Cách nào kiểm soát xe quá tải?
Hoạt động của xe quá tải vẫn diễn biến phức tạp khi trong tháng 7/2020, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra trên 13.000 xe, trong đó có trên 1.500 xe vi phạm chở quá tải trọng, tước trên 600 giấy phép lái xe, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước trên 16 tỷ đồng.
Thực trạng này đòi hỏi cần những giải pháp mạnh tay hơn nữa mới chặn được gốc xe quá tải
Xe quá tải đang hoạt động mạnh trở lại.
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện cho hay: Trong tháng 7 vừa qua đã trực tiếp kiểm tra, xử lý xe quá tải tại địa phận Thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Cụ thể, vào khoảng 23h25′, tại Km 74 600 trên địa bàn thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) đoàn đã phát hiện xe đầu kéo BKS 15C- 16235 kéo theo sơ mi rơ móc tải BKS 15R- 125.39 chở hàng siêu trường, siêu trọng.
Lái xe là ông Phạm Trần Nam (thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bảo Chung) đã khai nhận không ý thức được hành vi vi phạm của mình và cũng không biết là lỗi vi phạm trọng tải xe là bị đình chỉ 2 tháng bằng lái…
Hay như tại Quốc lộ 5, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đưa vào hệ thống cân tải trọng của do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ đã cho phép phát hiện các xe vi phạm trong vòng từ 3-10 giây. Nhưng tình trạng các loại xe chở thiết bị máy móc không phép, xe container bật nắp chở quá tải hàng hóa…vẫn diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Đáng chú ý, riêng TP Hồ Chí Minh, Thanh tra Sở GTVT vừa tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện đường bộ. Kết quả là trong tháng 6 và 7/2020, Thanh tra giao thông đã kiểm tra 235 phương tiện, phát hiện và lập biên bản 300 trường hợp (chủ xe và tài xế) vi phạm, tước giấy phép lái xe có thời hạn 101 trường hợp và tạm giữ 2 phương tiện, xử phạt hành chính hơn 2,8 tỷ đồng
Phân tích nguyên nhân xe quá tải bùng phát trở lại, theo ông Nguyễn Văn Huyện, do lực lượng Thanh tra giao thông chỉ kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ được ủy quyền quản lý còn các lực lượng khác buông lỏng nên tình trạng xe quá tải đã bùng phát trở lại trên các quốc lộ và một số đường địa phương nơi có các mỏ vật liệu xây dựng, các dự án xây dựng, san lấp mặt bằng, nhà máy ximăng, khu công nghiệp, bến thủy nội địa…
Đề xuất giải pháp ngăn chặn xe quá tải, ông Trần Quốc Khánh, Chánh Thanh tra Sở Giao thông – Vận tải TP Hồ Chí Minh cho rằng: Kiểm soát tải trọng xe ngay từ nơi xếp hàng lên xe là ngăn chặn ngay tận gốc vì vừa giải quyết được vấn nạn xe quá tải lưu thông trên các tuyến đường, vừa hạn chế tình trạng các lái xe vòng tránh các chốt kiểm tra. Mặt khác, Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông thành phố cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp vận tải, đơn vị xếp dỡ hàng hóa ký cam kết cùng thực hiện đúng các quy định về tải trọng, không để xe quá tải lưu thông trên đường.
Tổng cục Đường bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng Công an, Thanh tra giao thông tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông.
“Các địa phương tiếp tục tổ chức và triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn theo Chỉ thị số 03/2020 của Bộ GTVT, bố trí lực lượng, kinh phí, duy trì hoạt động của các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động và sử dụng cân xách tay để kiểm soát xe quá tải phù hợp với tình hình trên địa bàn. Ban An toàn giao thông cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp kiểm soát tải trọng xe ngay từ đầu nguồn hàng” – Tổng cục Đường bộ yêu cầu.
