Cách nào ngăn được Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông?
Trung Quốc tiếp tục gây ra căng thẳng trên Biển Đông bằng việc đưa các hệ thống tên lửa phòng không đất đối không lên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Biện pháp nào có thể được sử dụng để hạn chế những động thái tương tự trong tương lai?
Theo trang mạng National Interest, nhiều năm qua, Biển Đông là nơi Trung Quốc liên tiếp mở rộng một cách phi pháp về mặt kinh tế và quân sự, trong khi các nước khác phản ứng bằng 2 chiến lược chính, một là “xây dựng lực lượng tương đương”, 2 là kêu gọi &”tuân thủ luật pháp quốc tế”. Có thể nói, đến nay Trung Quốc đang giành ưu thế với những hành vi phi pháp của mình trên Biển Đông. Có cách nào để Trung Quốc không còn hung hăng?
&”Chiến lược cân bằng” là việc đầu tư vào sức mạnh quân sự, nhờ đó có thể đe dọa sử dụng vũ lực với kẻ thù nếu nếu còn có hành động hung hăng. Một ví dụ của chiến lược cân bằng là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tàu chiến Mỹ trên Biển Đông để đáp trả lại những hành động phi pháp của Trung Quốc ở khu vực này.
Video đang HOT
Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trên Biển Đông
Tuy nhiên, với thế mạnh của Trung Quốc hiện nay, chiến lược cân bằng này dường như không có hiệu quả.
Nếu tính về sức mạnh quân sự, Trung Quốc đang vượt trội hơn tất cả các nước hiện diện ở Biển Đông trừ Mỹ. Ngoài ra, một tỉ lệ lớn các tàu buôn của thế giới đi qua khu vực này đều tới Trung Quốc và hầu hết những nước có tranh chấp ở Biển Đông đều đang là một nhà cung cấp hàng hóa cho thị trường đông dân nhất thế giới này. Sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc khiến bất kì nước nào cũng phải suy tính kĩ nếu muốn sử dụng sức mạnh trên Biển Đông. Trung Quốc biết thế mạnh của mình và đang sử dụng nó để làm bệ đỡ cho sự mở rộng quân sự trong khu vực.
Nếu cân bằng sức mạnh không phải là một chiến lược hữu hiệu, các nước tiếp tục sử dụng cách kêu gọi thực hiện những nguyên tắc ứng xử và luật pháp quốc tế nhằm chống lại hành động của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại chống lại chiến lược này bằng khẳng định, họ “tuân thủ các quy tắc và có bằng chứng chứng minh họ đang làm đúng”. Theo quan điểm phi lý của Trung Quốc, các đảo tranh chấp đã được trả lại hợp pháp cho chính quyền Bắc Kinh sau khi Thế chiến II theo Tuyên bố Cairo năm 1943 và Tuyên ngôn Postdam 1945. Hầu hết các nước khẳng định Trung Quốc vi phạm Hiệp ước hòa bình San Francisco và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982, tuy nhiên, Bắc Kinh cãi lại rằng, họ không tham gia Hiệp ước San Francisco và cũng không kí UNCLOS áp đặt riêng cho Biển Đông.
Lập trường của Trung Quốc đã có một vài tiền lệ trong khu vực. Ví dụ nước này từng tránh tham dự phiên tòa phân xử đường ranh giới dưới đáy biển, giống như điều Úc từng làm với quốc gia láng giềng nhỏ hơn là Timor Leste. Philipines đã dọa kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về việc chiếm đảo trên Biển Đông một cách phi pháp và Bắc Kinh nói sẽ lờ đi quyết định của tòa án. Điều này giống với việc Nhật Bản từng không công nhận phán quyết của tòa án quốc tế về vấn đề săn bắt cá voi ở Nam Đại Dương.
Như vậy, nếu “cân bằng” và “pháp quyền” là cả hai chiến lược không hiệu quả, những gì sẽ ảnh hưởng đến hoạch định chính sách Trung Quốc?
Trung Quốc đã biện hộ các hoạt động cải tạo đất của mình ở Biển Đông là để cung cấp các cảng biển mới và sân bay cho hoạt động tìm kiếm, cứu hộ và cứu trợ thiên tai trong khu vực. Gần đây, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị còn tuyên bố: “Trung Quốc sẵn sàng cho các nước khác sử dụng các cơ sở này sau khi hoàn thành”.
Dựa vào tuyên bố này, các tổ chức liên minh lớn như Liên Hợp Quốc và ASEAN hoàn toàn có thể tìm cách đặt một trung tâm cứu hộ và viện trợ nhân đạo dài hạn ở khu vực này. Qua thời gian, những khu vực này sẽ được định hình lại rằng, đây không phải là tài sản độc quyền của Trung Quốc mà là lãnh thổ mới được chia sẻ với thế giới vì lợi ích tất cả các quốc gia. Từ đó, việc Trung Quốc sử dụng các đảo này cho hoạt động quân sự sẽ bị hạn chế đáng kể.
Dù là cách tiếp cận nào thì cũng cần phải hình thành một chiến lược mới để thay thế những biện pháp đang không thành công. Tiếp tục với những chiến lược không hiệu quả hiện nay dường như không khôn ngoan. Nhất là khi, Trung Quốc có vẻ như đã nhận ra rằng chiến lược quyết đoán là cách hiệu quả nhất để có được kết quả thuận lợi, tờ National Interest kết luận.
Theo Danviet