu ở chân; tĩnh mạch phồng lên; khó thở; ho ra máu; đau ngực đột ngột; đau khi thở…
Nguyên nhân
DVT rất phổ biến sau khi phẫu thuật bởi vì bạn thường nằm trên giường một thời gian dài trong khi hồi phục. Khi bạn ngừng di chuyển, máu chảy chậm hơn trong tĩnh mạch sâu của bạn, có thể dẫn đến cục máu đông.
Khối máu đông thường xuất hiện từ 2 đến 10 ngày sau khi phẫu thuật và có khi tỷ lệ mắc còn cao hơn trong khoảng 3 tháng.
Khối máu đông thường xuất hiện từ 2 đến 10 ngày sau khi phẫu thuật
Video đang HOT
Bạn có nguy cơ mắc DVT cao sau khi phẫu thuật nếu bạn hút thuốc lá, đã có tiền sử huyết khối tĩnh mạch, bị thừa cân hoặc béo phì, có người trong huyết thống mắc DVT, đang mang thai, có rối loạn ảnh hưởng đến máu hoặc tĩnh mạch hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định có liên quan đến kiểm soát sinh đẻ và liệu pháp hoocmon.
Đôi khi, chính trong quá trình phẫu thuật lại là nguyên nhân gây ra cục máu đông. Các phẫu thuật kéo dài khiến bạn phải nằm trên bàn mổ trong nhiều giờ không cho phép máu của bạn ổn định và lưu thông.
Các mô, mảng bám, chất béo hoặc collagen có thể bị thải ra trong hệ tuần hoàn của bạn trong suốt quá trình phẫu thuật, làm cho máu dày hơn thông thường. Máu cục cũng có thể hình thành nếu tĩnh mạch của bạn bị tổn thương trong khi hoạt động.
Các phẫu thuật liên quan đến cạo hoặc cắt xương, chẳng hạn như thay thế xương hông, có thể giải phóng các chất được gọi là kháng nguyên. Những kháng nguyên này kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và dẫn đến xuất hiện các cục máu đông.
Phòng ngừa bệnh thế nào?
Trước khi phẫu thuật, bạn nên ngừng hút thuốc, vận động để giảm cân, trao đổi với bác sĩ nếu bạn cần giúp đỡ.
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ của bạn có thể kê toa thuốc chống đông máu. Điều này giúp cho máu của bạn không dính vào nhau và ngăn ngừa quá trình hình thành các cục máu đông.
Duy trì lối sống lành mạnh giúp bạn phòng tránh nguy cơ hình thành cục máu đông
Thực hiện các cử động đơn giản, chẳng hạn như nâng chân khi bạn nằm trên giường để cải thiện lưu thông máu. nếu cần bạn hãy dùng thuốc giảm đau để có thể luyện tập thoải mái hơn.
Các túi chườm hoặc đệm gối đàn hồi cũng có thể giúp ngăn máu tụ lại trong tĩnh mạch của bạn.
Theo phunusuckhoe
5 dấu hiệu đáng sợ cảnh báo bệnh thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là căn bệnh nghiêm trọng. Nhiều người mắc thuyên tắc phổi hoàn toàn không hay biết. Trong trường hợp nguy hiểm, triệu chứng đầu tiên của bệnh cũng là triệu chứng nguy kịch dẫn đến tử vong.
Chóng mặt đến mức ngất xỉu là dấu hiệu của thuyên tắc phổi - SHUTTERSTOCK
Trong khi đó, một số trường hợp khác có thể may mắn hơn khi xuất hiện dấu hiệu cảnh báo sớm. Thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông làm nghẽn mạch máu trong phổi. Cục máu đông này thường hình thành ở một nơi khác trong phổi, thường là ở chân, rồi theo dòng máu di chuyển đến phổi, theo Reader's Digest.
Các dấu hiệu đáng sợ cảnh báo thuyên tắc phổi gồm:
Đau hoặc đỏ ở chân
Một số bệnh nhân cảm nhận được sự hiện diện bất thường của cục máu đông trước tiên là ở chân. Nó sẽ tạo cảm giác đau, sưng và đỏ. Tình trạng này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.
Từ đó, cục máu đông có thể di chuyển đến phổi và gây thuyên tắc phổi, Reader's Digest dẫn lời bác sĩ Adhir Shroff thuộc hệ thống bệnh viện của Đại học Illinois (Mỹ).
Khó thở
Ở một số bệnh nhân, dấu hiệu đầu tiên của thuyên tắc phổi là sau khi cục máu đông đã đi vào phổi. Triệu chứng phổ biến nhất là khó thở.
Bệnh thường phát khá nhanh và nguy kịch. Bệnh nhân có cảm thấy rất khỏe vào buổi tối nhưng sáng hôm sau thức dậy đi vệ sinh và bị khó thở, bác sĩ Shroff nói thêm.
Đau ngực
Nếu bạn hít thật sau và cảm thấy đau thì có thể đó là dấu hiệu của thuyên tắc phổi. Thuyên tắc phổi sẽ ảnh hưởng đến chức năng phổi. Khi một phần chức năng phổi bị tổn thương, ô xy sẽ đến tim ít hơn, gây ra cảm giác đau nhói như thể có vật gì đó đâm vào khi thở sâu.
Ho ra máu
Một trong những triệu chứng đáng sợ nhất của thuyên tắc phổi là ho ra dịch nhầy trộn lẫn với máu. Đây là triệu chứng ít gặp hơn khó thở hay đau ngực.
Tuy nhiên, họ ra máu lại là triệu chứng khiến người bệnh lo sợ nhất. Không chỉ là thuyên tắc phổi, ho ra máu cũng có thể là triệu chứng của các loại bệnh phổi nghiêm trọng khác, trong đó có ung thư phổi.
Chóng mặt
Chóng mặt là biểu hiện bệnh hết sức bình thường. Thế nhưng, chóng mặt do thuyên tắc phổi có thể nghiêm trọng đến mức gây bất tỉnh. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần phải được cứu chữa ngay, theo Reader's Digets.
Theo thanhnien
Tưởng nhiệt miệng, chàng trai 19 tuổi phát hiện ung thư lưỡi Nam thanh niên tại TP HCM phát hiện ung thư lưỡi sau thời gian bị vết loét như nhiệt miệng, uống thuốc không khỏi. Cách đây khoảng 4 tháng, bệnh nhân xuất hiện vết loét nhỏ ở lưỡi, tưởng nhiệt miệng nên mua thuốc uống. Gần đây lưỡi loét hơn, ăn uống khó khăn, anh đến Bệnh viện Ung bướu TP HCM thăm...