Phát hiện và xử lý 1.500 xe chở quá trọng tải trong tháng Bảy
Tháng Bảy vừa qua, lực lượng chức năng trên toàn quốc kiểm tra trên 13.000 xe; trong đó, có hơn 1.500 xe vi phạm chở quá tải trọng, tước trên 600 giấy phép lái xe, xử phạt trên 16 tỷ đồng.
Thanh tra giao thông tỉnh Ninh Bình kiểm tra trọng tải xe tải chở hàng tại cảng. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong tháng Bảy vừa qua, lực lượng chức năng trên toàn quốc đã tiến hành kiểm tra trên 13.000 xe; trong đó, có trên 1.500 xe vi phạm chở quá tải trọng, tước trên 600 giấy phép lái xe, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước trên 16 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đa số các địa phương tiếp tục duy trì hoạt động của trạm kiểm soát tải trọng xe lưu động, một số địa phương sử dụng cân xách tay, đã đạt được những kết quả khả quan. Từ đó, góp phần ngăn chặn tình trạng xe quá tải tái diễn trở lại.
Tuy nhiên, do hiện nay lực lượng Thanh tra giao thông các Sở Giao thông Vận tải chỉ kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ được ủy quyền quản lý và đường địa phương, các lực lượng khác buông lỏng nên tình trạng xe quá tải đã bùng phát trở lại trên các quốc lộ và một số đường địa phương nơi có các mỏ vật liệu xây dựng, các dự án xây dựng, san lấp mặt bằng, nhà máy ximăng, khu công nghiệp, bến thủy nội địa...
Cùng đó, tái diễn trở lại tình trạng xe cơi nới kích thước thành thùng để chở hàng quá tải, lưu thông công khai trên một số quốc lộ, đường đô thị và đường địa phương, gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng chỉ rõ tình trạng sử dụng xe đầu kéo kéo theo sơmi rơmoóc (loại chở container 40feet) lắp ben thủy lực (kiểu xe ben tự đổ) và thùng chở hàng (kiểu giả container 40feet) gắn vào sắt xi của sơmi rơmoóc có trục xoay phía cuối để nâng thùng (container) đổ hàng, dùng để chở quá tải lớn hơn 200% (than, cát, đá...), loại xe này đang lưu thông trên đường bộ thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai.
" Xe tải, xe ben chở đất quá tải từ các mỏ đất ưu thông trên các tuyến đường tỉnh Cao Bằng; xe tải tự đổ cơi nới kích thước thành thùng, chở than quá tải từ mỏ than tại Thái Nguyên; xe tải nặng chở đất quá tải tại các mỏ đất tại Vĩnh Phúc; xe tải trọng lớn chở đất quá tải lưu thông trên tuyến đường tỉnh Hòa Bình; xe tải tự đổ, xe ben có dấu hiệu cơi nới kích thước thành thùng, chở vật liệu xây dựng quá tải lưu thông trên trên đường Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội," Tổng cục Đường bộ cho hay.
Trong tháng Tám này và các tháng tiếp theo, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng Công an, Thanh tra giao thông tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông.
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có nhiều xe quá tải lưu thông nêu trên chỉ đạo các lực lượng chức năng, các ngành, các cấp phối hợp xử lý, không để tái diễn tình trạng xe quá tải.
"Các địa phương tiếp tục tổ chức và triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn theo Chỉ thị số 03/2020 của Bộ Giao thông Vận tải, bố trí lực lượng, kinh phí, duy trì hoạt động của các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động và sử dụng cân xách tay để kiểm soát xe quá tải phù hợp với tình hình trên địa bàn.
Ban An toàn giao thông cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp kiểm soát tải trọng xe ngay từ đầu nguồn hàng," Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu.
Nhật Bản hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam đóng 6 tàu tuần tra Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hôm nay ký với Việt Nam hiệp định vốn vay ODA trị giá 36,626 tỉ yên (347 triệu USD) cho Dự án tăng cường năng lực đảm bảo an ninh, an toàn trên biển Việt Nam. Trong khuôn khổ dự án, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được hỗ trợ tài chính để trang...